b. Tính từ có chức năng định ngữ
3.2.4. Tính từ kết hợp với động từ trong tiếng Việt
Tính từ khi kết hợp với động từ cũng suất hiện ở hai vị trí. Đó là vị trí đứng trước động từ và vị trí đứng sau động từ. Khi tính từ kết hợp với động từ nó
thường giữ chức vụ định ngữ cho động từ. Khi bàn về thành phần làm định ngữ
GS.TS Đinh Văn Đức viết: “Trong tiếng Việt có nhiều từ loại giữ chức năng định ngữ cho danh từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ.)
Ví dụ: Vườn cam, bể bơi, nhà mới, nhà ta, tầng sáu
DT ĐT DT ĐT DT TT DT ĐT DT ST
Vậy việc thu hẹp khả năng làm định ngữ cho danh từ và việc mở rộng khả năng làm định ngữ cho động từ là nét nổi bật cho tính từ tiếng Việt về mặt chức vụ cú pháp.” [ 16, 194]
Tính từ đứng sau động từ, đây là kết hợp phổ biến mà chúng ta thường gặp.
Ở vị trí này, tính từ làm định ngữ cho động từ (PGS.TS Đào Thanh Lan cho đây
là trạng tố của động từ). Vai trò của nó là làm rõ nghĩa, bổ nghĩa, chi tiết hố động từ đứng trước nó. Điều này, chúng ta thấy được qua các ví dụ:
(38) “Đêm nay trăng xuống phủ trắng mờ Anh lính ngồi kia đi vẩn vơ ” ĐT TT
(Người lính đêm)
(39) “Anh thấy em, mình gió thổi thổi nghiêng nghiêng ĐT TT
Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền.” (Một tiếng rao đêm)
So với kết hợp danh từ - tính từ thì kết hợp động từ - tính từ ít hơn nhưng cũng đáng chú ý vì kiểu cấu trúc này thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ, ít thấy trong tác phẩm văn học. Chúng tơi xin dẫn một vài ví dụ:
(40) Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ.
ĐT TT
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ.
(Tâm tư trong tù)
(41) Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh.
ĐT TT
(Tâm tư trong tù)
(42) Trừng trừng trông ngược trông xuôi.
TT ĐT
Trông vào bếp lửa một nồi cơm to. (Bà má Hậu Giang)
Tóm lại, khi kết hợp với động từ, nhưng đứng trước động từ, thì về chức
năng nó cũng làm định ngữ cho động từ nhưng về ý nghĩa nó lại có sắc thái khác. Theo chúng tơi khi tính từ làm định ngữ cho động từ nếu đứng ở vị trí sau của động từ nó có nhiệm vụ làm rõ nghĩa cho động từ đứng trước nó. Nhưng khi tính
từ đứng trước động từ thì ngồi ý nghĩa này nó cịn có sắc thái nhấn mạnh, làm
nổi bật đặc trưng của tính từ.
Qua các ví dụ về khả năng kết hợp của tính từ với động từ trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, chúng ta thấy rõ sự khác biệt về chức vụ ngữ pháp của loại từ này.
Trong tiếng Anh, tính từ chỉ đứng sau động từ mà nó bổ nghĩa, đặc biệt
động từ khác như: “be (là), look (trông), feel (cảm thấy), sound (nghe như), smell
(ngửi), seem (dường như), appear (có vẻ), taste (nếm), get/ become (trở nên).....”