b. Tính từ có chức năng định ngữ
3.2.5.2. Khả năng kết hợp của tính từ tiếng Việt với từ loại khác
[1] Khả năng kết hợp với phó từ đứng trước.
Do khả năng làm vị tố có tính chất thường xun của mình, tính từ dễ kết
hợp được với nhiều phó từ đặc trưng cho từ loại động từ. Cụ thể đó là những
nhóm con phó từ chun đứng trước tính từ dưới đây.
- Từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ , vừa, mới,..từng, vẫn, cứ....
- Từ chỉ tính đồng nhất (identity) và tương tự (similarity): đều, cũng
- Từ chỉ thang độ: rất, hơi, quá...(các động từ chỉ hiện tượng tâm lý: yêu,
kính nể,...cũng kết hợp đựơc với từ chỉ thang độ.)
- Từ chỉ tính phân cực (polarity) trong đó có khẳng định và phủ định: có,
khơng, chưa, chẳng....
- Từ chỉ tần số (số lần hay tính thường thường- usuality): thường, hay, năng, ít, chẳng mấy khi, chẳng bao giờ....
Cần lưu ý rằng khả năng kết hợp của các nhóm con, kể cả của từng từ trong mỗi nhóm, với tính từ khơng lớn và đều đặn bằng khả năng kết hợp với động từ. Riêng nhóm con các từ chỉ tần số, do sự va chạm về ý nghĩa số lượng, việc kết hợp với những tính từ chỉ khối lượng như nhiều, ít, đơng, đầy, vắng, thưa... có
phần hạn chế hơn.
Ngồi ra, nhóm con từ tình thái nêu ý sai khiến, khuyên nhủ, dùng diễn đạt nghĩa liên nhân, như hãy, đừng, chớ vốn thường xuất hiện trước động từ, có khi cũng xuất hiện trước tính từ với ý nghĩa liên nhân tương tự. Chẳng hạn câu thơ của Hồ Xuân Hương:
Đừng xanh như lá bạc như vôi." [5, 511]
[2]. Khả năng kết hợp với phó từ đứng sau. a. Khả năng kết hợp với phó từ rồi.
Trừ các từ lắm, quá, cực kỳ, tuyệt có thể sau tính từ (trong thế phân bố bổ sung với các từ rất, quá, cực kì, tuyệt, đứng trước), phó từ có thể xuất hiện sau
phần lớn các tính từ là từ rồi, và từ này cũng dễ kết hợp về phía sau với các động từ. Đáng chú ý là nếu khi đi với động từ chỉ hành động vật lý, rồi có thể có nghĩa như xong, thì với tư cách yếu tố mở rộng về phía sau của tính từ, rồi khơng có thể
có nghĩa như xong, mà bao giờ đó cũng là ý nghĩa " kết thúc giai đoạn chuyển vào trạng thái mới " hoặc " hoàn thành sự bắt đầu trạng thái hiện đương", gọi gọn là có nghĩa "bắt đầu" một thứ nghĩa chỉ thời gian. Hơn nữa, với sự xuất hiện của rồi
ở phía sau, tính từ có được thêm ý nghĩa về tính động ở cương vị vị tố của mình.
Ví dụ:
(80) Cục sắt trong lò đỏ rồi.
(81) Dạo này cô gày rồi. (82) Con dao cùn rồi.
(83) Hành động của anh sai rồi. (84) Bánh xe lệch rồi.
b. Khả năng kết hợp với phó từ chỉ hướng: ra, lên, đi, lại
Nhiều tính từ có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ hướng đứng sau, và các phó từ thường gặp là ra, lên, đi, lại, và có sự lựa chọn tuỳ theo sự phù hợp về nghĩa. Chúng ta có thể nói “đẹp ra, sạch lên” chứ khơng thể nói “đẹp đi, sạch lại” Trong sự kết hợp với các từ chỉ hướng này, tính từ khác với động từ ở mấy điểm sau đây:
- Số lượng từ chỉ hướng có thể kết hợp với tính từ thường chỉ hạn chế ở
- Ý nghĩa chỉ hướng ở các từ này khi đi với tính từ mờ nhạt hơn khi đi với các động từ di chuyển. Đi kèm sau tính từ, chúng chỉ ra hướng chung của sự diễn biến tính chất nêu ở tính từ, và thường hàm chứa một tiền giả định từ vựng có nội dung nghịch đối. Khi người ta nói gầy đi thì hàm ý trước đó "khơng gầy" hoặc
"béo, mập ". Ý nghĩa của các từ ra, lên gợi lên hướng gia tăng, phát triển của đặc trưng nêu ở tính từ; ý nghĩa của các từ đi, lại gợi lên hướng thu giảm, quy tụ của các đặc trưng nêu ở tính từ.
- So với từ ra, đi đứng sau một số động từ chỉ hoạt động tâm lý (hiểu ra,
nghĩ ra, tìm ra (đáp số bài tốn), thơng minh ra, quên đi, lú lẫn đi, ngu muội đi...) hoặc chỉ hoạt động vật lý nhưng không phải hoạt động di chuyển (nói ra, tìm ra,
đánh mất đi..) thì ý nghĩa chỉ hướng của các từ ra, lên, đi, lại, xuất hiện sau tính từ
cịn rõ hơn, chưa lộ rõ sắc thái chỉ kết quả như ở các động từ nêu trên. Có thể
nhận ra điều này khi có thể thay "ra" bằng "được" và "đi" bằng "mất" ở khá nhiều
tổ hợp động từ vừa nêu mà ý nghĩa về cơ bản không thay đổi. So sánh: hiểu ra vấn ≈ hiểu được vấn đề
nghĩ ra một câu thơ ≈ nghĩ được một câu thơ hay
quên đi ≈ quên mất đánh mất đi ≈ đánh mất mất
Sự thay thế “ra” với “được”, “đi” với “mất” đối với tính từ có phần hạn chế (hồn cảnh sử dụng chặt chẽ hơn) và ý nghĩa khác nhau rõ rệt: đi đem lại cho
tính từ ý nghĩa biến động, đối lập với ra, lên ở từ trái nghĩa; mất đem lại ý nghĩa biển đổi (kết quả). [5, 513]
c. Khả năng kết hợp với thực từ làm bổ ngữ.
Cũng giống như ở nhiều động từ, phần lớn các tính từ do nội dung chưa đủ rõ của chúng, đòi hỏi sự kết hợp với thực từ ( hoặc tổ hợp từ có thực từ làm yếu tố chính) về phía sau với tư cách bổ ngữ của tính từ về mặt cú pháp. (Sự xuất hiện từ không do nội dung ý nghĩa của tính từ địi hỏi như những yếu tố in nghiêng
trong ví dụ sau đây khơng được coi là bổ ngữ của tính từ: Ca sỹ ấy nổi tiếng khắp cả vùng này).
Sau đây là những kiểu kết hợp của tính từ với thực từ bổ nghĩa (đứng sau) thường hặp.
Các tính từ chỉ số lượng như: nhiều, lắm, ít, đơng, đầy, vắng, thưa.... có khả năng kết hợp với danh từ làm bổ ngữ (về cú pháp), và bổ ngữ này chỉ chủ thể lơgic Ví dụ:
(85) Ngồi đường đông người.
TT DT
(86) Hôm nay của hàng vắng khách. [5, 514] TT DT
Trong quan hệ chỉnh thể và bộ phận giữa hai danh từ, một số tính từ có thể làm vị tố và đòi hỏi bổ ngữ là danh từ chỉ bộ phận, và chính danh từ này chỉ chủ thể lơgic của tính chất nêu ở tính từ vị tố. Ví dụ:
(87) Cây này vàng lá. (88) Áo này ngắn tay. (89) Thùng này méo miệng.
Các tổ hợp từ tự do thuộc kiểu này đều có thể chấp nhận sự mở rộng cấu tạo bằng cách thêm vào những từ thích hợp chẳng hạn như:
(90) Cây này vàng lá trên ngọn. (91) Áo này ngắn tay trái.
(92) Thùng này méo một bên miệng.
Các danh từ đứng sau tính từ trong hai kiểu tổ hợp vừa nêu, về mặt nghĩa kinh nghiệm, đều là chủ thể lôgic của ý nghĩa nêu ở tính từ, vì vậy chúng là đương thể (thực thể mang tính chất) trong quan hệ với nghĩa kinh nghiệm của tính
từ - vị tố. [5, 515]
Tính từ chỉ sự đo lường kết hợp với bổ ngữ chỉ số đo. Những tính từ mang ý nghĩa về các phương diện đo lường (như chiều cao, diện tích, khối lượng, nhiệt
lượng....) có thể kết hợp về phía sau với bổ ngữ là số từ chính xác và từ chỉ đơn vị đo lường. Ví dụ như : cao 1m60 (chiều cao)
Nhìn chung tính từ có thể kết hợp về phía sau với các từ và các tổ hợp từ mang ý nghĩa so sánh, chẳng hạn: dài hơn, đẹp ra hơn, đẹp gần bằng, tròn hơn
trước, vắng hơn cả, trắng nhất...., cao gấp đôi, thấp bằng một nửa...Tuy nhiên,