Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số hóa và gia tăng của toàn cầu hóa kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi thƣơng mại điện tử

2.3.1.2. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số hóa và gia tăng của toàn cầu hóa kinh

kinh tế, tác động tới xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển

Xét trên bình diện quốc gia, trƣóc mắt thƣơng mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế (ở Hoa Kỳ đã chiếm tỷ trọng khoảng 12 đến 13% và sẽ lên trên 15% trong tƣơng lai không xa). Trong tƣơng lai, cƣớc viễn thông sẽ là khoản thu lớn nhất của chính phủ, thuế trong tƣơng lai có thể dựa vào tần suất và thời gian sử dụng mạng viễn thông. Khi nào chúng ta sử dụng mạng, qua vệ tinh, cáp hoặc hệ thống hữu tuyến, thì chúng ta sẽ bị quản lý bởi một hệ thống viễn thông. Do đó, các hệ thống viễn thông có thể là nền tảng cho việc đánh thuế trong thế kỷ sau. Nhìn rộng hơn, thƣơng mại điện tử tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận vào nền kinh tế số hóa, hay còn gọi là “nền kinh tế ảo” thì sau khoảng một thập kỷ nữa các nƣớc đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lƣợc công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nƣớc chƣa công nghiệp hóa cần chú ý; còn có những luận điểm cho rằng: sớm chuyển sang kinh tế số hóa thì một nƣớc đang phát triển có thể tạo ra một bƣớc nhảy vọt, có thể tiến kịp các nƣớc đã đi trƣớc trong một thời gian ngắn.

Thƣơng mại điện tử làm cho các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau dẫn đến sự gia tăng của toàn cầu hóa kinh tế. Đó là sự tăng lên mạnh mẽ những mỗi liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trong quá trình vận động và phát triển. Xu thế này tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có chính trị.

Theo thuyết Hiện thực và Hiện thực mới, toàn cầu hóa không làm thay đổi sự phân chia lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia dân tộc. Trong điều kiện toàn cầu hóa tính liên kết kinh tế và xã hội có thể làm cho các quốc gia phụ thuộc nhau nhiều hơn, nhƣng điều này không áp dụng cho hệ thống các quốc gia. Các quốc gia vẫn giữ đƣợc cho mình chủ quyền và toàn cầu hóa không làm mất đi cuộc đấu tranh giành, giữ quyền lực chính trị giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa, do đó, có thể đụng

chạm tới đời sống xã hội, văn hóa nhƣng không vƣợt qua đƣợc hệ thống chính trị của các quốc gia.

Theo thuyết Tự do và Tự do mới, toàn cầu hóa có xu hƣớng đƣợc xem là sản phẩm cuối cùng của sự biến đổi lâu dài của nền chính trị thế giới. Quốc gia không còn là nhân tố trung tâm nhƣ trƣớc đây. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là cuộc cách mạng thông tin đã làm cho các quốc gia không còn khép kín nhƣ trƣớc. Thế giới đƣợc xem giống nhƣ một mạng lƣới quan hệ hơn là các mô hình quốc gia. Toàn cầu hóa từ đó đang hình thành một trật tự toàn cầu mới, báo hiệu sự kết thúc của hệ thống các quốc gia.

Theo thuyết Hệ thống thế giới, toàn cầu hóa chỉ là một hiện tƣợng bề ngoài, không có gì mới, chỉ là giai đoạn phát triển cuối cùng của chủ nghĩa tƣ bản quốc tế, toàn cầu hóa không đánh dấu bƣớc chuyển về chất của nền chính trị thế giới. Trƣớc hết, đó là hiện tƣợng do phƣơng Tây dẫn dắt với chức năng thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản quốc tế. Toàn cầu hóa làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa tầng lớp hạt nhân và tầng lớp bán ngoại vi. Theo Steven Smith và John Bayles, ba lý thuyết trên không mô tả đƣợc sự thật của toàn cầu hóa mà chỉ nhìn toàn cầu hóa từ các góc độ khác nhau.29

Nhƣ vậy, ở khía cạnh kinh tế nói chung, thƣơng mại điện tử đã tạo ra hàng loạt cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và toàn thế giới. Đó là gia tăng các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, tăng cƣờng phân công và chuyên môn hóa lao động quốc tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ mới; các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức thế giới ngày càng trở thành những chủ thể chính trong các quan hệ kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại và gia tăng nhanh chóng mậu dịch, đẩy mạnh di chuyển vốn đầu tƣ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế chế quản lý kinh tế, mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu _____________________

29. John Baylis and Steven Smith. The globalization of world politics – An introduction to international relations. Second edition. Oxford University Press Tnc., First published 2001

xuất khẩu; mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động kinh tế quốc tế v.v..;30

đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập đầu ngƣời tại quốc gia đang phát triển; nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, tri thức mới, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế; tăng cƣờng sự hiểu biết, giao lƣu và khuyến khích sự hợp tác vì mục tiêu phát triển. Việc ứng dụng thƣơng mại vào các giao dịch kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho sự liên kết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới ngày càng tăng lên. Đó là do chi phí vận chuyển hàng hóa, thông tin liên lạc, các hàng rào thuế quan và thƣơng mại ngày càng giảm xuống. Sự liên kết này đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu và tốc độ lƣu chuyển vốn, sản phẩm và công nghệ qua biên giới của các công ty đa và xuyên quốc gia. Sự liên kết kinh tế kéo theo những liên kết về chính trị (xu hƣớng liên kết lại để cùng nhau giải quyết các vấn đề hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các nƣớc), văn hóa và xã hội (xu hƣớng chuyển hóa những bộ phận dân tộc đa dạng thành một nền văn minh nhân loại chung nhất, đồng thời chuyển hóa cộng đồng các dân tộc trên thế giới vào một xã hội toàn cầu); đƣa lại những trao đổi về xã hội theo hƣớng dân chủ hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)