Một số thách thức trong hoạt động thực thi pháp luật về thƣơng mại điện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số thách thức trong hoạt động thực thi pháp luật về thƣơng mại điện

3.4. Một số thách thức trong hoạt động thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử tử

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới, việc gia nhập tổ chức thƣơng mại này đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và hiệu lực thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử để đáp ứng đƣợc tốc độ phát triển ngày càng gia tăng của thƣơng mại điện tử thế giới cũng nhƣ phù hợp với các cam kết quốc tế. Nhƣ vậy, trong hoạt động thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử sẽ gặp phải một số trở ngại cụ thể nhƣ sau:

3.4.1. Nhiều văn bản pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống

Từ năm 2006 đến 2008, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thƣơng mại điện tử nhằm đƣa các quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đi vào cuộc sống. Có thể nói đến hết năm 2008, khung pháp lý về thƣơng mại điện tử về cơ bản đã đƣợc hình thành. Tuy nhiên, do thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực mới và có sự phát triển vô cùng nhanh chóng nên việc chi tiết hóa các quy định về giao dịch điện tử đối với các hoạt động liên quan đến thƣơng mại điện tử còn chậm, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này nhƣ thiếu quy định về hóa đơn điện tử, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, v.v.. Bên cạnh đó, vì còn nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn chậm, sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các quy định của nhà nƣớc còn thấp ví dụ nhƣ về vấn đề chống thƣ rác, cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thƣơng mại điện tử, v.v..

3.4.2. Ý thức thi hành của người dân chưa cao

Trong thời gian vừa qua, các hoạt động tuyên truyền và phổ biến về thƣơng mại điện tử chủ yếu tập trung vào cổ vũ, động viên cho việc ứng dụng thƣơng mại điện tử, chƣa chú trọng đến vấn đề giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật

về thƣơng mại điện tử đƣợc tổ chức chƣa nhiều. Một văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành thƣờng chỉ đƣợc cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức giới thiệu khoảng một đến hai lần cho một số ít đối tƣợng nên tính phổ cập của các văn bản này vẫn còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử còn chƣa cao. Hơn thế nữa, ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa quan tâm đến các quy định liên quan đến thƣơng mại điện tử dẫn đến ý thức kém trong việc thi hành pháp luật mặc dù các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã triển khai nhiều biện pháp để đƣa các văn bản quy phạm pháp luật đến với ngƣời dân và doanh nghiệp.

3.4.3. Cơ chế giám sát, chế tài chưa đủ mạnh

Hoạt động thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện trên môi trƣờng điện tử nên việc giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này là một thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nguồn nhân lực cho việc quản lý nhà nƣớc còn nhiều hạn chế dẫn đến các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn thấp, chƣa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trƣờng điện tử. Bên cạnh đó, nhiều chế tài xử lý vi phạm liên quan tới các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử còn thấp nên chƣa đủ sức răn đe và phòng ngừa hành vi vi phạm.

3.4.4. Thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp

Hiện nay pháp luật chƣa quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử. Vì vậy, một tranh chấp liên quan đến thƣơng mại điện tử rất khó xác định cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp. Theo pháp luật hiện hành, cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền của tòa án hoặc trọng tài thƣơng mại. Tuy vậy, việc chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử là một điều không dễ dàng. Điều này mô hình chung dẫn đến ngƣời tiêu dùng hoặc doanh nghiệp ngại sử dụng các giao dịch điện tử trong việc ký hợp đồng hoặc mua bán hàng hóa dịch vụ qua mạng. Mặt khác, việc thu thập chứng cứ để giải quyết khi có tranh chấp cũng không đơn giản trong môi trƣờng điện tử rộng lớn đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ về

thƣơng mại điện tử. Điều này gây tâm lý lo ngại cho ngƣời sử dụng phƣơng tiện điện tử để giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)