Hiệu quả của đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 27 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Đổi mới công nghệ

1.3.4. Hiệu quả của đổi mới công nghệ

Mọi công nghệ đều phục vụ một nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội. Một đổi mới công nghệ được coi là thành công nếu như nó mang lại hiệu quả kinh tế cho người chủ sở hữu nó nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong nền kinh tế thị trường thì thường chạy theo nhu cầu lợi ích kinh tế một cách thuần túy. Nhưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì ngoài nhu cầu lợi ích về kinh tế còn hướng mục tiêu cao cả hơn, đó là vì sự phát triển toàn diện của xã hội. Bởi vậy khi xét hiệu quả của đổi mới công nghệ, ta phải tính tới các yếu tố như vừa phân tích.

Đổi mới công nghệ tạo ra các cơ hội kinh doanh và đồng thời cũng tạo ra những cơ chế trong tăng trưởng kinh tế. Nó chính là cơ sở và là điểm khởi

đầu cho một chu trình phát triển kinh tế được gọi là các chu trình sóng dài của các nền kinh tế. Chu trình sóng dài của các nền kinh tế được diễn ra như sau:

- Những phát hiện khoa học tạo cơ sở cho đổi mới công nghệ. - Đổi mới công nghệ cơ bản và mạnh mẽ tạo ra các sản phẩm mới. - Các ngành công nghiệp mới tiếp tục đổi mới về sản phẩm và quá trình mở rộng thị trường.

- Lợi ích của sản phẩm và công nghệ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra năng lực sản xuất cung vượt quá cầu.

- Cung vượt quá cầu làm giảm lợi nhuận và tăng thất bại trong kinh doanh.

- Hậu quả kinh tế làm rối loạn thị trường tài chính dẫn đến suy thoái. - Những thành tựu khoa học mới và công nghệ mới dẫn đến tăng trưởng kinh tế mới.

Vậy những thành quả mà đổi mới mang lại cho nền kinh tế là: - Hàng hóa dồi dào, đa dạng cho nền kinh tế.

- Người tiêu dùng được lợi nhờ giá thị trường giảm và mua hàng hóa dễ dàng hơn do hàng hóa nhiều và sẵn có hơn.

- Mục tiêu quan trọng của đổi mới công nghệ là thân thiện hơn với môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững, cụ thể là giảm thiểu những tác động tiêu cực do công nghệ tạo ra cho môi trường và xã hội.

Để đánh giá đầy đủ kết quả của đổi mới công nghệ là một công việc hết sức khó khăn, do những lợi ích mà đổi mới công nghệ mang lại rất đa dạng, trong số đó, có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được, bên cạnh đó có những mặt tưởng chừng như có hiệu ứng tiêu cực lúc này nhưng lại là yếu tố tích cực trong tương lai nếu có sự quản lý tốt để khắc phục.

Khi đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, ta phải đánh giá qua so sánh giá trị gia tăng của DN trước và sau khi đổi mới công nghệ. Các chi phí cho đổi mới công nghệ thể hiện ở các chi phí đầu tư cho bốn thành phần của công nghệ, đó là:

1. Chi phí để đổi mới phần kỹ thuật;

2. Chi phí đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới;

3. Chi phí cho thông tin, tư vấn, bí quyết công nghệ;

4. Chi phí đổi mới sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới.

Khi thực hiện đổi mới công nghệ thì chi phí thứ hai chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí nói chung. Đối với các DN lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh thì có thể liên kết với các cơ quan nghiên cứu – triển khai (R&D) để tạo ra các công nghệ mới hoàn toàn chưa từng tồn tại trên thị trường. Việc tạo ra các công nghệ mới này cũng đồng nghĩa với việc chi phí để đào tạo nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ. Nhưng đối với đa số doanh nghiệp, nhất là các DNNVV thì việc liên kết với các cơ quan R&D là điều khó khăn, bởi vậy họ chọn con đường chuyển giao công nghệ bằng hình thức chỉ chuyển quyền sử dụng thông qua hợp đồng license, trong các hợp đồng license có thể có quy định trách nhiệm của bên chuyển giao phải đào tạo nhân lực để có thể làm chủ công nghệ, nhưng trong trường hợp đó tổng giá trị của hợp đồng phải tăng lên rất nhiều. Do đó, đã có những DN chọn con đường tắt ngắn nhất, chỉ nhận chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, sau đó tuyển chọn nhân lực bên ngoài có khả năng làm chủ công nghệ mới (không phải chi phí đào tạo), đào thải nhân lực sẵn có nhưng không có khả năng làm chủ công nghệ mới. Nếu thuần túy xét trên góc độ cạnh tranh nhân lực thì có thể đây là một yếu tố tích cực, nhưng hiệu quả xã hội thì lại không đạt vì như vậy đã tạo nên một đội quân thất nghiệp khi quá trình đổi mới công nghệ diễn ra. Như vậy, hiệu quả đổi mới công nghệ không chỉ thuần túy xét trên góc độ kinh tế của DN mà phải xét trên tổng thể bình diện kinh tế - xã hội nói chung.

Tóm lại, đổi mới công nghệ mang lại lợi ích cho nền kinh tế và là động lực quan trọng của phát triển kinh tế xã hội, do đó cần quản lý nó một cách khoa học và khôn khéo nhằm khai thác tối đa các tác động tích cực của hệ thống công nghệ quốc gia đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)