A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.
2.2. Tƣơng phản đối lập trong các hình tƣợng thơ
Tư duy thơ còn là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu tượng trực quan. Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, thời đại sẽ khiến nhà thơ chú ý hơn đến loại biểu tượng này hay biểu tượng khác. Có thể nói, tìm hiểu tư duy thơ cũng chính là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.
Cùng với sự thay đổi của cái tôi trữ tình qua từng chặng, chúng tôi thấy thơ Chế Lan Viên cũng có sự vận động biến đổi về hình tượng.
Sự phát triển hình tượng thơ của Chế Lan Viên ít khi theo một tuyến đường thẳng đơn giản mà phát triển thành nhiều tuyến bổ sung xen kẽ, gây được nhiều liên tưởng và nhà thơ vẫn dùng bút pháp quen thuộc sở trường: tương phản. Như đã nói ở phần trên, tuy bút pháp này không mới , nó đã được sử dụng nhiều trong thơ Đường và cả thơ ca truyền thống nhưng cái khác là nhà thơ hiện đại của chúng ta sử dụng nó sắc bén hơn. Ở Chế Lan Viên, kết cấu tương phản được sử dụng nhiều và có tác dụng nâng cao hình tượng thơ rõ rệt .Có khi đó là sự tương phản kín đáo:
“ Mây trắng nghìn năm mây cứ trôi Hoa nở đợi người hoa cứ nở
Ta ngắm màn mây thương chuyện cũ Hôn cành hoa nhỏ hát đời vui”
( Mây và hoa trên Vạn Lí trường thành)
Có khi là sự tương phản gay gắt, đẩy đến những hình tượng có kịch tính:
Một người tù làm ta phá cửa nhà giam Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước
Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc Một tiếng thét căm hờn làm ta muốn yêu thương”
( 60 tuổi, một nhà thơ lưu vong nước Thổ)
Có khi thế tương phản gay gắt ấy không phải trong một đoạn mà trong cả bài thơ ( Bài “ Con hỏi cha”)
Thời Điêu tàn tràn ngập là hình tượng Chiêm quốc gắn chặt với bóng tối- một thế giới ảo không có thực, thể hiện sự thoát li tuyệt đối với cõi trần gian . Thế giới ấy được cụ thể hoá bằng hình tượng đầu lâu, xương khô, sọ người. Cái chết ở đây, sự tàn lụi của một vương quốc đã được bất tử hóa bởi những vần thơ của Chế Bồng Lai. Chế Lan Viên sống giữa thế giới của riêng mình, điên cuồng, say, riết với chúng và thơ ông “đúng là một niềm kinh dị”.
Giai đoạn “Ánh sáng và phù sa” chúng tôi nhận thấy tràn ngập là
hình tượng ánh sáng. Có thể nói hình tượng này đánh dấu một bước chuyển biến mới trong tư duy của Chế Lan Viên : từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui, từ chân trời cuả một người đến chân trời của tất cả. Tư duy ông thời kì này hướng ngoại để hoà nhập cùng khí thế cách mạng, khí thế cuả thời đại. Bên cạnh đó ta thấy còn xuất hiện một số hình tượng khác, đó là hình tượng nhân dân, hình tượng Tổ Quốc, hình tượng Bác Hồ.
Đến thời Di cảo thơ, trở về cuộc sống thường nhật với bao bộn bề lo toan, Chế Lan Viên dường như trầm xuống, một lần nữa thơ ông lại hướng nội. Nhưng có điều lần này không phải để đào sâu cái tôi cô đơn thời Thơ Mới, thi sĩ của chúng ta suy tư về những vấn đề rất đời thường và thơ ông lại triết lí. Có thể nói, triết lí tràn ngập trong ba tập Di cảo
thơ với mức độ đậm đặc. Tư duy đối lập tương phản vẫn rõ nét qua những vần thơ và góp phần tạo nên những suy tưởng độc đáo. Có rất nhiều hình tượng nhưng chúng tôi đặc biệt chú ý đến hình tượng cái chết. Cái chết trở đi trở lại và có sức ám ảnh khủng khiếp. Không ai nói
về cái chết hay như Chế Lan Viên. Ông gọi nó với nhiều cái tên: xứ vô hình, cõi không màu… Và ở đây, chúng ta còn thấy màu sắc triết học trong quan niệm về cái chết của ông.
Với khuôn khổ của bản luận văn này, chúng tôi sẽ không trình bày tất cả các hình tượng trong thơ Chế Lan Viên mà chỉ đi sâu tìm hiểu một số hình tượng đặc sắc, phù hợp với nội dung đề tài: Đó là hình tượng Chiêm quốc, hình tượng Tổ quốc, Hình tượng bác Hồ, hình tượng ánh sáng, hình tượng cái chết.