7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tác động của thƣơng mại điện tử đến quan hệ quốc tế
1.2.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu hình thành một quá trình hƣớng tới sự thống nhất toàn cầu về phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là sự đáp ứng yêu cầu đó, thể hiện ở sự bắt kịp và thích ứng của các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế toàn cầu đang vận hành theo nguyên tắc tự do hóa, giảm thiểu khác biệt và không phân biệt đối xử. Nhƣ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một quá trình phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn nền kinh tế và thị trƣờng từng nƣớc với thị trƣờng khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế mỗi nƣớc trên tất cả các cấp độ: Đơn phƣơng (sự nỗ lực cải cách tự nguyện bên trong của một quốc gia), song phƣơng (theo các hiệp định ký kết giữa hai bên) và đa phƣơng (cải cách và phát triển theo các tiêu chí của từng hiệp định đã đƣợc nhiều bên cam kết).
Trƣớc sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thông tin – tri thức khoa học, công nghệ và quản lý ngày càng giữ vai trò quyết định với đời sống kinh tế của xã hội. Kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI sẽ dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thƣơng mại đang trở thành xu thế mới thay thế dần phƣơng thức kinh doanh cũ với rất nhiều ƣu thế nổi bật nhƣ nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian v.v.. Thƣơng mại điện tử hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin và đang đóng vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, việc áp dụng thƣơng mại điện tử là mối quan tâm hàng đầu của các nƣớc phát triển trên thế giới.
Reshole, khi bàn về quan niệm mới của Nhật Bản cận đại14 đã nói: “Sự phát triển của văn minh thế giới 1/10 dựa trên sự sáng tạo, còn 9/10 nhờ vào sự chuyển
giao”. Điều này càng hết sức đúng trong nền kinh tế hiện nay khi các phát minh
khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ngày càng mang đậm nét tập trung tính quy mô và tính quốc tế, nghĩa là việc ứng dụng thƣơng mại điện tử vào tất cả các lĩnh vực đời sống đều gắn chặt với các phát minh hay sự thay đổi các thành quả của bên ngoài (mang tính quốc tế) đã góp phần làm thay đổi tính năng nhiều ngành kinh tế khác nhau.
_____________________
14. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2007.