5. Đặc điểm chung về tính từ và các tiểu loại tính từ trong tiếng Việt 1 Đặc điểm chung về tính từ tiếng Việt
5.2. Các tiểu loại tính từ trong tiếng Việt
Việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ. Nhưng do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát, nên ranh giới giữa
các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng dứt khoát. Theo tác giả Diệp Quang Ban tính từ tiếng Việt được chia làm bốn loại nhỏ gồm có: tính từ tính
* Tính từ tính chất.
Tính từ tính chất được hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa chỉ tính
chất, chứ không phải vay mượn nó ở lớp từ khác. Ý nghĩa tính chất ở đây rất
phong phú về nội dung, sau đây là một số ví dụ:
- Ý nghĩa về các loại phẩm chất như ở các từ tốt, xấu, đẹp, vụng, trơn,
nhám, sạch, bẩn, trong , đục, tầm thường, quan trọng, đúng, sai, phải, trái...
- Ý nghĩa về lượng thuộc nhiều phương tiện như mật độ, độ dài, trọng
lượng, hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,.. như ở các từ nhiều, ít, đông, thưa, ngắn, dài, to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp, sâu, cạn, nhanh, chậm, nặng, nhẹ, méo, tròn, ngay, lệch, thẳng, cong, nhọn, cùn..; xanh, đỏ, vàng, tím..; vang, dội, ồn,
lặng, réo rắt, trầm, bổng..; thơm, nồng, cay, ngọt.... * Tính từ quan hệ.
Tính từ quan hệ là tính từ mà ý nghĩa chỉ tính chất của chúng được vay
mượn ở ý nghĩa thực thể của danh từ, nói đúng hơn đó là thứ ý nghĩa thực thể
được “nhào nặn” thành ý nghĩa chỉ tính chất và chấp nhận sự đo đạc ở phương
tiện thang độ thông qua từ “rất” chứng tố. Theo khảo sát của tác giả Diệp Quang Ban, trong tiếng Việt vẫn tồn tại tính từ quan hệ. Tuy tính từ quan hệ ở tiếng Việt khơng nhiều, nói khác đi, sự tạo nên tính từ quan hệ ở tiếng Việt khơng dễ dàng
như ở các ngơn ngữ biến hình từ. Chỉ danh từ nào ở vị trí sẵn chứa hoặc có thể
thêm “rất” vào trước thì nó mới được coi là tính từ. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần cho danh từ đó bản tính từ loại của tính từ, chứ chưa phải đủ để nó được coi là tính từ quan hệ. Tính từ quan hệ có thể có gốc là danh từ chung, cũng có thể có gốc từ danh từ riêng.
Ví dụ về tính từ quan hệ có danh từ riêng: giọng (rất) Sài Gịn, cái nhìn (rất ) Việt Nam, thái độ (rất) Chí Phèo....
Ví dụ về tính từ quan hệ có danh từ chung: tác phong (rất) công nhân, cung cách (rất) quý phái, giọng lưỡi (rất) côn đồ, thái độ (rất) cửa quyền....
Tóm lại, tính từ quan hệ là một lớp con có thực trong lớp tính từ tiếng Việt, mặc dù về số lượng lớp con này có phần ít hơn so với các ngơn ngữ biến hình từ.
* Tính từ thang độ
Tính từ thang độ là tính từ có thể kết hợp với các phó từ chỉ thang độ rất, hơi, khí, q, cực kỳ.... về phía trước hoặc lắm, quá, cực kỳ.... về phía sau, như rất
đẹp, rất rộng, rất anh hùng, rất Việt Nam...; đẹp lắm, vui quá, anh dũng cực
kỳ....Có thể thấy, các tính từ quan hệ khó kết hợp với yếu tố chỉ thang độ đứng
sau.
* Tính từ khơng thang độ
Trong tiếng Việt có một nhóm nhỏ từ, xét cách hoạt động trong câu và xét mặt ý nghĩa, thì giống hệt tính từ, nhưng khơng kết hợp được với các phó từ chỉ thang độ thường đứng trước tính từ. Đó là những tính từ khơng có sự phân biệt về thang độ, gọi gọn là tính từ khơng thang độ như chính, cơng, chung, quốc doanh, riêng, tư... trong các tổ hợp vấn đề chính, quyền lợi chung, quỹ cơng, đời tư, hàng quốc doanh, gia đình riêng...
Cũng xét ở phương diện ý nghĩa, tính từ khơng thang độ có thể là tính từ
tính chất hoặc tính từ quan hệ. So sánh:
vấn đề chính = vấn đề có tính chất chính (tính chất)
hàng quốc doanh = hàng thuộc về khu vực quốc doanh (quan hệ) quyền lợi chung = --> quyền lợi nói chung , khơng cụ thể (tính chất) --> quyền lợi thuộc về mọi người (quan hệ)
Xét hoạt động ngữ pháp tính từ khơng thang độ thường làm yếu tố mở rộng cho danh từ, khó trực tiếp làm vị tố.
Cũng có thể xếp vào số tính từ không thang độ những từ tượng thanh làm yếu tố mở rộng đứng sau danh từ như đùng đùng, ầm ầm, ào ào, leng keng, lộp
bộp, róc rách, thì thầm... trong các tổ hợp từ kiểu tiếng đì đùng (của pháo tết),
giọng thì thầm, tiếng xe cộ ầm ầm, tiếng nước róc rách, tiếng gió ù ù, tiếng róc rách của dịng suối vv... [22, 507- 510]
Cịn theo tác giả Nguyễn Chí Hồ [22, 81- 82] tính từ được chia làm ba
nhóm chính: nhóm tính từ miêu tả trạng thái, nhóm miêu tả đặc điểm của sự vật, nhóm tính từ miêu tả về mức độ.
* Nhóm tính từ miêu tả trạng thái. Xét ví dụ:
(125) Đêm đến, nàng thương khóc thầm trong căn phòng u ám, nhỏ bé của nàng. (CT2/30)
(During the night, she would cry silently in her small, gloomy room.) (126) Hoàng tử và vợ sống trong êm ấm thuận hoà. (CT 3/71)
(The prince and his wife lived peace and harmony.) (127) Phố xá nhộn nhịp như ngày hội (CT3/57)
(All the streets were as busy and noisy as in Festivals.)
Nhận xét: Nhóm này thường dùng để miêu tả trạng thái hoặc trạng thái hành động của động từ (sống trong êm ấm thuận hồ). Do đó, trong động ngữ, tính từ thường có chức năng làm trạng tố. [22, 82]
* Nhóm miêu tả đặc điểm của sự vật. Xét ví dụ:
(128) Taxi có thể sử dụng cho nhiều mục đích, lại vừa lịch sự, tiện lợi, nhanh
chóng.
(Taxi is of multi-purposed use, more over they are elegent, convenient and quick.)
(129) Bà tiên máy nước quả nhiên rất thanh nhã. (CT3/ 29) (The Fountain Fairy was indeed elegant.)
Nhận xét: Đây là nhóm tập hợp hầu hết các tính từ của tiếng Việt. Căn cứ vào ý nghĩa, có thể chia nhóm này ra thành nhiều nhóm nhỏ.
- Nhóm tính từ miêu tả màu sắc của sự vật như: đỏ, trắng, xanh........ (130) Hai má anh bỗng đỏ bừng....(TĐ93)
(131) Đơi mắt nó mọng đỏ như quả nhót. (TĐ93)
(The little girl’s eyes were reddened and swollen.)
- Nhóm tính từ chỉ kích thước sự vật như: cao, thấp, lớn, bé, dài, ngắn.... (132) Quan trọng hơn, thiếu dinh dưỡng, đã dẫn đến tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ em và vóc dáng nhỏ bé ở người lớn.
(Much more important, undernourishment to shortness and underweight in children and small shape in adults)
Nhóm này làm thành tố phụ cho một đoản ngữ có danh từ làm trung tâm.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng một tính từ làm thành tố phụ cho động ngữ chẳng hạn như các tính từ: to, nhỏ, xấu, tốt, và phần nào cho cả những tính từ như: cao, thấp,
đẹp, xấu.
- Tính từ làm thành tố phụ cho danh ngữ.
(133) Thế mà nó sẽ ngủ trên chiếc giường xinh đẹp, sạch sẽ của nàng.(CT3/3) (And yet it would sleep on her clean beautiful bed.)
- Tính từ làm thành tố phụ trong động ngữ.
(134) Từ đó, cơng chúa và vua ếch sống thật hạnh phúc suốt đời. ( The princess and King Frog had lived happily ever after.)
[22, 83 ] * Nhóm tính từ miêu tả về mức độ.
Xét ví dụ:
(135) Rừng đen dày đặc
(In the jungle’s darkness was like a thick cloak) (136) Người đơng nghìn nghịt (CT3/ 37)
( It was crowded with people) (137) Thôi! Đủ rồi!
(That’s enough)
(138) Sao thưa dần, (TĐ/103)
Có thể nói: người đơng = đơng người, người ít = ít người, người đủ = đủ
người, sao thưa = thưa sao.
Nhận xét: Nhóm tính từ này thường mang ý nghĩa về lượng hay mức độ.
Nhóm này gồm các từ như: đơng, đầy đủ, nhiều, ít, vơi, dầy, thưa. Nhóm từ này thường kết hợp với danh từ chúng có vị trí tương đối tự do. Về chức năng ngữ
pháp, tính từ có nhiều nét giống động từ, tính từ có thể trực tiếp làm vị ngữ động từ, có thể kết hợp các phó từ như động từ (riêng nhóm hãy, đừng, chớ kết hợp với tính từ có bị hạn chế hơn so động từ). Tuy nhiên, tính từ cũng có những nét khác cơ bản. Tính từ kết hợp với phổ biến các phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá
trong khi chỉ vài nhóm động từ kết hợp được với các phó từ này. Tính từ giữ chức năng định tố cho danh từ phổ biến hơn động từ.[22, 83-84 ]
Tác giả Bùi Đức Tịnh [34, 5] trong cuốn “Văn phạm Việt Nam ”, ơng chia tính từ làm ba tiểu loại:
- Tính từ lõi: tính từ lõi là những tiếng tự nhiên đã là tính từ như: lớn, nhỏ, kha
khá, lanh lảnh.....
- Tính từ do các từ loại khác biến thành ( có thể là danh từ, có thể là động từ) Ví dụ: Tinh thần quốc gia
“Quốc gia” chỉ tính chất của tinh thần, nên “quốc gia” là tính từ (khác với một quốc gia được thành lập. Ở đây quốc gia là danh từ.)
Ví dụ: Anh ấy có nhiều tư tưởng tiến bộ
“Tiến bộ” chỉ một tính cách, nên “tiến bộ” là tính từ (khác với anh ấy đã tiến bộ hơn nhiều. Ở đây tiến bộ là động từ).
- Tính từ ghép: có thể do hai danh từ ghép với nhau
Ví dụ: Tơi khơng muốn nghe những câu nói hàng tơm hàng cá.
“Tôm, cá” là hai danh từ, nhưng trong câu này chúng ghép lại để chỉ tính chất,
nên “hàng tơm hàng cá” là tính từ. - Có thể do hai động từ ghép lại
“Phản”, “hại” là hai động từ, khi ghép trong ví dụ trên chúng lại chỉ tính chất, nên “phản”, “hại” là tính từ.
Theo Đinh Văn Đức [16, 8] quan niệm rằng do tiếng Việt khơng có tính
từ chỉ quan hệ nên nội bộ từ loại này tương đối thuần nhất. Nhưng để chỉ rõ đặc
điểm ngữ pháp của từng tiểu loại, người ta có thể chia ra làm hai tiểu loại:
- Tính từ chỉ tính chất với sắc thái “tĩnh” ( xấu, tốt, nặng, nhẹ, dài, ngắn...) - Tính từ chỉ đặc trưng thiên về trạng thái nên có sắc thái “động” (vui,
buồn, thương, yêu, mong, nhớ...). Nhưng chính tác giả lại lập luận rằng, thực ra khơng có sự đối lập giữa hai sắc thái “tĩnh” và “động” ở tính từ.
Theo quan niệm của Đào Thanh Lan [14, 28], tác giả cho rằng tính từ có
thể chia thành hai loại:
- Tính từ hàm lượng: trỏ những tính chất của sự vật bao hàm giá trị về lượng như: cao, thấp, ngắn, dài, rộng, hẹp, gần, xa....
- Tính từ hàm chất: trỏ những tính chất của sự vật bao hàm giá trị về chất như: tốt, xấu, giỏi, ngoan, thông minh, trong sạch......
Tóm lại, qua các tác giả vừa nêu trên chúng ta có thể thấy, khi bàn về tính từ đại đa số các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến mặt nội dung ý nghĩa của từ và khả năng kết hợp của các loại từ. Việc phân loại ngữ nghĩa tính từ và xác định các quy luật kết hợp của tính từ với từ loại khác địi hỏi càng ngày càng phải chi tiết hơn. Tuy vậy, một bảng phân loại ngữ nghĩa các từ và xác định các quy luật kết hợp giữa chúng dù có chi tiết đến đâu, thì cũng chỉ là những quy luật chung nhất, tiêu biểu cho những chuẩn mực ngôn ngữ phổ biến nhất mà thôi. Mặc dù mỗi tác giả đều có cách phân loại khác biệt nhau nhưng xét về phương diện ngữ nghĩa thì dường như đã có sự tương đối thống nhất trong cách phân chia các tiểu loại tính từ tiếng Việt.
6. Tiểu kết
Trên cơ sở lý thuyết, chương này chúng tôi chủ yếu trình bày về các quan niệm từ loại, cấu trúc câu trong hai ngôn ngữ Anh - Việt và đặc biệt quan tâm đến từ loại tính từ. Nhìn chung, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, tính từ là từ loại có ví trí quan trọng trong câu. Trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu định nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp của tính từ trong tiếng Anh bằng cách xem xét hình thức từ
thể hiện trong các ngữ, và trong chừng mực có thể chúng tôi nghiên cứu cả chức năng ngữ nghĩa của tính từ trong câu. Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp mà trong đó các đặc trưng thể hiện chức năng của chúng hầu như ngay tức thì, và thật là khó khăn khi tách biệt một nét đặc trưng để xem xét nó riêng biệt như ta xem xét mẫu vật dưới kính hiển vi. Ngơn ngữ là sống động hoặc ít nhất nó là hình thức mà con người dùng để thể hiện vai trò, tư tưởng và cảm xúc của mình - và như thế, bất kỳ cố gắng nào nhằm đề cập đến nó một cách khách quan sẽ đưa đến kết quả khơng chính xác. Chúng ta khơng thể "hiểu được" tính từ, từ thể hiện chức năng đầy đủ là một tính từ, ngoại trừ tính từ nhẹ nhàng trơi qua trong dịng lời
nói, và khi chúng ta tách nó ra khỏi dịng phát biểu và bắt đầu xem xét nó, thì nó khơng cịn "sống động" - nó chỉ là tập hợp các chữ lại với nhau trên một mảnh giấy hoặc một chuỗi âm thanh chứa đựng ít ý nghĩa.
Trong khn khổ hạn hẹp của luận văn thạc sỹ , để không trùng lặp với các
đề tài nghiên cứu trước, chúng tơi tiến hành khảo sát vị trí của tính từ trong câu
tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt) với mong muốn những kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy để học sinh biết và sử dụng đúng tính từ.
CHƯƠNG 2