Kinh nghiệm nước ngoài về chính sách đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 60 - 64)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp tổng thể nâng cao hiệu quả của chính sách đổi mới công

3.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài về chính sách đổi mới công nghệ

Singapore là nước có trình độ phát triển kinh tế, KH&CN cao, nhưng họ vẫn rất coi trọng việc hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ để đáp ứng

các đòi hỏi cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Ở Singapore hiện có trên 90.000 DNNVV. Lực lượng này đã tạo ra 58% GDP, thu hút 72% lực lượng lao động, kể cả công nhân nước ngoài. Singapore là quốc gia đã có quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển nhất trong khu vực ASEAN, nhiều năm được xếp số 1 về sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sở dĩ đạt được vị trí như vậy là do Singapore đã sớm nhận thức được những thay đổi và những đòi hỏi mới trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới và có những hỗ trợ hữu hiệu để các DNNVV phát triển.

Bộ Công thương Singapore đã giao cho đơn vị trực thuộc là Cục Năng suất và Tiêu chuẩn triển khai một số chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với các DNNVV. Trong đó đáng lưu ý là các chương trình sau:

- Chương trình kết giao kinh doanh: Đây là Chương trình hướng vào

tạo điều kiện để các DNNVV của Singapore có thể tiếp xúc với các DN nhỏ và DN lớn của nước ngoài. Trong khuôn khổ Chương trình này, đã có 2.380 DN tham gia và đã thực hiện được 3.260 cuộc tiếp xúc giữa các công ty của Singapore và các công ty của Úc, Bỉ, Canađa, Ý, Nhật Bản, Thụy Sĩ;

- Chương trình hỗ trợ phát triển của Chính phủ: Chính phủ Singapore

đã áp dụng nhiều Chương trình để hỗ trợ DNNVV, trong đó, đáng lưu ý là một số chính sách khuyến khích về: Đổi mới công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật đối với các DN bản địa và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ trong việc nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ.

Về cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ đối với DNNVV, mục tiêu của chính sách là khuyến khích, hỗ trợ các công ty và tổ chức nâng cao năng lực áp dụng các đổi mới công nghệ (bao gồm cả đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ khác). Tất cả các DN đăng ký hoạt động tại Singapore đều có thể nhận sự hỗ trợ với những điều kiện sau:

- Có dự án về đổi mới hoặc cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ và các dịch vụ có liên quan.

- Có dự án thuộc các ngành xây dựng, chế tạo, dịch vụ, thương mại và du lịch, kể cả các dự án liên quan tới công nghệ thông tin.

- Các dự án phải thuyết minh rõ các kết quả dự kiến đưa lại như: Rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao năng suất lao động.

- Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn đầu (giai đoạn đánh giá khả thi về công nghệ/ thị trường) hoặc chưa chỉ rõ được địa chỉ áp dụng cụ thể thì DN cần phải thuyết minh rõ mục tiêu cần đạt tới của dự án, ví dụ như đưa ra được một báo cáo khả thi về thị trường/ công nghệ.

- Thời gian thực hiện dự án tối đa không quá 3 năm.

Về mức hỗ trợ tài chính: Mức hỗ trợ tối đa là 50% chi phí được phép để

thực hiện dự án. Các khoản chi được phép gồm: Chi phí về nhân lực (tiền lương cho các thành viên tham gia dự án, chi phí đi lại, ăn và đào tạo); chi phí về vật tư, thiết bị (thiết bị, xưởng thực nghiệm, vật tư, phần mềm); chi phí về các dịch vụ kỹ thuật (nghiên cứu khả thi/ nghiên cứu thị trường, chi phí làm mẫu thử, tư vấn, thử nghiệm sản phẩm...); chi phí về sở hữu trí tuệ.

Phương thức cấp phát: Cấp trực tiếp cho DN theo nguyên tắc hoàn lại

tiền do DN đã ứng ra để triển khai dự án.

Cơ chế hỗ trợ kỹ thuật đối với DNNVV trong nước với mục tiêu là giúp

các DN thu hút lực lượng chuyên gia bên ngoài để thực hiện các dự án nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ. Các tiêu chuẩn để được nhận tài trợ là: DN phải có tỷ lệ góp vốn trong nước trên 30% (trường hợp có liên doanh với các đối tác nước ngoài); có tài sản cố định không vượt quá 15 triệu đô la Singapore nếu DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì số người làm việc không vượt quá 200 nhân viên.

Phạm vi hỗ trợ: mức hỗ trợ không vượt quá 70% chi phí thuê chuyên

gia bên ngoài để thực thi dự án. Mục tiêu của dự án phải nhằm vào nâng cấp công nghệ/ tay nghề của DN thông qua các nhiệm vụ: Xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; hoàn thiện (cải tiến) các thao tác và quy trình công nghệ hiện có; cơ giới hoá, tự động hoá hoặc máy tính hoá các thao tác hoặc quy

trình công nghệ; hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng; phát triển kinh doanh, thị trường; quản lý nhân sự; phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu khả thi.

Mức độ tài trợ: tuỳ thuộc vào phạm vi, nội dung và hiệu quả của nhiệm

vụ đặt ra và phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của Singapore, mức tài trợ có thể từ 30% đến 70% chi phí cho phép.

Báo cáo hoàn thành nhiệm vụ được giao: trong vòng 3 tháng sau khi

hoàn thành nhiệm vụ, DN được nhận tài trợ phải gửi đến Cục Năng suất và Tiêu chuẩn bản báo cáo chi tiết và những nhiệm vụ đã thực hiện của chuyên gia tư vấn (bao gồm cả các kết quả và khuyến nghị đã đề xuất với doanh nghiệp).

Thời hạn ký hợp đồng với các chuyên gia tư vấn bên ngoài: DN không

được phép tự động kéo dài thời hạn tư vấn của chuyên gia nếu không được sự đồng ý của Cục Năng suất và Tiêu chuẩn. Trong trường hợp tự ý kéo dài thì DN không được quyết toán phần chi phí bổ sung.

Cơ chế cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ DNNVV nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ. Đây là một loại chương trình hỗ trợ vốn vay với lãi suất

thấp nhằm giúp các DN bản địa nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Các tiêu chuẩn xem xét bao gồm:

- DN phải có tỷ lệ góp vốn không dưới 30% (nếu liên doanh với đối tác nước ngoài); vốn cố định không vượt quá 15 triệu đô la Singapore;

- Nếu thuộc ngành công nghiệp dịch vụ thì số người làm việc không vượt quá 200 nhân viên.

Với loại hình hỗ trợ này, mức cho vay tối đa không vượt quá 15 triệu đô la Singapore. Thời hạn cho vay: Ngắn hạn (dưới 12 tháng, lãi suất từ 3, 5 đến 6,25%/năm); trung hạn (dưới 4 năm, lãi suất 6,25%/năm); dài hạn (4-10 năm, lãi suất 6,75%/năm).

Với cách làm như của Singapore, các cơ quan quản lý của Việt Nam có thể tham khảo để hỗ trợ thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)