Những hạn chế của thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những hạn chế của thƣơng mại điện tử

Mặc dù có nhiều ƣu điểm do lợi thế về công nghệ nhƣng thƣơng mại điện tử cũng có những hạn chế nhất định so với thƣơng mại truyền thống. Có thể tổng hợp những hạn chế của thƣơng mại điện tử theo bảng sau:

Hạn chế về kỹ thuật Hạn chế về thƣơng mại

Chƣa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, an toàn và độ tin cậy.

An ninh và riêng tƣ là hai cản trở về tâm lý đối với ngƣời tham gia TMĐT.

Tốc độ đƣờng truyền Internet vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của số đông ngƣời sử dụng.

Thiếu lòng tin vào TMĐT và ngƣời bán hàng do không đƣợc gặp trực tiếp.

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.

Nhiều vấn đề về chính sách pháp luật và thuế chƣa đƣợc làm rõ.

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu truyền thống.

Một số chính sách chƣa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.

Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi phải tăng chi phí đầu tƣ ban đầu.

Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả TMĐT còn chƣa đầy đủ, hoàn thiện.

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

Cần có thời gian để chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo.

TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.

kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.

Số lƣợng ngƣời tham gia chƣa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi).

Số lƣợng gian lận ngày càng tăng.

CHƢƠNG 2

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỰC TIỄN QUAN HỆ QUỐC TẾ

2.1. Tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trên thế giới

Thuật ngữ “thƣơng mại điện tử” đƣợc nhắc đến rất nhiều trong xã hội hiện đại khiến nhiều ngƣời lầm tƣởng chỉ trong xã hội hiện đại ngƣời ta mới ứng dụng thƣơng mại điện tử vào các giao dịch trong xã hội. Cách đây gần một thế kỷ, việc tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận thông điệp qua mạng đã đƣợc áp dụng. Năm 1910, mƣời năm ngƣời bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đƣờng điện báo những đơn đặt mua hoa từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo giao nhận của những ngƣời bán hoa nói trên ngày nay là Công ty FTD Inc, đây có thể đã là mạng thƣơng mại điện tử đầu tiên thực sự hình thành.

Tuy nhiên đối với các hệ thống thƣơng mại điện tử đƣợc kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là cần có những tài liệu kinh doanh đã đƣợc chuẩn hóa để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu đƣợc nhau. Loại hình thƣơng mại điện tử này bắt đầu từ năm 1948, khi Liên bang Xô viết kiểm soát Đông Đức cắt đứt đƣờng thủy, đƣờng sắt và đƣờng bộ giữa Tây Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Hoa Kỳ, Anh và Pháp kiểm soát sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Kết quả là cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã đƣợc chuyển vào Tây Berlin bằng đƣờng hàng không. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hóa mà việc bốc dỡ phải tiến hành thật nhanh, đã không thể tiến hành đƣợc với những bản kê khai hàng hóa vận chuyển theo những biểu mẫu khác nhau và đôi khi đƣợc viết bằng những ngôn ngữ khác nhau.

Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ là Edward A. Guilbert và các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền bằng telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn hàng trong một ngày cho đến khi các tuyến đƣờng khác vào Berlin đƣợc mở lại vào năm 1949.

“Thƣơng mại điện tử” – con đƣờng hình thành và phát triển, Guilbert đã không quên giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu thập niên 1960, trong khi đang làm việc tại Công ty Dun Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để gửi thông tin hàng hóa giữa Công ty Dun Pont và hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Hoa Kỳ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dƣới dạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính. Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng bộ và vận chuyển đƣờng biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Ủy ban phối hợp Truyền dữ liệu (TDCC) của Hoa Kỳ khởi xƣớng. Vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử đầu tiên của mình.

Vào năm 1977, ngành lƣơng thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi dữ liệu điện tử. Đầu những năm 1980, tập đoàn ô tô Ford Motor và tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI. Sau đó, những nhà bán lẻ lớn nhƣ Sears, Roebuck và Kmart Corp cũng bắt đầu sử dụng EDI. Bằng cách loại bỏ các thủ tục giấy tờ, EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều nhƣng nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung cấp bởi vì nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những nhà cung cấp thƣờng phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình. Trƣớc tình hình phần lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở nên khá đơn giản: không có EDI, không có doanh thu. Năm 1991, chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ hạn chế thƣơng mại sử dụng Internet, khoảng 12.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ sử dụng EDI. Cũng vào thời gian này Tim Berners – Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên, một kiểu thƣơng mại điện tử mới - từ doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng.

Năm 1994, trình duyệt web Netscap Navigator với tính năng hỗ trợ “cookies”, những tệp dữ liệu nhỏ đƣợc lƣu trên máy tính của ngƣời sử dụng đã tạo điều kiện cho những cửa hàng trên web có khả năng nhận dạng những khách hàng, tập hợp dữ

liệu về họ và cá nhân hóa việc bán hàng để phù hợp với khách hàng. Amazon.com do JeffBezos thành lập vào năm 1995 là cửa hàng bán sách và âm nhạc trực tuyến, American Express giới thiệu Blue – một thẻ thông minh tích hợp thanh toán trên mạng và ví trực tuyến…

Internet cũng làm một cuộc cách mạng hóa nền thƣơng mại điện tử từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với VANs và những ngƣời sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web, dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tƣơng thích với web thay cho những tài liệu EDI. Năm 2001, một phiên bản của XML đƣợc thiết kế cho thƣơng mại điện tử, đƣợc gọi là ebXML, đã chính thức đƣợc chuẩn hóa và những ngƣời sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML để tạo ra một loại hình thƣơng mại điện tử hoàn hảo hơn.

Thƣơng mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhân rộng trên phạm vi thế giới. Cho dù các nguồn nghiên cứu khác nhau đƣa ra những con số chênh lệch khá lớn về ƣớc tính giá trị thƣơng mại điện tử toàn cầu, những con số này vẫn cho thấy một tốc độ phát triển hàng năm.

Thƣơng mại điện tử, một yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa là hình thái hoạt động thƣơng mại bằng các phƣơng tiện điện tử. Theo quan điểm trong Luật mẫu về thƣơng mại điện tử thì “Thương mại điện tử là việc sử dụng các công nghệ

mạng Internet trong các hoạt động giao dịch thương mại”. Với quan điểm này ta có

thể hiểu thƣơng mại điện tử bao gồm một chu trình của một phiên giao dịch thƣơng mại nhƣ: chào hàng, chọn hàng, ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán, bảo hành và các dịch vụ sau bán. Thƣơng mại điện tử mang lại những lợi ích tiềm tàng, nhờ các phƣơng tiện của thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp có đƣợc thông tin nhanh chóng, phong phú về thị trƣờng; các chi phí văn phòng, bán hàng, giao dịch giảm đi nhiều lần, rút ngắn chu thời sản xuất, nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Ngày nay cùng với sự phát triển của thƣơng mại điện tử và đặc tính toàn cầu không biên giới của nó mà các nƣớc, các khu vực và các tổ chức quốc tế đang có rất nhiều nỗ lực nhằm tạo ra một môi trƣờng thống nhất cho thƣơng mại điện tử phát triển. Sự hợp tác toàn cầu, sự thống nhất về mặt chính sách là những vấn đề đƣợc đề

cao trong mục tiêu phát triển thƣơng mại điện tử. Chính vì vậy việc tạo ra một môi trƣờng áp dụng chung một định hƣớng quốc tế các quy chế là hết sức quan trọng.

Với vai trò là một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, Liên Hợp Quốc đã giúp thƣơng mại điện tử quốc tế hình thành nên một bộ khung pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển thƣơng mại điện tử, giúp các nƣớc định hƣớng cho những quy định về thƣơng mại điện tử và giúp các doanh nghiệp vƣợt qua đƣợc những trở ngại pháp luật của các nƣớc. UNCITRAL Mode Law on Electric Commerce (1996) – Luật mẫu UNCITRAL về thƣơng mại điện tử - gọi tắt là luật mẫu đƣợc Ủy ban Pháp luật thƣơng mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1996. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết khuyến nghị các chính phủ phổ biến rộng rãi và áp dụng đạo luật này. Luật mẫu tạo thuận lợi cho việc sử dụng thƣơng mại điện tử, tạo sự bình đẳng cho những ngƣời sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những ngƣời sử dụng thông tin trên cơ sở máy tính. Cấu trúc Luật mẫu đƣợc chia làm hai phần: Phần một liên quan đến những vấn đề chung về thƣơng mại điện tử, phần còn lại liên quan đến vấn đề thƣơng mại điện tử ở một số lĩnh vực xác định.

Năm 1998, APEC thông qua “Chƣơng trình hành động về thƣơng mại điện tử của APEC”. Tiểu ban điều phối về thƣơng mại điện tử của ASEAN cũng đã hoàn tất bản “Các nguyên tắc chỉ đạo về thƣơng mại điện tử của ASEAN”. Vấn đề này đƣợc đề cập trong hầu hết các hội nghị và hội thảo quốc tế ngày nay.

Internet đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong một xã hội văn minh, lợi ích của Internet ngày càng đƣợc khẳng định qua các con số thống kê về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và e-commerce và sự phát triển năm 2003 (E-commerce and Development Report 2003) của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) đã phác họa một bức tranh cơ bản về tình hình ICT và e-commerce toàn cầu năm 2003. Trong báo cáo nhấn mạnh về lợi ích, tiềm năng hứa hẹn của nền kinh tế Internet ngày càng cao. Trong lĩnh vực máy tính sử dụng cho e-business: Năm 2001 đƣợc nhìn nhận sự phát triển ở 6,2%, thì năm 2002 là 11% và trong năm 2003 đã tiếp tục tăng 4%, dựa vào các con số trên chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu xử lý thông tin cho e-business ngày càng tăng mạnh.

Các con số thống kê về số lƣợng ngƣời sử dụng Internet trên toàn thế giới năm 2003 là 591 triệu ngƣời, số lƣợng ngƣời sử dụng tiếp tục tăng 20%. Vào cuối năm 2002, các nƣớc đang phát triển chiếm 32% số lƣợng ngƣời sử dụng Internet trên toàn thế giới, bên cạnh đó Bắc Mỹ và châu Âu chiếm 89% Internet hosts.

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về các nƣớc thành viên thì số lƣợng ngƣời sử dụng Internet để mua bán trực tuyến cao nhất là ở các nƣớc Bắc Âu, ở Vƣơng quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì 38% ngƣời dùng chi trả online, nhƣng ở Mê Hi Cô thì số lƣợng ngƣời chi trả trực tuyến rất thấp chỉ chiếm 0,6%. Việc bán hàng đến tận nhà chiếm 30% lƣợng giao dịch tại các nƣớc Phần Lan và Bỉ, nhƣng lại chiếm chỉ 1% tại Xingapo. Số lƣợng giao dịch online của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là 43,47 tỷ, châu Âu là 28,29 tỷ đô la, châu Á Thái Bình Dƣơng là 15 tỷ đô la, châu Mỹ La tinh là 2,3 tỷ đô la và châu Phi chỉ có một số ít khoảng 4 triệu là giao dịch trực tuyến.

Hiện nay phần lớn các hoạt động thƣơng mại điện tử là các giao dịch dƣới dạng B2B. Năm 2001, giao dịch B2B online tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là 995 tỷ, chiếm 93,3% số lƣợng giao dịch thƣơng mại điện tử. Các giao dịch dạng B2B cũng khá lớn, gần 185 đến 200 tỷ vào năm 2002. Ở các nƣớc Đông Âu các giao dịch dạng B2B là 4 tỷ vào năm 2003. Các nƣớc ở vùng châu Á Thái Bình Dƣơng cũng phát triển mạnh loại hình giao dịch này, năm 2002 có 120 tỷ và có 200 tỷ trong năm 2003 dự tính năm 2004 sẽ có khoảng 300 tỷ sử dụng hình thức giao dịch B2B. Tại châu Mỹ La tinh có 6,5 tỷ sử dụng hình thức giao dịch dƣới dạng B2B trong năm 2002 và con số này đã tăng đến 12,5 tỷ trong năm 2003. Các giao dịch điện tử dƣới dạng B2B cũng đƣợc sử dụng ở các nƣớc châu Phi, năm 2002 số lƣợng giao dịch là 0,5 tỷ và là 0,9 tỷ năm 2003, trong đó 80 đến 85% số lƣợng tiền giao dịch dạng này là của các nƣớc Nam Phi.

Theo báo cáo Thƣơng mại điện tử năm 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng ngƣời sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với hai năm trƣớc đó (26%). Tuy số ngƣời sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở châu Phi (56%), Đông Nam Á và Cộng đồng các quốc gia Độc lập (74%) nhƣng nhìn chung khoảng cách giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1%

ngƣời dân châu Phi truy cập đƣợc Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cƣ Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, ngƣời sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lƣợng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nƣớc đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lƣợc ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Hoa Kỳ chiếm hơn 80% tỷ lệ thƣơng mại điện tử toàn cầu, và tuy dung lƣợng này sẽ giảm dần, song Hoa Kỳ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ thƣơng mại điện tử toàn cầu trong 10 đến 15 năm tới. Mặc dù một số nƣớc châu Á nhƣ Xingapo và Hồng Công (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thƣơng mại điện tử từ các nƣớc khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm.

Thƣơng mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực nhƣ hệ thống giao dịch hàng hóa, điện tử hóa tiền tệ và phƣơng án an toàn thông tin…, mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thƣơng mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trƣờng hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thƣơng mại điện tử nên chính phủ các nƣớc đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nƣớc đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)