7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi thƣơng mại điện tử
2.3.1. Những thuận lợi
Thƣơng mại điện tử đang thúc đẩy sự liên kết và toàn cầu hóa kinh doanh, thay đổi quan hệ điều tiết thị trƣờng bằng điều tiết phi thị trƣờng. Tự do cạnh tranh trong cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin là cơ sở hình thành xã hội thông tin. Các đƣờng biên giới quốc gia truyền thống dƣờng nhƣ đang bị xóa nhòa và xem nhƣ chỉ còn ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Thƣơng mại điện tử ngày càng tác động và tạo nên những thay đổi về chất trong các lĩnh vực của kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân, các quan hệ thị trƣờng từng bƣớc hạn chế đƣợc tính tự phát, tiến dần đến tính kế hoạch do tăng khả năng dự báo, sự điều tiết của nhà nƣớc. Thƣơng mại điện tử tạo ra những cơ hội trao đổi thông tin một cách tự do và liên kết kinh doanh không phụ thuộc vào thời gian và không gian; tạo ra những điều kiện hình thành xã hội tri thức dựa trên việc tích tụ và trao đổi tri thức thông qua mạng Internet toàn cầu với cơ hội mang lại hiểu biết cho mọi ngƣời. Thƣơng mại điện tử đòi hỏi phải có lực lƣợng sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại làm biến đổi các lĩnh vực của đời sống xã hội, buộc các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải có những thay đổi trong các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, nhất là quản lý nhà nƣớc và cải cách hành chính công. Phƣơng thức quản lý mới của nhà nƣớc hình thành là chính phủ điện tử, tạo điều kiện cho việc quản lý và duy trì trật tự và an toàn xã hội nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các quốc gia – dân tộc ngày càng có điều kiện tham gia vào quá trình giao lƣu, hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho tiến trình dân chủ hóa xã hội và chính trị, cải cách thể chế nhà nƣớc và pháp luật đƣợc thúc đẩy. Áp dụng các giao dịch điện tử trong thƣơng mại điện tử đòi hỏi trí tuệ hóa lao động, việc trí tuệ hóa lao động trở nên phổ biến làm tăng nhu cầu và khả năng duy trì hòa bình, tăng cƣờng hợp tác và thúc đẩy phát triển ở các cấp độ cá nhân, xã hội, quốc gia và quốc tế. Do trình độ và cơ sở hạ tầng để thực thi thƣơng mại điện tử ở mỗi quốc gia là khác nhau đang đòi hỏi và cho phép hình thành và chấp nhận rộng rãi nhiều chuẩn mực; đây chính là cơ sở của hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn sự đe dọa tấn công trên mạng, xóa bỏ chế độ phân biệt đối xử trong thƣơng mại, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, thực hiện bình đẳng giới và các quyền công dân cũng nhƣ quyền con ngƣời. Bản thân việc thực thi thƣơng mại điện tử cũng đang
đƣợc quốc tế hóa với những nội dung và hình thức khác nhau nhƣ khai thác quốc tế đối với năng lực về công nghệ của mỗi quốc gia, hợp tác nghiên cứu và triển khai các chƣơng trình đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao; trao đổi, hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế trong đầu tƣ, chia sẻ chi phí, rủi ro; hợp tác nghiên cứu chính thức và phi chính thức giữa các cơ quan khoa học và các nhà khoa học các nƣớc. Rõ ràng, thƣơng mại điện tử đã trở thành một hệ