TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 35 - 38)

Căn cứ vào lịch sử người Nam Đảo đến Việt Nam theo hướng di cư từ vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông . Một bộ phận tổ tiên dân Nam Đảo mà đã vào bờ biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trở thành yếu tố cấu thành tộc người Việt. Có thể là người Chăm chính là những người đầu tiên đến ở dọc theo ven biển Việt Nam. Sau đó có một nhóm người chia ra đi lên núi…dần dần hình thành 4 tộc người khác (Gia-rai, Ê-đe, Ra-glai, Chu-ru). Ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-ru, Ra- glai. Trừ người Chăm tập trung dọc theo bờ biển Miền Trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Phú Yên, Khanh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn lại các tộc người khác đều cư trú ở Tây Nguyên.

Tuy là 5 tộc người khác nhau nhưng đời sống vật chất của họ có nhiều tập quán gần như đồng nhất. Tuy nhiên, phong tục tập quán của người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru lại có nhiều điểm không tương đồng với phong tục tập quán của người Chăm, cho dù cùng thuộc một hệ ngôn ngữ.

Chƣơng 2: MỘT SỐ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM NHÀ

Việc dựng nhà không chỉ là quá trình dựng các cột và tường mà còn bao gồm nhiều công việc chuẩn bị từ trước, các nghi lễ có liên quan và một số thủ tục không thể thiếu trong khi dựng cất.

Việc chọn đất để xây cất nhà là việc quan trọng nhất trong số các công việc xảy ra trước quá trình dựng cột, xây tường.

Người dân Nam Đảo chọn mảnh đất làm nhà phải rộng, vuông vắn, bằng phẳng. Người Chăm thì còn nghĩ rằng đất lý tưởng nhất khi dựng làng hay lập khuôn viên là có núi phía nam, sông phía bắc, cao phía nam, thấp phía bắc hoặc cao phía tây, thấp phía đông và đất có cây cỏ quanh năm xanh tốt [23, tr. 116].

Khuôn viên nhà truyền thống của người Chăm theo hình chữ nhật, chạy dài theo chiều đông – tây. Kích thước khuôn viên rộng hay hẹp tùy thuộc vị trí xã hội của gia chủ và người ta đóng cọc vào các vị trí theo thứ tự như khi chọn các hũ cơm rượu. Trung điểm là điểm giao hai đường chéo của 4 cọc ở 4 góc đông bắc - tây nam và đông nam - tây bắc được người Chăm cho là điểm “đại hỏa” (apuei kadhir). Khi dựng nhà, người ta phải tránh đặt cửa ra vào hay đặt phòng ngủ vào điểm “đại hỏa”. Nếu vi phạm, xem như các thành viên trong gia đình đang ở trên “đống lửa”, có thể dẫn đến cảnh khuynh gia bại sản, vợ chồng ly tán [14, tr. 143]. Bởi vậy, tục ngữ Chăm có câu:

Padeng thang maong talei Khieng likei kamei ruah aphun pajaih

(Dựng nhà xem dây,

Cưới vợ lấy chồng xem giống, xem tông).

Về mặt vị trí địa lý, các tộc người Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai thích chọn đất gần các bến sông, suối. Riêng người Gia-rai do cư trú gần sông lớn nên chân cột nhà sàn của họ thường cao hơn so với chân cột của nhà sàn các tộc người khác. Người dân Nam Đảo rất thích có rừng ở gần nhà, cũng như thích trồng cây ở ngoài sân và ở đằng sau nhà ở. Riêng người Chăm theo truyền thống không trồng cây gần nhà vì họ nghĩ rằng cây cối là nơi trú ngụ của ma quỷ. Nhưng hiện nay xu hướng này mất đi và chúng ta vẫn có thể thấy cây ở xung quanh khuôn viên người Chăm.

Người Nam Đảo kỵ làm nhà trên khu đất nghĩa địa, vì sợ bên dưới có hài cốt, trên đất chùa, đất nhà làng (nhà công cộng), sợ các vị thánh thần trừng phạt, trên đất ngã ba đường, sợ ma quỷ đến quấy nhiễu làm cho trẻ con ốm đau… [32, tr. 125]. Bởi

vậy, khi chọn đất làm nhà, người Nam Đảo xem xét rất kỹ và thông thường, họ có ba cách xem đất làm nhà như sau:

 Thầy cúng thông qua hình thức “đập đồng” giao tiếp với thần linh rồi nói cho

chủ nhà biết để quyết định làm nhà hay không làm trên mảnh đất đó.

 Chủ nhà dùng dao nhọn cắm xuống đất, rút lên nếu thấy dấu đất bám trên dao –

đất ẩm mát mẻ là đất lành, làm nhà tốt; ngược lại không có tí đất nào dính vào – đất khô cằn, long mạch xấu là đất dữ, làm nhà sẽ sinh ra ốm đau, bệnh tật… Người Chăm còn sử dụng một biện pháp khác nữa: chuẩn bị 6 hũ cơm (5 hũ nhỏ, 1 hũ lớn) vừa rắc men rượu, trong đó, một hũ lớn để ở nhà, còn năm hũ nhỏ mang ra ở 5 điểm của khu đất dự kiến chọn theo thứ tự: đầu tiên là góc đông – bắc, tiếp đến là góc tây – nam, đến góc đông – nam, góc tây – bắc, và cuối cùng tại điểm trung tâm – điểm hai đường chéo của bốn điểm trên giao nhau. Lễ này do Cả sư (Po Adhia) chủ trì, với lễ vật gồm 1 chai rượu, 3 quả trứng, trầu cau, nải chuối và thường tổ chức vào tháng 11 lịch Chăm, khoảng trung tuần tháng một dương lịch [14, tr. 142].

Qua ba ngày đêm, thầy cúng tới xem các hũ rượu, nếu 1 trong 6 hũ rượu có màu đen, mùi hôi, thối là thần đất không cho. Ngược lại, cả 6 hũ có màu trắng ngà, mùi thơm ngon là thần cho phép lập khuôn viên.

Sau khi xem xong, nếu tốt, cũng phải dâng lễ vật gồm một cặp gà và 5 mâm cơm cúng tạ các vị thần và sau đó đóng cọc lập khuôn viên.

Tục chọn đất của người Gia-rai và Ê-đê khác với người Chăm: thầy bói tìm đất bằng cách bà chủ lấy 7 hạt gạo đặt trên nền đất, lấy bát úp lên. Sau ba ngày ba đêm lật bát lên, nếu 7 hạt gạo còn nguyên là thuận. Ngược lại mất hạt gạo nào, thì phải đi tìm chỗ khác. Sau khi tìm được đất phù hợp và thuận, gia chủ tổ chức lễ biểu diễn chiêng trống trong 3 ngày, ăn uống reo hò [29, tr. 60]. Người Ra-glai cũng có truyền thống chọn đất giống người Gia-rai. Nhà của người Chu-ru không to như nhà của các tộc người khác trong nhóm Nam Đảo, và họ cũng thích chọn đất vuông vắn như người Chăm.

Người Ê-đê khi tìm được đất phù hợp phải có lễ hiến trâu. Người Ê-đê quan niệm rằng sau khi cúng đất thì đất này trở thành sở hữu tinh thần của chủ nhà. Ngay cả luật tục Ê-đê nói rõ: “Nếu người ta tìm cách chiếm đất của ngươi, ngươi sẽ chỉ cần đọc các ranh giới của nó… và hãy cúng cho đất một con trâu để nó nhận ra chủ của nó” [2, tr. 81]. Như vậy, đất đai không chỉ là sở hữu của làng và gia chủ, mà còn có giá trị tinh thần quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)