7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi thƣơng mại điện tử
2.3.2.2. Về trình độ
Những khó khăn mà các nƣớc đang phát triển phải đƣơng đầu khi triển khai thƣơng mại điện tử là sự yếu kém về nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở, bao gồm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính. Một trong những thử thách trong thƣơng mại điện tử mà các nƣớc đang phát triển phải đƣơng đầu là làm thế
nào để tạo ra môi trƣờng chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích có đƣợc từ thƣơng mại điện tử trong khi không làm tổn hại tới các mục tiêu chính sách công. Các nƣớc đang phát triển cũng cần đƣợc hỗ trợ để ban hành các chính sách và biện pháp nhằm phát triển xã hội thông tin, nâng cao nhận thức của cả khu vực chính phủ lẫn tƣ nhân về lợi ích của thƣơng mại điện tử.
Hạ tầng cơ sở công nghệ
Thƣơng mại điện tử ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội trong đó trƣớc hết phải kể đến sự phát triển của kỹ thuật số, của công nghệ thông tin, của kỹ thuật máy tính điện tử. Vì thế, chỉ có thể thực sự có và thực sự tiến hành thƣơng mại điện tử có nội dung và hiệu quả đích thực khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chắc (gồm: Tính toán điện tử và truyền thông điện tử). Hạ tầng cơ sở ấy bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của cả nƣớc và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, với kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng. Và không chỉ của riêng từng doanh nghiệp, mà phải là một hệ thống quốc gia, với tƣ cách nhƣ một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và toàn cầu. Và phải tới đƣợc từng cá nhân trong hệ thống thƣơng mại (cho tới từng cá nhân ngƣời tiêu thụ). Nhƣ vậy, thƣơng mại điện tử đòi hỏi phải đƣợc xây dựng và phát triển trên một hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm nhánh tính toán điện tử và truyền thông điện tử vững chắc. Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có sắc thái ổn định nhƣng mặt khác phải mang tính kinh tế sử dụng; nghĩa là chi phí trang bị các phƣơng tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v..) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng) phải đủ rẻ để đông đảo ngƣời sử dụng có thể tiếp cận đƣợc. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển khi mức sống nói chung còn thấp.
Cũng cần lƣu ý thêm rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể có và hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và với mức giá hợp lý. Thiết lập và củng cố đƣợc một hạ tầng công nghệ trên nền tảng công nghiệp điện năng nhƣ vậy đòi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tƣ rất lớn, là điều đặc biệt khó khăn đối với các nƣớc đang phát triển.
Hiện nay, thƣơng mại điện tử có xu hƣớng ghép cả công nghệ bảo mật và an toàn vào hạ tầng cơ sở công nghệ. Bảo mật và an toàn không chỉ có ý nghĩa đối với các thực thể kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh quốc gia.
Hạ tầng cơ sở nhân lực
Thƣơng mại trong khái niệm thƣơng mại điện tử động chạm tới con ngƣời, từ ngƣời tiêu thụ tới ngƣời sản xuất, phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển. Thƣơng mại điện tử đòi hỏi ngƣời lao động phải có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp luật chặt chẽ, kỷ luật lao động công nghiệp tiêu chuẩn hóa và phong cách làm việc mang tính đồng đội. Áp dụng thƣơng mại điện tử là tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: Một là mọi ngƣời đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng; Hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thƣờng xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho kinh tế số hóa nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng, cũng nhƣ có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hóa, tránh bị lệ thuộc hoàn toàn vào ngƣời khác. Các nền kinh tế phải chú trọng việc phát triển nhanh kỹ năng cho nguồn nhân lực, trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ và thích nghi với công nghệ mới ở từng giai đoạn phát triển. Đây đƣợc coi là điều kiện tiên quyết để các nền kinh tế hƣớng tới việc lựa chọn trình độ và công nghệ nào. Mặt khác, sẽ là cản trở cho quá trình chuyển giao công nghệ nếu các nền kinh tế này thiếu một nguồn nhân lực có đủ khả năng để thích nghi với các công nghệ mới. Ngoài ra, nếu sử dụng Internet/web, thì một yêu cầu tự nhiên nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những ngƣời tham gia đều phải giỏi Anh ngữ vì tới nay ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong thƣơng mại nói chung và thƣơng mại điện tử qua mạng Internet nói riêng, vẫn là tiếng Anh. Đòi hỏi này của thƣơng mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục luôn phải đƣợc đổi mới nhƣ một yêu cầu đặt ra để phát triển các kỹ năng chuyên sâu phù hợp với sự chuyển đổi từ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn và công nghệ.
Vấn đề lệ thuộc công nghệ
Dƣới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế cạnh tranh đã thuộc về những ngành có hàm lƣợng công nghệ và tri thức cao. Không thể không thừa nhận rằng Hoa Kỳ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, cả phần cứng cũng nhƣ phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet cũng là chuẩn Hoa Kỳ, các phần mềm tầm cứu và “võng thị” (web) chủ yếu cũng là của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ cũng đi đầu trong kinh tế số hóa và thƣơng mại điện tử. Ở một tầm cao hơn, có thể nhận xét rằng từ nhiều chục năm nay, trong khi đa số các nƣớc còn đang vật lộn trong nền “kinh tế vật thể” thì Hoa Kỳ đã vƣợt lên và tiến nhanh trong nền “kinh tế ảo”, lấy “kinh tế tri thức”, “sở hữu trí tuệ”, “giá trị chất xám” làm nền móng. Đó là sự khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và các nƣớc khác. Sự khác biệt đó bộc lộ ngày càng rõ nét theo tiến trình nền kinh tế toàn cầu chuyển sang “kỷ nguyên số hóa” nhƣ đi theo một xu hƣớng tất yếu khách quan. Điều này giải thích vì sao trong đàm phán thƣơng mại của Hoa Kỳ với bất cứ nƣớc nào, vấn đề “sở hữu trí tuệ” luôn luôn nổi lên hàng đầu: đó chính là giá trị thực của Hoa Kỳ. Điều này cũng giải thích vì sao Hoa Kỳ là nƣớc biện hộ, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho thƣơng mại điện tử: một khi thƣơng mại đƣợc số hóa thì toàn thế giới trên thực tế sẽ nằm trong tầm khống chế công nghệ của Hoa Kỳ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ giữ vai trò ngƣời bán công nghệ thông tin cho toàn thế giới với công nghệ đƣợc đổi mới hàng ngày và thuần túy ở “nền kinh tế ảo”, “kinh tế tri thức”; các nƣớc khác tiếp tục sản xuất các “của cải vật thể” phục vụ cho nƣớc Hoa Kỳ. Bức tranh ấy nay đã khá rõ nét và để thay đổi nó chắc chắn phải cần đến những nỗ lực chiến lƣợc lớn lao từ phía các đối thủ của Hoa Kỳ trong những quãng thời gian lịch sử. Mà trong những quãng thời gian ấy bản thân nƣớc Hoa Kỳ cũng không lùi lại và đứng yên. Những nƣớc ít phát triển hơn, đã chậm chân, rất có thể mãi mãi phải ở một tầm thấp dƣới hơn và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vì điều kiện thực tế vĩnh viễn không cho phép họ đuổi kịp nữa.
Sự phụ thuộc ấy không chỉ thể hiện ở những thiệt thòi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Hoa Kỳ và các nƣớc tiên tiến gần Hoa Kỳ về công nghệ thông tin có thể “biết hết” thông tin của các nƣớc thuộc đẳng cấp công nghệ thông tin thấp hơn.
Nhiều cơ quan nghiên cứu đánh giá rằng rất có thể đây sẽ là một trong những nét đặc trƣng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI và đã lên tiếng cảnh báo các nƣớc còn yếu kém về công nghệ thông tin.
Vì lẽ đó, thƣơng mại điện tử đang đƣợc các nƣớc xem xét một cách chiến lƣợc; sự du nhập vào nó là không thể tránh đƣợc, hơn thế còn là cơ hội: nhƣng nếu chỉ vì bức bách mà tham gia hay chỉ tham gia vì các lợi ích kinh tế vật chất cụ thể thì không đủ, mà còn phải có một chiến lƣợc thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ.
2.3.2.3. Ảnh hƣởng của sản xuất nội địa
Thƣơng mại điện tử thực chất đã giúp mở rộng và phát triển thị trƣờng toàn cầu, giúp các nền kinh tế quốc gia đến nhanh nhất với các thể chế thị trƣờng toàn cầu. Nhờ vậy, nó đã thúc đẩy mọi nƣớc, kể cả các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhất, phải cải tổ và bắt nhịp vào quá trình hình thành một thị trƣờng thế giới thống nhất nhƣ một chỉnh thể. Dĩ nhiên, mỗi một định chế và tổ chức kinh tế toàn cầu có những yêu cầu riêng song tựu chung lại, các nguyên tắc về tối huệ quốc, hiệp định đối xử quốc gia, cơ chế giải quyết tranh chấp, về quyền sở hữu trí tuệ; các nguyên tắc cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, chống bảo hộ mậu dịch và các loại hình trợ cấp; vai trò của khu vực tƣ nhân… đều phải đƣợc các nƣớc vận dụng và chế định ở nƣớc mình một cách hợp lý và không đi ngƣợc với những định chế quốc tế đã trở nên rất phổ biến. Do đó, theo các thông lệ quốc tế, từng nƣớc sẽ phải cải cách môi trƣờng pháp lý, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ và cạnh tranh… theo hƣớng tạo ra một nền tảng phát triển chung, một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế… trong đó, thị trƣờng nội địa luôn đƣợc coi là một bộ phận của thị trƣờng khu vực và thị trƣờng toàn cầu.
Hoa Kỳ là nƣớc có cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại nhất và cũng là nƣớc đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức. Hơn 1/3 trong tăng trƣởng hàng năm của nƣớc này là do ngành công nghệ thông tin mang lại, còn các ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công nghệ thông tin cũng chiếm khoảng 80% GDP. Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (nhƣ ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ cộng đồng, xã hội và chăm sóc sức khỏe…) ở các nƣớc
phát triển khác đã đóng góp trên 40% GDP. Tỷ lệ này ở Xingapo là: 57,3%; Nhật Bản: 53%; Canađa: 51% và Ôxtrâylia: 48%. Các cơ sở hạ tầng thông tin đƣợc đặc biệt quan tâm đầu tƣ và phát triển mạnh ở các nƣớc này. Đây là một trong số những lĩnh vực có mức tăng trƣởng cao.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có sự chú ý cao đến quá trình tri thức hóa nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1987 – 1997, chi tiêu nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ (R&D) ở Nhật Bản chiếm 2,80% GNP, cao hơn cả Hoa Kỳ (2,63%), và cao thứ nhì trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (2,82%), trong khi Xingapo đạt 1,13%, Malaixia đạt 0,24%, Inđônêxia đạt 0,07%, Philippin đạt 0,22%, Thái Lan 0,13%, Trung Quốc 0,66%. Số nhà khoa học và kỹ sƣ làm việc trong lĩnh vực R&D ở Nhật Bản cũng đạt con số cao nhất: 4909 ngƣời, trong khi ở Hàn Quốc là 2193 ngƣời, Xingapo 2318 ngƣời, Malaixia 93 ngƣời. Thái Lan 103 ngƣời, Inđônêxia 182 ngƣời, Philippin 157 ngƣời. Nhật Bản cũng dẫn đầu về số ngƣời đƣợc nhận bằng phát minh sáng chế, với 351.487 bằng, trong khi Hàn Quốc là 92.798 bằng, Xingapo: 8.188 bằng, Malaixia: 179 bằng… Đặc biệt từ năm 2000, chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể phát triển ngành công nghệ thông tin nhằm đuổi kịp Hoa Kỳ trong thời gian ngắn nhất, trong đó chú trọng đến việc hình thành một mạng bƣu chính viễn thông tốc độ cao, đẩy nhanh sự phát triển thƣơng mại điện tử, hình thành chính phủ điện tử và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tính đến năm 1999, mật độ sử dụng Internet và máy tính cá nhân trên 1.000 ngƣời ở Nhật Bản là 163,75 và 237,2, trong khi Xingapo đạt cao nhất 322,3 và 458,4, Hàn Quốc 55,53 và 156,8, Malaixia 23,53 và 58,6, Philippin 1,29 và 15,1…31
Nhƣ vậy, chỉ xét trên chỉ số cạnh tranh về công nghệ thông tin ứng dụng trong thƣơng mại điện tử đã nhận thấy rằng, những nƣớc có hạ tầng công nghệ thông tin ứng dụng trong thƣơng mại điện tử đã góp phần giảm chi phí dẫn đến giá thành một đơn vị sản phẩm, hàng hóa sẽ giảm. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hƣởng tiêu __________________________________________
31. Cục diện châu Á Thái Bình Dƣơng, GS.TS Dƣơng Phú Hiệp – PGS. TS Vũ Văn Hà. NXB Chính trị Quốc gia năm 2006.
cực đến sự phát triển của các nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển. Đó là tăng nợ nƣớc ngoài, nền kinh tế trở nên phụ thuộc hơn và dễ có những biến động dây chuyền; tăng sự phụ thuộc của các nƣớc chậm và kém phát triển vào các nƣớc phát triển, tăng mức độ chênh lệch giàu nghèo; tăng quyền lực của đồng vốn và gây tổn thất quyền lực cho các chính phủ và ngƣời lao động, tạo ra nguy cơ phát triển không đồng đều dẫn đến những thảm họa về kinh tế và xã hội ở quốc gia.
CHƢƠNG 3
VIỆT NAM THAM GIA VÀO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã có tác động mạnh tới nền kinh tế không chỉ của các quốc gia phát triển mà còn tác động đến các nƣớc đang phát triển. Thƣơng mại điện tử là một con dao hai lƣỡi đối với các nƣớc đang phát triển: Nếu đƣợc triển khai ở giai đoạn đầu và với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nƣớc, thƣơng mại điện tử có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doanh nghiệp không liên quan trực tiếp tới thƣơng mại điện tử. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trƣờng giữa các quốc gia có chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia và bất kỳ ai tham gia vào thị trƣờng sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã có những kinh nghiệm và quan hệ kinh doanh đƣợc thiết lập. Việc áp dụng thƣơng mại điện tử quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa và cả tới sự phát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trƣờng thế giới vào tay các nƣớc khác.
3.1. Tình hình phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
Theo Báo cáo Thƣơng mại điện tử năm 2009 của Bộ Công Thƣơng, thực trạng của thƣơng mại điện tử của Việt Nam sau bốn năm triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010”. Bộ Công Thƣơng đã tiến hành khảo sát 3.000 doanh nghiệp trong cả nƣớc (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2009); đối tƣợng là các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, qui mô và khu vực địa lý khác nhau; tổng số phiếu thu là 2.100 phiếu, trong đó 2.004 phiếu hợp lệ. Báo cáo Thƣơng mại điện tử đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai chính sách và pháp luật về TMĐT, cũng nhƣ hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp năm 2009. Báo cáo đƣa ra kết luận về tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam nhƣ sau: “Ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp đã đạt kết quả tốt; Thương mại điện tử đã phát triển rộng khắp các địa