A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.
2.2.3. Hình tƣợng Bác Hồ
Hình tượng Tổ quốc luôn là sự gắn bó không tách rời với hình tượng Bác Hồ. Chính Bác đã tìm đường cứu nước, cứu dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ, làm đất nước hồi sinh. Trong thơ Tố Hữu, hình ảnh Bác bao giờ cũng gắn bó gần gũi với hình ảnh non sông đất nước và bước tiến của dân tộc, gần gũi với số phận của mỗi người dân Việt Nam:
Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”
( Bác ơi!)
Nhà thơ Hải Như lại xót xa khi cả cuộc đời Bác cống hiến cho nhân dân, cho dân tộc và Người chưa khi nào yên giấc vì nỗi lo cho độc lập Tổ
quốc lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Nhà thơ đã có những câu thơ thật xúc động:
Trọn cuộc đời, Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ…
( Chúng cháu canh giấc ngủ Bác Hồ ơi)
Xuân Diệu cũng ca ngợi Bác qua những lời lẽ chân thật như lời tâm sự từ trái tim:
Bác gánh cả cuộc đời Mà đôi vai chẳng chật Đầu bác ngẩng vòm trời Lòng Bác ôm mặt đất, Bác giản đơn như sự thật Khi nói thích đùa vui Bác sống như sự sống Trí tâm luôn sáng ngời
( Bác ơi )
Còn Chế Lan Viên, qua sự nghiệp của Bác, ông thấy “Người thay đổi hồn tôi, Người thay đổi thơ tôi”.Ông nhấn mạnh sự hồi sinh của cá nhân mình dưới ánh sáng của Đảng, của lãnh tụ.
Chế Lan Viên hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa Tổ quốc và cá nhân, giữa lãnh tụ và dân tộc. Nhiều người nói lên công ơn Bác qua một sự việc cụ thể ( một bữa cơm, một bát muối trắng ngần,…) còn Chế Lan Viên lại kể về một quá trình. Có thể nói, « Người đi tìm hình của nước » không nhằm xây dựng hình tượng Bác Hồ mà là nói về Bác, nghĩ về Bác. Tứ của bài thơ khá độc đáo : nước mất, không còn hình bóng trên bản đồ Thế giới nên Bác phải đi tìm lại hình của nước, tô đậm màu đất nước trên bản đồ và trong trái tim mọi người. Những khổ thơ đầu mở ra cảnh khoáng đạt : một con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm con đường cứu nước :
Đất nước đẹp vô cùng... Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.
Tác giả đã vẽ lên một loạt hình ảnh về cuộc đời bình thường sống trong ao tù nô lệ của « lũ chúng ta » với cuộc sống của lãnh tụ trên đường cứu nước :
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một máinhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây
Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết "Người đi tìm Hình của nước" Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Mộc góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi.
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi nhăm triệu con người.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
Một từ “ lũ” chỉ thái độ phê phán và từ cái bình thường này dẫn đến những cái bình thường khác ( Giấc mơ con đè nát cuộc đời con). Tà áo đẹp có thể là ẩn dụ về người yêu, về cuộc đời yên ổn. Giữa Thăng Long, quanh Hồ Gươm, gắn liền với sự tích người anh hùng Lam Sơn, dường như không ai nhắc đến chuyện chống ngoại xâm. Những tấm lòng đã nguội lạnh đó đối lập với tấm lòng yêu nước cách mạng của Bác.
Đối lập với đời sống vật chất vô cùng gian khổ là đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Đối lập với trăm cơn mơ bình thường là một giấc mơ lớn :
« Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ôi độc lập Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu »
Nói đến cách mạng, người ta nghĩ ngay đến cay đắng, tù đày, gian khổ ( Cây cay đắng, người cay đắng) nay cách mạng thành công dẫn đến những thay đổi ( mùa quả ngọt, hạnh phúc). Cho nên, nói chính cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời là vì vậy.
Cấu tứ của bài thơ hướng người đọc suy nghĩ đến những vấn đề rất lớn của thời đại. Để làm nổi bật từng ý, tác giả sử dụng một loạt hình ảnh đối lập :
- Cảnh một người ra đi vì nghĩa lớn giữa thế giới mênh mông đối lập với cảnh một lớp người bình thường sống trong ao tù nô lệ.
- Cảnh một người càng đi xa nước càng hiểu nước, nhớ nước đối lập với cảnh một lớp người bình thường sống trong lòng đất nước quê hương nhưng quên mất nhiệm vụ đấu tranh.
- Cảnh cuộc sống rất nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu có về lí tưởng, về ước mơ tương lai.
Trong từng câu, từng chữ, nghệ thuật sử dụng các mặt tương phản đối lập được sử dụng triệt để :
« Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc »
Hay :
« Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng » « Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che »
Vì sao trong một bài thơ không phải là dài tác giả lại sử dụng dày đặc biện pháp tương phản ? Có lẽ là vì khi sử dụng biện pháp đối lập, ý thơ được nổi bật lên như những màu ấm lạnh phối hợp trong một bức tranh. Hơn nữa, nghệ thuật ấy giúp ta thấy rõ hơn những mặt đối lập trong cuộc đời và do đó, nó còn có ý nghĩa khái quát, đúc kết một kinh nghiệm sống, một chân lí :
« Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương » « Giấc mơ con đè nát cuộc đời con »
Có thể nói, Chế Lan Viên luôn muốn thơ mình tác động đến trí tuệ người đọc, dễ nhớ và kích thích suy nghĩ.Những bài viết của Chế Lan Viên về Bác hay ở sự sâu sắc, ở những phát hiện tài tình về sự giản dị - vĩ đại trong tư tưởng, tâm hồn của Bác.
Về vai trò quan trọng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc quyết định vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc không ai có thể viết hay hơn Chế Lan Viên:
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho 25 triệu con người.
(Người đi tìm hình của nước)
Bác lãnh đạo cách mạng thành công, làm sống dậy những tinh hoa của văn hóa dân tộc :
Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia. Ta nghe bừng tỉnh dậy
Câu quan họ, xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường Ðiệu lục bát và màu nâu nơi ruộng rẫy
Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương.
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi) Nhà thơ nhận ra trong dòng nước mắt nhân dân ta khóc Bác một sức mạnh đã kết tinh :
... Tổ quốc khóc Người Cha. Ðấy là Việt Nam Ðấy là sức mạnh
Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời Mình nhận ra ta, ta nhận ra Người Cả dân tộc tìm ra mình qua tiếng khóc
Chế Lan Viên không quen viết kịp thời. Bài thơ vừa dẫn ở trên, ông viết năm 1971, hai năm sau khi Bác qua đời. Những năm sau, ông vẫn tiếp tục phát hiện tầm lớn lao của trí tuệ và lòng nhân ái bao la trong trái tim của Bác ở những bài thơ khác :
Với tất cả chúng ta, Bác là một người ông Râu như bông và tóc trắng như bông Màu tinh khiết một đời đạm bạc
Ðây cũng là nhà hiền triết, hiểu chỗ đến chỗ đi sự vật Người về nơi phải về, Người rất ung dung
Người trồng cây, suốt một đời trồng Chỗ Người khổ công gieo, ta sẽ hái Nhân loại biếc màu xanh Người để lại
Trong thế giới bạo tàn này, Người là những bóng cây xanh.
(Ta nhận vào ta phẩm chất của Người) Trong bài thơ Cách mạng chương đầu, tái hiện lại những tháng năm Bác về Pắc Bó, Chế Lan Viên có những khổ thơ thấm đượm chất anh hùng ca :
Dân tộc rét chưa che Người đủ ấm
Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui
Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm
Gió rừng đừng thổi nữa, gió rừng ơi
...
Những đêm ấy Bác thức cùng ngọn lửa Thảo từng trang sử lớn cho đời
Tượng Mác trầm ngâm trong hình thạch nhũ Rồi từng dòng từng chữ qua vai.
Có thể nói, khi xây dựng hình tượng lãnh tụ, nhà thơ thường đối chiếu cái lớn lao , cái cao cả vị tha của Người với cái tầm thường nhỏ bé vị kỉ của cá nhân mỗi người để từ đó làm nổi bật sự vĩ đại của hình tượng.