A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.
2.2.1. Hình tƣợng Chiêm quốc
Theo từ điển Bách khoa tiếng Việt wikipedia, hình tượng có nghĩa là:
“Sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật, dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính”. Tuy nhiên, hình tượng Chiêm quốc trong Điêu tàn chủ yếu là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Chế Lan Viên đã tập trung “dựng lại” và khóc thương cho một dân tộc
Chàm đã tuyệt diệt. Giống dân Hời với nền văn minh một thủa giờ chỉ
còn lại là những vết tích như Tháp Chàm, xương, hồn ma… Sự tồn tại của họ giờ chỉ còn là những hoài niệm mơ hồ, xa xăm, huyễn hoặc. Chế Lan Viên đã sử dụng một loạt từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng để nhắc đến, gợi lại dân tộc Chàm đã bị tuyệt diệt như: gạch Chàm, Tháp Chàm, Chiêm quốc (Những sợi tơ lòng); nước non Chiêm, bóng Chiêm nương
(Ngủ trong sao); giống dân Hời, tháp gầy mòn, tượng Chàm lở lói, ma Hời, máu Chàm, xương Chàm, Chiêm quốc, Chiêm nữ, vua quan Chiêm, giống dân Hời (Trên đường về); voi Chàm, voi Chàm, muôn binh Chàm, bầy voi Chàm, ánh lửa của dân Hời, vạn quân Chiêm, voi Chàm (Chiến tượng); nước non Chàm, gạch Chàm rơi, máu Chàm ri rỉ chảy (Bóng tối);
sầu hận nước Chàm ta, nước non Chiêm (Đêm tàn); khối máu của dân Chàm, hài cốt vạn quân Chiêm (Xuân về); người Chiêm nữ (Đợi người Chiêm nữ); Chiêm nương, Chiêm nữ (Mộng); nước Chàm (Nắng mai);
tháp Chàm buồn tư lự, Hời khóc (Sông linh); tháp Chàm sao ủ rũ, Chiêm nữ (Đêm xuân sầu). Thống kê cho thấy trong tập Điêu tàn, Chế Lan Viên nhắc lại, hoài nhớ về đất nước Chiêm Thành trong 12 trên tổng số 36 bài thơ, chiếm khoảng 33,3%. Những câu thơ tiêu biểu có thể kể đến là:
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi (Trên đường về) Và:
Nhìn chi em chân trời xa vời vợi Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta? …..
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động, Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm (Đêm tàn) Và:
Hãy bảo ta cánh hoa đào mơn mởn Không phải là khối máu của dân Chàm Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm
(Xuân về)
Trong bài “ Chế Lan Viên- thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành”, thi sĩ Hàn Mặc Tử viết: “ Tôi được ông Chế Lan Viên cho xem tập thơ Điêu tàn của ông trước khi xuất bản. Điêu tàn đã hình dung cả một thời sáng sủa táo bạo, lẫy lừng, trong hơi nặc nồng của máu người tử sĩ, thơm tho bên
mình nàng Chiêm nữ…và ủ ê như gió lạnh ngập không gian, và não nùng như tơ trăng ngã im lìm trên cỏ ướt.
…
Ông Chế Lan Viên, nếu không phải là trích tiên ở thượng giới bị đưa xuống trần gian thì hẳn là một người có “máu” Chàm, nghĩa là kiếp trước ông vốn nòi giống Chiêm Thành vậy. Không thế làm sao ông lại khóc được, − khóc một cách ngon lành…Tôi nhận thấy cái khóc của ông bằng nước mắt thì ít, mà khóc bằng phổi bằng tim bằng hồn bằng máu thì nhiều”.
Dường như, với Chế Lan Viên, Chiêm quốc là một Tổ quốc thứ hai của ông . Vì vậy, viết về đối tượng này, ngòi bút tác giả trở nên có sức sống lạ kì. Quá khứ xưa như bừng sống dậy qua tiếng ngựa hí, tiếng nhạc du dương, những điệu múa của Chiêm nữ. Có thể nói, trí tưởng tượng của Chế Lan Viên đã phát huy hiệu quả một cách tối đa, ông sống trong thế giới đó, xúc cảm như một người dân Chiêm. Chiêm quốc đã trở thành hình tượng độc đáo, có một không hai trong thơ Chế Lan Viên và trong Phong trào thơ Mới lúc bấy giờ.
Ngay trong hình tượng Chiêm Quốc tác giả cũng xây dựng nó ở nhiều khía cạnh khác nhau: thái bình - chiến tranh, thịnh trị - hủy diệt. Khi thì Chiêm quốc hiện lên với những hình ảnh kì dị , rùng rợn của cõi âm: Khi thì nó hiện lên qua những hình ảnh thơ hư ảo. Lúc này là cảnh u buồn ảm đạm nhưng ở trang khác cảnh vật lại tươi tắn sáng trong