Bộ máy tòa soạn và hệ thống các văn phòng đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dòng tạp chí chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam hiệu quả và bất cập (Trang 99 - 103)

2 Ảnh 5 phần Phụ lục.

3.3.3. Bộ máy tòa soạn và hệ thống các văn phòng đại diện

Cơ cấu bộ máy của các tạp chí chỉ dẫn – giải trí có sự khác biệt nhiều với các tờ báo truyền thống. Hiện nay các tạp chí chỉ dẫn – giải trí thường có cơ cấu bộ máy gọn nhẹ gồm Ban biên tập và các phòng ban trực thuộc. Đứng đầu Ban biên tập là Tổng biên tập (Giám đốc điều hành) và đứng đầu các phòng ban trực thuộc là các Phó Tổng Biên tập (Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, cơ sở vật chất, quảng cáo phát hành, đối ngoại, PR thương hiệu và hoạt động xã hội). Sự phân cấp rõ ràng này tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng như hoạt động của các cơ quan báo chí. Mỗi “cấp phó” quản lý một mảng công việc và chịu trách nhiệm chung về mảng cơng việc đó trước

Giám đốc. Giám đốc hay Tổng Biên tập chỉ có trách nhiệm phụ trách chung, bao qt tồn bộ hoạt động của tịa soạn.

Bên trong mỗi phòng ban chức năng cũng cần cấu trúc hợp lý, rạch ròi về chức năng nhiệm vụ giữa các tổ nhóm, cá nhân. Điều này khiến cho việc làm báo được tổ chức khoa học và đạt hiệu quả cao. Mỗi cá nhân đều có nhiệm vụ riêng của mình và sẽ được đánh giá năng lực đúng theo kết quả thực hiện cơng việc được giao.

Ngồi cấu trúc bộ máy tòa soạn theo mơ hình truyền thống cần xây dựng, phát triển tịa soạn báo theo hình thức cơng ty mẹ – công ty con bao gồm cơng ty chính và các cơng ty vệ tinh thực hiện chức năng kinh doanh, quảng cáo, tổ chức các hoạt động xã hội, hệ thống các văn phòng đại diện được phân cấp, tự chủ về tài chính. Hình thức này đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và đạt được hiệu quả cao. Đây cũng là một hướng đi để ngày càng hiện đại hóa hoạt động báo chí nói chung và hoạt động của dịng tạp chí chỉ dẫn nói riêng ở Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 3

Sự phát triển của dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí trong khoảng trên dưới 10 năm trở lại đây đã thực sự đem lại hơi thở mới cho hoạt động báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên để hoạt động của dịng tạp chí này đi đúng hướng và đạt được nhiều thành công hơn nữa, trên đây chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của dịng tạp chí này. Những kiến nghị của chúng tôi đã cố gắng bao quát trên tất cả các phương diện tác động đến hoạt động của dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí, từ những chính sách của Đảng và Nhà nước mà cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền Thông đến những kiến nghị nhằm đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao tính hiện đại cho dịng tạp chí trẻ này.

Chúng tơi đã đưa ra 3 nhóm giải pháp: thứ nhất là tạo hành lang pháp lý thuận lợi (cơ chế phù hợp, chỉ dẫn định hướng cách thực hiện tạp chí chỉ dẫn – giải trí theo xu hướng giải trí lành mạnh); thứ hai là đổi mới nội dung và hình thức các ấn phẩm tạp chí chỉ dẫn – giải trí (về nội dung và về hình thức); thứ ba là đầu tư cho yêu cầu làm báo hiện đại (về đội ngũ thực hiện, về cơ sở vật chất, bộ máy tòa soạn và hệ thống các văn phòng đại diện).

Về cơ chế, chúng tôi cũng như nhiều đồng nghiệp đang làm việc hàng ngày để cho ra những ấn phẩm thuộc dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí mong muốn các cấp quản lý mà cụ thể là Bộ Thơng tin và Truyền thơng có những quy định uyển chuyển hơn trong việc cấp phép xuất bản tạp chí, nhưng cũng cần quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng của các ấn phẩm hiện có… dựa trên thực tế hoạt động của các tạp chí. Về nội dung thì bên cạnh việc tăng cường tính chính xác của thơng tin cũng cần đa dạng hóa thơng tin, bổ sung ngày càng nhiều những thơng tin có ích, tránh tình trạng chạy theo những thị hiếu nhất thời có tính phù phiếm. Các tạp chí cũng cần phân khúc thị trường rõ ràng hơn để nội dung thơng tin tập trung hơn, tránh tình trạng dàn trải thơng tin trên một nhóm đối tượng lớn từ 18 đến 45 tuổi như hiện nay. Về hình

thức, cách làm tạp chí chỉ dẫn – giải trí của chúng ta hiện nay đã khá hiện đại, độc giả đều công nhận sự hấp dẫn của hình ảnh, cách truyền tải thơng tin, design và layout của dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí. Tuy nhiên đội ngũ làm tạp chí chỉ dẫn – giải trí vẫn cần trau dồi thêm kỹ năng làm báo hiện đại, đặc biệt là việc tạo ra cho ấn phẩm của mình một phong cách riêng. Có như thế mỗi tờ tạp chí mới thực sự hấp dẫn độc giả, tránh tình trạng các tờ tạp chí dẫm chân lên nhau cả về nội dung và hình thức. Để làm được tất cả những việc trên không thể không đầu tư đồng bộ cho yêu cầu làm báo hiện đại từ đội ngũ thực hiện, cơ sở vật chất đến bộ máy tòa soạn và hệ thống các văn phòng đại diện.

Mặc dù những kiến nghị trên đây cũng chưa hẳn đã tồn diện nhưng chúng tơi vẫn mong nó sẽ là những ý kiến bổ ích với những người nghiên cứu và hoạt động thực tế trong dịng tạp chí này. Việc chúng tôi kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, khảo sát cụ thể từng tạp chí tiêu biểu, đưa ra những số liệu mới, phân tích đánh giá những số liệu này là sự cố gắng của tác giả nhằm cụ thể hóa những nhận định của mình và để người đọc có thể hình dung được rõ nét diện mạo của dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dòng tạp chí chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam hiệu quả và bất cập (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)