Nhà trong quan niệm của các tộc ngƣời nhóm Nam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 32 - 35)

Ăn và ở là hai yêu cầu được đặt ra ngay từ buổi đầu tiên con người vừa mới hình thành. Đồng thời với quá trình tiến hóa, nhất là từ khi văn hóa đã đạt đến trình độ văn minh, thì môi trường ở không chỉ là chỗ trú ngụ, mà còn phải thỏa mãn một cảm quan thẩm mỹ nhất định. Với sự phát triển của xã hội, kiến trúc cũng phát triển, bên cạnh kỹ thuật xây dựng, càng phải chú ý nhiều đến nghệ thuật. Cả hai mặt kết cấu và thẩm mỹ đều được nâng cao và hòa quyện vào nhau, trong đó phải quan tâm đặc biệt

đến hoàn cảnh thiên nhiên, quan hệ xã hội, phong tục tập quán và trình độ khoa học kỹ thuật.

Tổ tiên người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam từ lúc đầu đã rất chú trọng đến việc lập làng và dựng nhà. Trong nền văn minh nông nghiệp, người nông dân sống trong một môi trường khoáng đạt, sinh hoạt theo chu kỳ thời gian là mùa vụ, và nghỉ ngơi theo hội hè, tết nhất, tạo nên một nhịp sống thong thả. Với nền kinh tế nông nghiệp, người nông dân hiểu rõ đất, nước, cây trồng và vật nuôi, do đó mà họ thực sự gần gũi và yêu mến thiên nhiên. Trong khi khai thác thiên nhiên và khí hậu để làm ăn sinh sống, người Nam Đảo đã tạo dựng những công trình kiến trúc thích hợp, biểu hiện ở làng xóm của cả cộng đồng và nhà cửa của từng gia đình.

Tham gia vào sự hình thành làng xóm có vai trò to lớn của các yếu tố tinh thần là tình họ hàng, nghĩa xóm giềng và nhiều phong tục tập quán khác mang màu sắc truyền thống huyền nhiệm. Việc tìm kiếm đất đai để lập buôn, plei… rất được coi trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả cộng đồng dân làng. Đối với người Nam Đảo, khi bắt đầu lập buôn, plei… hoặc vì dịch bệnh hay cạn kiệt nguồn nước mà phải di dời đến nơi khác, họ thường chọn những nơi đất tốt làm được nương rẫy, gần nguồn nước, đi lại thuận tiện. Người Chăm thích những nơi đồng bằng, còn các tộc người Chu-ru, Ra-glai, Gia-rai và Ê-đê thường chọn chỗ bằng phẳng, gần nguồn nước, rừng.

Trước khi xây nhà, người ta phải mời thầy cúng bói xem Yang có cho phép không. Trong cả quá trình dựng nhà thầy cúng là người không thể không có mặt. Thầy cúng giúp gia chủ chọn ngày, giờ xây cất nhà, hướng nhà, chọn gỗ, đất và tiến hành một số nghi lễ liên quan tới việc dựng nhà.

Nhà của các tộc người Nam Đảo không dùng đến đinh, hoàn toàn là mây tre buộc và gá ngàm gỗ vào nhau. Cũng hiếm khi dùng bào, đục, cưa, mà chỉ với những chiếc dao, rìu do chính thợ rèn của họ làm ra.

Sau khi việc dựng nhà được hoàn thành và thầy cúng đã làm xong các nghi lễ cúng thần Yang, người dân sẽ lo trang trí nhà mới. Trên thân cột gian khách, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính, có khi bằng một cây gỗ xẻ bớt chiều rộng để có một

cây cột nhà hình hộp, người họa sỹ chân đất Gia-rai, Ê-đê… sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên những hình ảnh quen thuộc, thường xuất hiện trên thổ cẩm. Còn trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, người thợ sẽ khắc nổi lên đó hình những con vật quen thuộc đối với cư dân Tây Nguyên, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân…

Nhà truyền thống của dân Ê-đê, Ra-glai, Gia-rai, Chu-ru là nhà sàn. Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, hoặc thêm một cặp vợ chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Càng nhiều con, nhà càng dài [23, tr. 111].

Còn nhà ở của người Chăm hầu như không mang đặc điểm chung với nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo khác. Nhà của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn.

Nói đến nhà của người Nam Đảo, không thể không chú ý đến nhà cộng đồng. Trong cả nhóm gồm 5 tộc người chỉ có người Gia-rai mới có nhà cộng đồng chung là

nhà rông. Người Gia-rai quan niệm nhà rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo

trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu... và người lạ không được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng. Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hoá Gia-rai thì nhà rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hoá tâm linh rất bền vững của người Gia-rai. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là niềm vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ.

Nhà trong quan niệm của người Nam Đảo được coi như một vật có phần linh thiêng, vì nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của các vị thần (Yang). Hơn nữa, nhà là môi trường sản sinh, tích hợp, giữ gìn và lưu

truyền văn hóa của gia đình và cộng đồng. Chính trong nhà diễn ra nhiều việc quan trọng như sinh đẻ, cưới xin, tang ma.

Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là những tộc người không có tập quán du cư, cho nên vai trò làng và vai trò nhà trong cộng đồng của các tộc người này vô cùng quan trọng. Tất cả mọi việc bắt đầu từ làng, còn làng thì bắt đầu từ nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm nam đào ở tây nguyên việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)