Lễ động thổ hay đóng cọc nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 51 - 54)

Sau khi làm xong lễ tẩy uế gỗ, ông thầy làm lễ động thổ hay còn gọi là lễ đóng cọc nhà. Đây là lễ rất quan trọng, trước khi đóng cọc phải xem kỹ long mạch, xem ngày giờ để làm lễ. Ông thầy cúng dân gian là người chủ trì nghi lễ này phải cao tay và lễ vật chủ yếu gồm một mâm cơm với con gà luộc. Nếu không làm đủ các thủ tục nghi lễ, không bắt được long mạch thì không những ông mà cả gia đình ông và cả gia đình chủ nhà sẽ mang họa.

Vì vậy, ông phải xem kỹ long mạch của đất để không chỉ việc đóng cọc dựng các ngôi nhà, nhất là nhà tục của người Chăm và nhà rông của Gia-rai, mà còn cả việc chôn nhau cắt rốn ảnh hưởng đến tương lai sau này của đứa trẻ.

Người Chăm quan niệm, long mạch là vị trí của “con rồng” dưới đất và theo họ, con rồng có 12 vị trí (thập nhị long hình) như đầu, lưng, đuôi, bụng,

miệng, mắt, mũi, cổ, chân…, trong đó 4 vị trí quan trọng nhất là đầu, đuôi, lưng và bụng. Tùy vào giờ, ngày, tháng, năm mà đầu, đuôi, lưng, bụng của con rồng nằm ở vị trí theo những hướng khác nhau và thầy cúng phải biết. Nếu như không biết tư thế nằm của con rồng, đóng cọc trúng những bộ phận kiêng kị trên thân thể của nó thì sẽ chuốc lấy những điều tai họa. Cổ thư đã ghi, nếu đóng cọc trúng vào đầu con rồng, cả hai vợ chồng sẽ bị chết; đóng cọc trúng lưng, chồng sẽ bị chết; đóng cọc trúng đuôi, vợ sẽ bị chết… Chỉ đóng cọc ngay bụng con rồng thì mới tốt, mới an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình căng dây, đóng cọc, thầy cúng cũng phải chỉ cho mọi người biết những vị trí của con rồng cần tránh, không được bước qua. Chẳng hạn, nếu bước qua miệng thì sẽ bị nó cắn, nếu bước qua đầu thì sẽ bị húc, còn sẽ bị đâm nếu bước qua vây… Chỉ được bước qua mình của con rồng mà thôi [14, tr. 156].

Để xác định vị trí chính xác của con rồng, mang lại những điều tốt lành, tránh những rủi ro, tai họa, trong cổ thư Chăm ghi rõ thời gian rồng dưới đất chuyển hướng cụ thể như sau [14, tr. 157]:

Giờ rồng đất chuyển hướng:

Giờ Chăm Giờ Hà Nội Vị trí con rồng

1 giờ 6:00 – 7:30 đầu: hướng đông

2 giờ 7:30 – 9:00 đầu: hướng bắc

3 giờ 9:00 – 10:30 đầu: hướng nam

4 giờ 10:30 – 12:00 đầu: hướng đông – bắc

5 giờ 12:00 – 13:30 đầu: hướng tây

6 giờ 13:30 – 15:00 đầu: hướng đông – nam

7 giờ 15:00 – 16:30 đầu: hướng bắc

8 giờ 16:30 – 18:00 đầu: hướng tây – nam

Chu kỳ 1 vào các tháng 1, 2, 3 (lịch Chăm) con rồng có vị trí là đầu – hướng tây, đuôi – hướng đông, lưng – hướng bắc và bụng – hướng nam.

Lúc này, nếu làm lễ động thổ, đóng cọc hướng nam; làm lễ dựng nhà, đặt đầu cột nằm hướng tây – nam thì gia chủ về sau an cư lạc nghiệp, có nhiều của cải.

Chu kỳ 2 vào các tháng 4, 5, 6 (lịch Chăm) con rồng có vị trí là đầu – hướng bắc, đuôi – hướng nam, lựng- hướng đông và bụng – hướng tây.

Khi đó làm lễ đóng cọc ở phía tây; làm lễ dựng nhà, đặt đầu cột nằm hướng đông – bắc thì gia chủ về sau an cư lạc nghiệp, con cháu đầy đàn, sống thọ và nhiều của cải.

Chu kỳ 3 vào các tháng 7, 8, 9 (lịch Chăm) con rồng có vị trí là đầu – hướng đông, đuôi – hướng tây, lưng – phía nam và bụng – phía bắc.

Vào thời điểm này, làm lễ động thổ, đóng cọc hướng bắc; làm lễ dựng nhà đặt đầu cột nằm hướng tây – bắc thì gia chủ sau này sẽ có đầy tớ và con cháu đầy nhà, an cư lạc nghiệp, giàu có.

Chu kỳ 4 vào các tháng 10, 11, 12 (lịch Chăm) các vị trí của con rồng như sau: đầu – hướng nam, đuôi – hướng bắc, lưng – hướng tây, bụng – phía đông.

Trong thời kỳ này, cổ thư ghi rõ, làm lễ động thổ, đóng cọc ở hướng nam; làm lễ dựng nhà, đặt đầu cột nằm hướng đông – nam thì gia chủ về sau sẽ an cư lạc nghiệpm con cháu hưởng nhiều phúc lộc và sống trường thọ [14, tr. 159].

Người Ê-đê và Gia-rai làm lễ này để thờ Yang. Theo quan niệm 4 tộc người Nam Đảo (trừ người Chăm), Yang là thần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gia đình và cả buôn làng. Thờ Yang là việc quan trọng nhất trước khi xây nhà.

Ông thầy làm lễ cúng xong, đọc thần chú rồi đứng lên đi ba bước về phía trước, mang theo một chiếc xà beng, 9 cái cọc, đi xung quanh 9 vòng theo chiều quay của kim đồng hồ, vừa đi vừa đọc thần chú mời các vị thần chứng kiến lễ

đóng cọc dựng nhà. Mỗi vòng dừng lại một hướng, ngồi xuống đọc thần chú và vẽ bùa rồi đóng các cọc trên đất nơi sẽ dựng cột.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)