Các nhà cộng đồng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 60 - 63)

Kiến trúc nhà sàn cộng đồng của người Ê-đê hầu như giống nhà sàn ở. Đó là nhà sàn, thường dài 13,5 mét và rộng 3,5 mét. Nhà sàn cộng đồng của người Ê-đê thường cao hơn các nhà sàn của người Chu-ru hoặc là Ra-glai. Ở bên trong nhà có phòng chung và cũng có bếp và một gian nhỏ để các đồ vật, đồ dùng.

Dù một số buôn Ê-đê không có nhà cộng đồng nhưng nhà cộng đồng truyền thống của người Ê-đê là nhà sàn dài. Nhà cộng đồng Ê-đê cũng được chia theo các gian. Đi đôi với đơn vị tính không gian trong nhà là gian, thì đơn vị tính kết cấu khung nhà vốn là bộ vì chia gian. Là nhà sàn, nên trong mỗi vì chia gian có một dầm sàn gọi là “đê” ứng với một đôi cột trong vì, tổng rất dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi, nên tính theo mặt nhà thì dầm và quá giang được xem như xà ngang, còn xà nối đầu cột các vì khác nhau là xà dọc.

Bộ khung nhà dài Ê-đê chỉ có cột, dầm, quá giang và xà dọc, và hoàn toàn không có kèo. Không có kèo nên vì chia gian là vì cột. Mỗi vì cột gồm có hai cột chôn thẳng xuống đất, cách nhau chừng 4 mét [2, tr. 83].

Sự vững chắc của vì, ngoài việc chôn chân cột, còn được gia cố bởi dầm sàn nối lưng chừng hai cột, trên đầu cột khoét ngoàm long máng dọc để đặt xà dọc nối các vì với nhau, sau đó mới quàng quá giang lên đôi xà dọc. Các xà dọc cứ kéo dài mãi chiều sâu ngôi nhà.

Nhà cồng đồng của các tộc người Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai thường cao nhất trong làng. Các nhà ở thấp hơn và được trang trí ít hơn nhà chung.

Nhà cộng đồng của các tộc người Ê-đê, Ra-glai và Chu-ru là nơi tiến hành các lễ hiến sinh. Cho nên không gian ở bên trong nhà được chia thành: phong chung, bếp, nơi để các bộ nhạc cụ chiêng và trống, những vò sành lớn ủ rượu cần, những vũ khí, những xương đầu thú săn được hay gia súc làm lễ hiến sinh.

Nhà cộng đồng của người Chăm là các tòa tháp. Điều dễ thấy là những tòa tháp Chăm từ nhiều thế kỉ trước để lại được xây dựng ở trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao.

Mỗi khu tháp Chăm là một đài kỷ niệm các thần linh hoặc vua chúa anh hung của vương quốc, nên đều xây ở trên đồi cao chinh phục cả vùng rộng, và đều mở cửa về hướng đông mặt trời mọc cũng là hướng của thần thánh.

Mỗi khu tháp là một quần thể kiến trúc, điêu khắc, trong cả cụm công trình luôn nổi lên một cây tháp chính cao to hơn cả, xây ở giữa, xung quanh có nhiều kiến trúc phụ.

Về cấu trúc quần thể, các tháp Chăm có hai loại. Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva (như tháp Dương Long). Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có mộ tháp trung tâm thờ thần Siva và các tháp phụ vây quanh (tháp Cánh Tiên, tháp Thủ Thiện,

tháp Thốc Lốc). Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỷ IX trở về

sau).

Về hình dáng, phần lớn các tháp Chăm đều có hình ngọn núi (Sikhara), trên các góc có các tháp nhỏ ứng với đỉnh núi nhỏ. Tuy kiến trúc núi có nguồn gốc truyền thuyết từ Ấn Độ nhưng với người Chăm, chúng lại biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm (núi = dương). Chất dương tính này còn bộc lộ rõ ở những tháp mô phỏng hình sinh thực khí nam. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có tháp có mái cong hình thuyền (tháp Bánh Ít) - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa cư dân Đông Nam Á.

Các tháp Chăm thường được xây trên mặt bằng gần như vuông, ba phía có cửa giả, chỉ phía đông có cửa ra vào, tường tháp dày, lòng tháp rỗng lên cao thu lại rồi bít kín. Trong tháp có thờ tượng thần, chân dung quốc vương hoặc lanh ga bằng đá.

Tháp được xây bằng gạch đỏ thẫm, mạch kết dính gần như không có mà liên kết rất chặt. Một trong những truyền thuyết Chăm nói rằng chất kết dính là nhựa cây chảy ra khi gạch nóng. Sức nặng của bản thân cây tháp cao 15 – 20 mét đè ép xuông thân và nền tháp càng làm cho cây tháp vững vàng. Mặt ngoài tháp hoặc được gắn các phù điêu đá, hoặc được chạm trực tiếp trên mặt gạch thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sức quyến rũ, đậm đà sắc thái Chăm [33, tr. 52].

Như vậy, dù là 5 tộc người Nam Đảo thuộc một nhóm, nhưng kiến trúc nhà cộng đồng của họ rất khác biệt. Nhà rông Gia-rai và các khu tháp Chăm nổi bật trong sự đa dạng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)