Lễ khánh thành nhà mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 54 - 56)

Sau khi dựng xong hàng cây chân vách, thì tiến hành lễ khánh thành nhà mới. Tuy vậy, việc dọn lên nhà mới có thể thực hiện trước một thời gian dài, khi chưa làm lễ khánh thành.

Người Ê-đê tổ chức lễ hiến sinh và ăn uống mời cả buôn đến xem nhà

mới. Nữ giới là đoàn người đầu tiên được bước lên nhà mới. Họ mang theo nước

lửa để sưởi ấm và tưới mát cho nơi ở mới mẻ này. Trong lễ hiến sinh mừng

khánh thành nhà mới ông chồng chủ nhà sẽ là người uống đầu tiên, trước cả tất cả đám phụ nữ. Lễ hiến sinh thường diễn ra trong khuôn khổ của ngôi nhà, và đặc biệt ở phòng chung [2, tr. 175].

Người Gia-rai dựng nhà xong mở hội 3 hôm, tổ chức biểu diễn chiêng trống. Bộ phận không thể thiếu được trong lễ khánh thành nhà mới của người Gia-rai là lễ ăn trâu. Ăn trâu có nghĩa là được hưởng các thức ăn sau khi cúng thần linh bằng thịt và máu trâu. Con trâu làm lễ cúng thần phải là con trâu đực to khỏe, màu đen. Người ta buộc con trâu vào cây trụ cúng thần bằng một sợi dây mây đan công phu, đẹp. Hai sừng trâu có buộc hai ống lồ ô chuốt hoa thật, đuôi trâu được tết những tua chỉ trắng và chỉ màu, trâu quật sẽ tạo nên những vòng rực rõ [29, tr. 198].

Một toán nam nữ thanh niên mặc những chiếc váy, chiếc áo lễ đẹp, nhảy múa quanh con trâu. Họ vừa múa vừa hát suốt đêm, theo nhịp chiêng, trống rộn rang. Hát xướng, múa nhảy để cúng thần linh rồi người ta làm thịt trâu, chủ yếu là để lấy máu. Máu trâu cúng thần được đem xoa lên người, xoa vào bồ thóc lúa, vừa xoa vừa đọc lễ ca.

Người Chăm khi tổ chức lễ khánh thành nhà mới, trước hết phải mời ông thầy cúng tạ tổ phụ gia đình, ông bà tổ tiên, thần thổ địa, các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho gia chủ được an cư lạc nghiệp; người, vật nuôi, cây trồng sinh sôi nảy nở, ăn không vơi, múc không cạn. Lễ do thầy cúng chủ trì với lễ vật gồm 5 mâm cơm, canh cá, cá kho (tốt nhất là cá quả), chè, xôi, trầu cau, chuối, 3 quả

trứng gà, xị rượu và bình tra. Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị 2 hũ đựng gạo mới (1 chiếc to, 1 chiếc nhỏ) và 1 chiếc giỏ đựng bộ dụng cụ gồm có rìu, rựa, đục, chà tay. Cúng xong, thầy hướng dẫn đôi vợ chồng đong đầy hai hũ gạo, mỗi hũ có gáo dừa để đong và bê vào đặt trong phòng ngủ. Sau lễ họ ăn uống trong nhà và sau khi ăn xong mới dọn đồ vào ở [14, tr. 162].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)