Khi tính từ kết hợp với danh từ mà tính từ đó giữ chức năng là vị ngữ thì thơng thường nó đứng sau danh từ hay danh ngữ.
(18) Thuyền em rách nát DN TT Mà em chưa chồng.
(Tiếng hát song thương) (19) Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút.
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời. DT TT TT
(Sáng tháng năm) (20) Và toả ấm lòng anh êm ả.
Gương mặt Bác Hồ suy tưởng trầm ngâm. DN TT
Điếu thuốc trên mơi, làn khói bay thong thả
Với đoá hoa hồng tươi thắm lương tâm. (Rơm hồng hơn)
Tính từ khi làm chức năng vị ngữ nó thường nêu đặc trưng cho sự vật ở chủ ngữ. Thông thường khi đảm nhiệm chức năng vị ngữ, xét về mặt ý nghĩa tính từ có sự chuyển dần sang ý nghĩa động từ.
Theo phân tích của Đinh Văn Đức [16, 192] trong cuốn “Ngữ pháp tiếng
Việt - Từ loại” ông cho rẳng: “Tính từ tiếng Việt, trong chức năng vị ngữ, xa danh từ và gần với động từ, trực tiếp làm vị ngữ giống như động từ.”
Ví dụ:
(21) Bộ đội ta dũng cảm lắm. (22) Nhân dân ta rất anh hùng. (23) “Mẹ tôi tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền cảnh Hưng”
Ngoài ra, trong khi làm vị ngữ, tính từ có quan hệ với thời gian và tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là các chỉ tố thời - thể (đã, sẽ,
từng, còn, chưa...). Do cách thức phản ánh của người bản ngữ, một đặc trưng
trong quan hệ thông báo có thể hình dung như một trạng thái, xa hơn, cái trạng thái đó có thể hoạt động và gây ra tác động đến những đối tượng nhất định. Đó là lý do về mặt ngữ nghĩa của việc hình thành các hiện tượng gọi là “bổ ngữ tính từ” trong tiếng Việt.
(24) Tôi xa nhà đã hai mươi năm. (25) Ông ấy đang thư thái tâm hồn. (26) “Tổ quốc ta chưa đẹp thế bao giờ.
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh cả những ước mơ.”
(Tố Hữu) (27) Đã vắng người sang những chuyến đò
Tính từ tiếng Việt, trong chức năng vị ngữ có lúc trùng với tính từ trong chức năng định ngữ vì có chung một hình thức kết hợp. Khi ta nói: “nhà mới”,
“học sinh thơng minh”, “cuốn sách hay”, thì việc xác định các tính từ trong phát ngơn là vị ngữ hay định ngữ phải nhờ vào thao tác ( thêm, lược, thế, cải biến).
Ví dụ:
Nhà mới đã xong.( định ngữ)
Trong câu “Ngày vui ngắn chẳng đầy gang ” (Nguyễn Du), tính từ thứ nhất “vui” làm định ngữ, tính từ thứ hai “ngắn” làm vị ngữ. Chúng ta nhận ra điều đó nhờ vào bối cảnh kết hợp của hai từ đi liền nhau. Sau đây chúng ta tiến đến tìm hiểu chức vụ định ngữ của tính từ.