Chƣơng 2: Đối lập tƣơng phản trong các chi tiết hình ảnh, hình tƣợng thơ
2.1.3. Kiểu 3: Đối lập tƣơng phản thuận chiều
Không phải tất cả những cực đối lập đều tương phản với nhau quyết liệt. Đôi khi Chế Lan Viên đi tìm sự tương đồng giữa chúng. Từ hai sự vật trái ngược nhau: Sóng luân hồi biến động và muối tĩnh tại tác giả tìm ra điểm chung giữa chúng:
“ Sóng luân hồi biến động buồn hơn hay muối tĩnh tại buồn hơn …
Ôi muối hay sóng đều vui, chớ còn gì buồn hơn Vạn Pháp đã Qui Tôn”
( Qui Tôn – Di cảo III)
Đôi khi nhà thơ còn muốn đi tìm mẫu số chung giữa sương trên hoa - lửa trong lò và nhận ra:
Có lúc sương cho anh một tâm hồn cháy lửa Và lửa khi tàn vẫn để lại những màu hoa”
( Mẫu số - Di cảo II)
Cách nói của tác giả thể hiện những suy nghĩ rất độc đáo, giàu chất suy tưởng. Kiểu đối lập này đôi khi rất khó nhận ra vì hình ảnh thơ kín đáo:
“ Giữa chiều náo nhiệt phố phường Bỗng nhớ ngàn cao Yên Tử”
Sự tương phản về không gian ở đây ( phố phường – ngàn cao) thực chất là sự tương phản giữa cõi trần và cõi Phật, giữa cái náo nhiệt đời thường và cái tĩnh lặng mênh mông của ngàn cao, làm nổi bật bầu không khí tĩnh lặng của nơi vốn được coi là cõi siêu thoát, cõi Phật: Yên Tử.
Những thi nhân xưa thường sử dụng đối lập để tạo tương đồng , kiểu như:
“ Ai bảo ta say, say vẫn tỉnh Ta cười người thức, thức mà mê”
Nhưng đến Chế Lan Viên, sự vật, sự việc đã được mở rộng biên độ với những mối quan hệ chồng chéo ( tro mềm >< đá rắn; tro mềm + đá rắn >< lửa cười ) trong câu:
“ Tro mềm và đá rắn Đều xa với lửa cười”
( Tiếng thở dài – Di cảo III )
Mạng nhện và hạt sương vốn là những thứ tượng trưng cho sự mong manh, dễ tan biến. Chúng đều có những triết lí riêng:
“ Mạng nhện muốn bền lâu cho yên tâm hạt sương chóng vánh Hạt sương mong vĩnh cửu trường tồn trên mạng nhện mong manh”
Cả sương và mạng nhện đều muốn tồn tại mãi mãi, nhưng chúng có cùng chung một kẻ thù đó là: thời gian. Đối lập được tạo ra nhờ hai thuộc tính: vĩnh cửu - hữu hạn và rốt cục là được đặt trong tương quan với thời
gian, thời gian là vị quan toà thẩm định tất cả. Như vậy, trong kiểu này, ta có thể rút ra công thức sau: