Chọn ngày, giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 40 - 50)

Khi chọn thời gian phù hợp nhất để xây cất nhà, trước hết người ta phải xem tuổi chủ nhà. Giống như người Việt “tạo tác gia cư tùy mệnh trạch” (làm nhà tùy thuộc vào từng năm tuổi), trước khi muốn tính chuyện làm nhà, người dân Nam Đảo cũng phải nhờ thầy bói xem tuổi.

Người Nam Đảo theo chế độ mẫu hệ nên quan niệm trông nom nhà cửa là việc của đàn bà, còn làm nhà là việc của đàn ông, nên khi làm nhà, người thường được xem tuổi là người chồng [16, tr. 46].

Những tuổi làm nhà tốt là: 31 tuổi, 35 tuổi, 37 tuổi, 40 tuổi, 44 tuổi, 46 tuổi, 55 tuổi, 58 tuổi, 62 tuổi, 64 tuổi, 68 tuổi, 73 tuổi và 77 tuổi. Ngoài những tuổi đó là những tuổi xấu, không được làm nhà. Tuy nhiên, có tuổi tốt nhưng năm đó chủ nhà bị sao xấu chiếu mệnh hay phạm vào năm xung, tháng hạn thì họ cũng không làm nhà. Chẳng hạn, người sinh năm Tý thì năm Mão kiêng không làm nhà, người tuổi Mùi thì không làm nhà vào năm Hợi…

Nếu như cần làm nhà mà chưa được tuổi, họ có thể mượn tuổi bằng cách nhờ cha, anh em, chú bác đứng ra với tư cách như là chủ nhà để làm thay. Những người này ngoài việc phải có tuổi nằm trong các độ tuổi đã quy định, còn là người khỏe mạnh, kinh tế dư dả, vợ chồng song toàn, con cái đề huề [35, tr. 315].

Muốn xem tuổi, chủ nhà phải mang lễ vật gồm một nải chuối, một gói trà, hai quả trứng gà, một chai rượu nhờ thầy bói xem tuổi và định ngày, giờ làm nhà.

Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam có quan niệm về hệ thống âm dương, và khi xây nhà, các tộc người Nam Đảo cũng căn cứ vào hệ thống này. Theo nó không gian và thời gian chia ra âm và dương:

Thuộc về dƣơng: Buổi sáng Ban ngày Nửa tháng đầu Hướng đông Bên trái Mặt trời Bầu trời Số chẵn Thuộc về âm: Buổi chiều Ban đêm Nửa tháng cuối Hướng tây Bên phải Mặt trăng Quả đất Số lẻ

Ngoài việc xem tuổi của chủ nhà và hệ thống âm dương, người Chăm và một số người Chu-ru còn chọn ngày, giờ xây cất nhà theo lịch Chăm. Người Chăm quan niệm con người là vũ trụ thu nhỏ, do âm dương phối hợp sinh ra. Vì thế, qua con người có thể thấy được cả lịch thời gian.

Chiều cao của mỗi người bằng chiều dài của sải tay và bằng 8 gang tay người ấy. Khoảng thời gian trong một ngày kể từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn bằng thời gian một đêm và bằng 8 “giờ”. Ngày có bốn “giờ” sáng (khoảng từ 6 giờ đến 12 giờ) và bốn “giờ” chiều (khoảng từ 12 giờ đến 18 giờ). Từ 18 giờ đến 24 giờ có bốn “giờ”, còn từ 0 đến 6 giờ tức là từ nửa đêm đến khi mặt trời mọc là lúc âm dương phối hợp, sinh vật sinh nở nên quên đi thời gian không tính. Như vậy, một “giờ” lịch Chăm có tới 90 phút. Tuần thì cũng có 7

ngày, người Chăm lấy ngày thứ tư làm cơ sở [35, tr. 473].

Lịch Chăm tính tháng theo tuần trăng, nhưng không hoàn toàn khớp với âm lịch, mà bám gần sát âm lịch. Nửa đầu mỗi tháng (từ ngày trăng non đến ngày trăng tròn) là ngày dương, tháng đủ có 15 ngày dương, tháng thiếu chỉ có 14 ngày dương và bao giờ cũng không có ngày mùng sáu và tính thành mùng bảy. Nửa cuối mỗi tháng (từ ngày trăng tròn đến ngày hết tháng) là ngày âm, tính

từ ngày mùng một âm đến 15 âm, tháng nào cũng có đủ 15 ngày âm. Như vậy, tháng đủ có 15 ngày dương và 15 ngày âm, tháng thiếu có 14 ngày dương và 15 ngày âm. Các tháng lẻ luôn đủ, các tháng chẵn luôn thiếu; riêng tháng 12 thuộc năm đủ thì có 30 ngày, thuộc năm thiếu chỉ có 29 ngày. Năm đủ có 355 ngày, năm thiếu có 354 ngày. Cứ ba năm lại có một năm nhuận, thêm tháng 13 có 29 ngày [35, tr. 473].

Khi xây dựng nhà cửa người Chăm phải căn cứ vào lịch Chăm và việc chọn tháng, ngày, giờ đối với người Chăm là rất hệ trọng . Cho nên khi tính tháng tốt và xấu, các thầy cúng Chăm thường dựa vào cuốn Tacơvi viết bằng chữ Chăm cổ. Theo đó (theo lịch Chăm):

Tháng 1: Khởi nguồn đầu năm, dành riêng cho việc lễ cúng trừ ôn ở nhà làng. Sau đó là lễ cúng cầu an ở các gia đình, dòng họ.

Tháng 2: Dành riêng cho làm lễ cúng trời đất ở ngã ba sông và lễ cúng khai mương máng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tháng 3: Liên quan đến gieo trồng, thu hoạch, ấm no, hạnh phúc nên được chọn làm nhà, cưới vợ và đầu tư sản xuất.

Tháng 4: Hao tài, tốn của, liên quan đến tang ma nên không làm nhà, dựng vợ gả chồng hay đi xa.

Tháng 5: Hao tài, tốn của, không làm nhà, đám cưới.

Tháng 6: Tiểu hỉ, làm đám hỏi, đám cưới và làm nhà sau ngày 15 trở đi. Tháng 7: Đại hao, làm lễ cầu an các vị thánh thần tại các đền tháp, không làm nhà, đám cưới.

Tháng 8: Đại hỉ, làm nhà, cưới vợ.

Tháng 9: Xấu, không làm nhà, đám cưới.

Tháng 10: Đại lộc, liên quan đến thu hoạch hoa màu, nên làm lễ cúng bái cầu an ở nhà, nhà làng. Từ ngày 15 trở ra làm lễ đám cưới, làm nhà, dựng nhà.

Tháng 11: Đại hỉ, làm tất cả công việc; từ ngày 15 trở ra làm lễ đám cưới và làm nhà.

Tháng 12: Đại hỏa, không làm các lễ cúng và tối kỵ làm đám cưới, làm nhà và dựng nhà.

Như vậy, theo người Chăm, những tháng tốt cho việc dựng nhà là các tháng: 3, 6, 8, 10 và 11. Còn các tháng 1, 2, 4, 5, 7, 9 và 12 là xấu, tuyệt đối kiêng kỵ.

Về ngày, người Chăm chọn các ngày 2, 6, 10 và 12 của hạ tuần trăng. Trong số các ngày trong tuần, thứ hai, thứ tư, thứ bảy và chủ nhật đều có thể dựng nhà, nhưng thứ tư được chọn nhiều hơn cả vì theo họ, đó là ngày thổ, làm nhà ở mát mẻ, sinh nhiều con. Ngoài ra, khi dựng nhà, người ta còn phải chọn giờ. Tất cả các ngôi nhà của người Chăm đều dựng vào buổi sáng và theo họ, giờ dựng nhà tốt phải là giờ “hoàng đạo” hoặc giờ “vương giả” [14, tr. 151]. Các giờ này tùy thuộc vào từng ngày. Chẳng hạn, các ngày 1, 7, 11 (thượng hay hạ tuần trăng), giờ “hoàng đạo” là giờ thứ 2 và 3; các ngày 6, 8 (thượng hay hạ tuần trăng), giờ thứ 4 và thứ 5 là giờ “vương giả”.

Như vậy, việc chọn ngày và giờ để xây nhà rất phức tạp và phải có sự tham gia của thầy bói. Sau khi chọn được ngày phù hợp, người Nam Đảo bắt đầu lo việc chọn gỗ.

2.4. Chọn gỗ

Nguyên vật liệu làm nhà của người Chăm, Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai có nhiều loại, như gỗ, tre, lồ ô, đất, cỏ tranh săng, rạ, đất sét, rơm, cát, dây mây…, trong đó gỗ là nguyên vật liệu quan trọng nhất. Trừ gỗ mun, gỗ ké, cây săn đá và gỗ hương, còn lại các loại gỗ khác đều được người dân Nam Đảo sử dụng làm nhà. Người ta không bao giờ dùng cây hương (giáng hương) để làm nhà hoặc đóng bàn ghế vì dù có mùi thơm nhưng cây này rất độc. Hơn nữa, cây

này khi bị đốn chảy ra nhựa giống như máu làm chết “hồn” cây, nếu dùng làm nhà ở sẽ ốm đau, bệnh tật. Còn gỗ ké, gỗ trăn người ta dùng để làm đền, chùa cúng thần linh. Nếu dùng làm nhà sẽ bắt hồn người đi nên không ai dám dùng để làm nhà. Người ta còn kiêng dùng gỗ mun, vì khi chà xát với nhau không có lửa và họ cho rằng, cây này thần lửa (Yang) đã đốt cháy đen (vì gỗ mun màu đen) nên không còn “hồn”, nếu dùng làm nhà sẽ sinh ra ốm đau, bệnh tật, chết chóc. Ngoài ra, gỗ mun có màu đen mà theo người Chăm, màu đen là đêm tối, nơi sống của ma quỷ, nếu đốn về làm nhà, ma quỷ sẽ ám làm cho mọi người trong nhà ốm đau, sống không hòa thuận [25, tr. 31].

Trong việc dựng nhà, các tộc người nhóm Nam Đảo rất thích dùng gỗ tốt như cẩm xe, cẩm liên, cà chit… để làm cột; gáo giấy, bằng lăng, tiêu liêu… để làm đòn dông, đòn tay; cây vít, mằng tăng…để làm rui.

Riêng người Chăm khi xây nhà tục dùng cây trâm bầu núi để làm cột. Theo họ, cây trâm bầu thể hiện mong muốn sinh sôi phát triển nhanh như loại cây này được nêu trong tục ngữ Chăm: “Thro yau hala mâlan, lah adhan yau pleng” (Bò như cây trâm bầu, đẻ nhánh như cây sả). Cây này cũng thể hiện rõ nguyên tắc dựng nhà của một số nhóm người Nam Đảo, chẳng hạn, như người Malay: “Một nhà – một cây”. Theo đó, 9 cây cột nhà chính phải được tách ra bằng nhau từ cùng một thân cây đã được đẽo thành hình vuông và khi dựng, vị trí các cột phải tương ứng với vị trí của chúng ở cây gỗ mẹ. Cùng một cụm (bụi) cây trâm bầu có 9 cây để làm 9 cột (3 cột chính và 6 cột phụ). Nếu không đủ hoặc không có trâm bầu, người Chăm phải dùng loại cây khác thì phải làm phép

coi như đã có đủ 9 cây trâm bầu [14, tr. 52].

Tre, nứa cũng không thể thiếu đối với nhà truyền thống của người Nam Đảo. Ngoài việc sử dụng để làm nhà như đan tấm lợp, làm cột tường vách, liên kết rui mè, lát sàn… tre và nứa còn dùng để làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia

cầm, hàng rào, và nguyên liệu cho việc đan lát các dụng cụ sinh hoạt thường ngày và các thứ vật dụng khác.

Nguyên vật liệu lợp nhà của người Nam Đảo chủ yếu là cỏ tranh. Ngoài ra người ta còn dùng rạ, lác và cả cỏ căm cu ở trên rừng để lợp nhà.

Gỗ làm nhà được khai thác chủ yếu ở địa phương. Người ta đi tìm gỗ theo nhóm, nhóm đông tới 20 - 30 người; làm lán ăn, ngủ luôn trong rừng, nhanh thì 5 – 7 ngày, chậm tới nửa thàng, đến khi nào đốn đủ số gỗ mới về buôn, plei, palei… Những người đi đốn gỗ thường là những người trong dòng họ, trong làng đi làm đổi công cho nhau.

Việc chọn gỗ để xây nhà phải thật sự kỹ, nên mỗi nhóm đều phải có một người thợ chính biết tính toán số lượng gỗ, biết chọn cây và quan trọng hơn là tránh được các loại cây cấm kỵ. Người dân Nam Đảo kỵ các loại cây sau:

 Cây chết ngọn. Nếu dùng nó làm cột nhà thì gia chủ sẽ không phát triển

và tàn lụi như thân cây.

 Cây có dây rừng leo. Nếu dùng nó làm nhà, thì gia chủ sẽ bị nợ nần dây

dưa.

 Cây bị thối ruột. Nếu dùng nó làm nhà, thì gia chủ sẽ bị mắc bệnh về

đường ruột.

 Cây có ổ kiến. Nếu dùng nó làm nhà, thì con người sẽ mắc các chứng

bệnh nan y.

 Cây có cây tầm gửi bám. Nếu dùng để làm nhà, thì ngôi nhà sau này sẽ bị

người khác chiếm đoạt.

Người Nam Đảo quan niệm, cây gỗ cũng có “linh hồn” như con người nên có nhiều kiêng kỵ và có lễ cúng khi đi đốn gỗ. Đoàn đi đốn gỗ khởi hành, nếu khi ra khỏi nhà, ra cửa ngõ bị đụng đầu vào cửa hay bị vướng vào vật gì, coi như

bị trở ngại, phải vào nhà đợi giờ khác mới xuất hành; ra khỏi nhà thấy chó dính lẹo, thấy trâu húc nhau hoặc gặp cây đổ chắn ngang trước mặt là điểm không hay, phải trở về đợi giờ khác [23, tr. 126].

Theo quan niệm của người Nam Đảo, rừng là tài sản chung của cộng đồng, nhưng mỗi khu rừng đều có các vị thần linh quản lý nên khi vào tới nơi, họ phải làm lễ cúng xin phép. Địa điểm làm lễ là ở dưới gốc cây cổ thụ hoặc khu đất bằng phẳng ở cạnh khe suối. Lễ vật gồm: 3 quả trứng, rượu, sáp, trầm, 5 miếng trầu cau, nước trà, bánh trái và hoa quả [23, tr. 152]. Người đứng ra tổ chức thường là ông thợ chính, nhưng khi làm lễ, mọi người đều vào lễ bái, cầu xin các vị thần phù hộ cho việc đốn gỗ được suôn sẻ, cầm chắc chiếc rìu, không chặt vào chân; đêm ngủ không bị rắn, rết, thú dữ cắn, ma rừng trêu chọc; đốn cây khi đổ không bị gác vào cây khác, vận chuyển về nhà được an toàn.

Lễ xong, mọi người đi làm lán trại, còn ông thợ chính thì đi tìm chọn gỗ và những cây nào định lấy thì chặt ba nhát rìu làm dấu. Những cây này coi như đã thuộc quyền sở hữu của mình và người khác đến sau thấy thế không chặt nữa. Sau khi tìm, lựa chọn và đánh dấu đủ số gỗ để làm một căn nhà, ông thợ chính phân công cho từng nhóm, mỗi nhóm 2, 3 người, trong đó có một người trưởng nhóm; nhóm thì đốn cây làm cột, nhóm chặt cây đòn tay, riêng ông thì đốn cây làm đòn dông – cây “bản mệnh” của chủ nhà.

Mỗi năm người ta chỉ làm một ngôi nhà, giống như người phụ nữ mỗi năm chỉ sinh được một lần, nên mỗi lần lên rừng, họ chỉ chặt đủ nguyên liệu cho một ngôi nhà. Trường hợp nhà bếp (sang ging) và nhà tục (sang ye) của người Chăm là khác, nếu có điều kiện có thể kết hợp chuẩn bị cùng với nhau [14, tr. 146]. Nguyên vật liệu làm một ngôi nhà chỉ được khai thác trong một vùng, không được cách đồi, cách suối.

Khi chặt cây, người trưởng nhóm chặt 3 nhát rìu đầu thì dừng lại, nghỉ ngơi, têm trầu khấn xin phép và mời thần cây trầu, rồi mới tiếp tục chặt. Khi cây

ngã phải hú 3 tiếng, cầm rìu đến ngọn chặt 3 nhát rìu và theo giải thích của một số người là để tiễn hồn cây ra khỏi xác [23, tr. 52].

Những cây gỗ được coi là tốt nhất, nếu dùng xây dựng nhà cửa, về sau gia chủ sẽ làm ăn khá giả là những cây có tán lá xum xuê; khi đốn ngã nằm sát đất, cây ngã không kêu, gà không cục tác.

Khi đốn cây ngã, người ta rất kỵ những trường hợp sau:

 Cây ngã bị vướng vào nhánh cây khác, khi dùng làm nhà, gia chủ hay gặp

các cuộc ẩu đả níu kéo tóc nhau.

 Cây ngã, nhưng thân còn vướng vào gốc, giống như hình ảnh chống cằm

khóc lóc và nếu dùng làm nhà, gia chủ sẽ gặp cảnh chống cằm khóc lóc do nợ nần.

Đặc biệt, kiêng kỵ nhất là cây gỗ chặt gần đứt, nhưng không ngã ngay mà ngã từ từ có tiếng kêu như hơi thở u, u…u và người ta cho đó là gỗ “kêu”, gỗ uốn mình thì phải loại bỏ ngay.

Thường các tộc người Ê-đê, Gia-rai, Chu-ra, Ra-glai không có kiêng kỵ nào về hướng ngả của cây, nhưng riêng người Chăm coi điều này rất quan trọng đối với nhà bếp, và đặc biệt là nhà tục. Ở đây, vị trí các cây tương ứng với vị trí ở nhà tục; khi ngã theo hướng quy định, sao cho ngã chụm vào nhau. Ba cây cột giữa (cột hạng nhất – ageng podeng), cây cột thứ nhất gốc ở đông - bắc, ngọn ngả về tây - nam và cây cột thứ ba thì ngược lại, gốc tây - nam, ngọn thì đông - bắc (cây cột thứ hai nằm giữa hai cây cột trên thì thế nào cũng được). Tương tự là 6 cây cột hạng 2 (ageng tamaih):

cây cột thứ nhất: gốc ở đông - nam, ngọn ngả về tây - bắc; cây cột thứ 2: gốc ở đông - bắc, ngọn ngả về đông - nam; cây cột thứ 3: gốc ở bắc, ngọn về nam;

cây cột thứ 6: gốc ở tây - nam, ngọn về đông - bắc.

Cây đòn dông nhà tục cũng thế, khi ngả chỉ được đổ về hướng tây hoặc hướng đông, không được ngả về hướng bắc hoặc hướng nam [14, tr. 147].

Khi chọn và đốn đủ số gỗ thì các tộc người nhóm Nam Đảo bắt đầu lo về việc đưa gỗ về buôn (palei, plei…). Thường người ta cử một người trong đoàn chạy về nhà lấy xe chở gỗ và báo cho chủ nhà biết để chuẩn bị lễ vật, chè xôi, cơm nước, bánh trái… đón xe cây.

Trước khi khiêng gỗ lên xe, phải cúng một lần nữa để từ biệt các vị thần và cầu mong cho xe về đến nhà được an toàn.

Lễ vật cúng gồm có hai quả trứng gà và một chai rượu. Cúng xong khiêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)