Bất đồng giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi thƣơng mại điện tử

2.3.2.1. Bất đồng giữa các quốc gia

Giao dịch thƣơng mại bằng phƣơng diện điện tử đặt ra nhiều đòi hỏi rất cao về hạ tầng cơ sở công nghệ, hạ tầng cơ sở nhân lực, vấn đề bảo mật – an toàn, hệ thống thanh toán tài chính tự động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tác động văn hóa xã hội của Internet, hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý, vấn đề lệ thuộc công nghệ, v.v.. sẽ tác động lên đời sống chính trị hết sức sâu sắc. Trƣớc hết, đó là nhu cầu về xây dựng và củng cố hệ thống luật pháp nói chung, tài phán chung cho tất cả các nƣớc đáp ứng cho phát triển thƣơng mại điện tử. Quá trình cải cách pháp luật đòi hỏi theo hƣớng xích lại gần nhau giữa nhà nƣớc và xã hội, công pháp với tƣ pháp. Gia tăng quyền lực của các tổ chức tƣ nhân, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia và siêu quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, v.v.., Nhƣ vậy, các quốc gia có xu hƣớng tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất những giá trị trong chính trị phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế chung là điều hết sức khó khăn. Những quốc gia công nghiệp hàng đầu (các nƣớc G7) đang chi phối chính trị và các nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây, họ sẽ phải hiểu để chia sẻ ảnh hƣởng và sự độc tôn của mình với Trung Quốc, Ấn Độ cùng các nƣớc cựu Thế giới Thứ Ba khác, những nƣớc đang đi đầu trong nền kinh tế mới. Thật sẽ khó khăn cho nhiều quốc gia công nghiệp tiên tiến – và cho cả các cá nhân cũng nhƣ công ty trong những nƣớc đó – đồng tình chấp nhận một thế giới đa cực, một thế giới mà trong đó sự giàu có và hoạt động kinh tế tinh vi ở trình độ cao có mặt cùng một lúc tại nhiều nơi.

Tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất đòi hỏi các công ty đa quốc gia phƣơng Tây cũng sẽ phải điều chỉnh sang phƣơng cách làm ăn mới. Nhiều công ty đa quốc gia trong số đó từ lâu đã quen chi phối các thị trƣờng mới và các nền kinh tế mới. Thế nhƣng, trong thế giới đa cực ngày nay, họ sẽ phải chấp nhận thực tại là sự bình

đẳng hoàn toàn của các cá nhân và lợi ích nƣớc ngoài, và biết hợp tác với những cái đó. Liệu họ có dễ dàng chấp nhận điều này hay không?

Nhiều nền kinh tế đang nổi lên đã quản lý rất tốt trong những năm gần đây thông qua sáng kiến riêng của họ, nhƣng vẫn thƣờng bị các chính phủ và các công ty đa quốc gia phƣơng Tây cƣ xử nhƣ những đối tƣợng thuộc địa. Điều này phải thay đổi, nhƣ Bộ trƣởng Tài chính Malaixia đã tuyên bố về nƣớc Anh, họ sẽ phải hiểu rằng “các nƣớc đang phát triển, kể cả một nƣớc Hồi giáo da nâu chăng nữa, đều đủ khả năng quản lý nƣớc của mình một cách thành công”.

Tuy hầu hết các nƣớc thuộc Thế giới Thứ Ba đều thành công và phát triển theo hƣớng tích cực, nhƣng cũng có những ngoại lệ quan trọng. Một số chính phủ đã làm rối tung việc quản lý kinh tế, một số khác bị các lãnh tụ độc tài nguy hiểm chi phối, hoặc bị vấp vào những hỗn loạn chính trị. Thật ra, chẳng có đe dọa nào đối với viễn cảnh bùng nổ kinh tế lớn cho bằng nạn tham nhũng – việc lạm dụng công quyền để làm lợi riêng. Khi áp dụng thƣơng mại điện tử vào giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp hoặc cá nhân với chính phủ sẽ làm gia tăng sự minh bạch về chính sách của từng quốc gia, làm giảm bớt đáng kể nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền hoặc cơ quan thực thi pháp luật. Cũng có quan điểm cho rằng, việc áp dụng thƣơng mại điện tử vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế mang nặng tính chất tƣ bản chủ nghĩa, do chủ nghĩa tƣ bản chi phối với mục tiêu chiến lƣợc là thiết lập quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Thông qua toàn cầu hóa kinh tế, nhiều nƣớc phƣơng Tây mƣu toan thực hiện chủ nghĩa đơn phƣơng, bá quyền, chủ nghĩa tự do mới trong quan hệ quốc tế, hình thành thị trƣờng thế giới do phƣơng Tây áp đặt và khống chế. Thông qua hội nhập kinh tế nhiều nƣớc phƣơng Tây can thiệp, xâm lƣợc các nƣớc khác dƣới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chống khủng bố và chống vũ khí hạt nhân, v.v..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)