9. Kết cấu của luận văn
1.3. Đổi mới công nghệ
1.3.3. Quá trình đổi mới công nghệ
Cần làm cho các nhà DN ý thức được họ phải đóng vai trò chính trong quá trình đổi mới công nghệ. Một nhà DN thật sự cần phải có được những ý thức dưới đây:
1. Ý thức đổi mới, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ và sản phẩm: Nhà DN cần phải dự đoán được một cơ hội đầu tư mới hoặc một cơ hội mang lợi nhuận và nghiên cứu triển khai thực hiện. Không ai khác mà chính là nhà lãnh đạo DN phải đích thân và đi đầu trong công việc này. Do vậy, đòi hỏi nhà DN phải có kỹ năng chuyên ngành và kiến thức phong phú về thị trường, vạch ra chiến lược thị trường một cách thành thạo và chính xác, đây là một sự
đảm bảo quan trọng để sản phẩm của DN chiếm lĩnh được thị trường. Ý thức đổi mới phải thể hiện là tạo ra được ý tưởng kinh doanh linh hoạt, không phải tất cả mọi việc đều đợi sự sắp xếp của cấp trên. Phải có tầm nhìn xa, phải biết xuất phát nhanh và phải biết thành thạo trong việc nắm bắt thông tin nhanh và chính xác, phải đi trước DN khác để chiếm lĩnh được thị trường.
2. Ý thức về thành công: Để có được thành công trong đổi mới công nghệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí có rất nhiều thất bại trước đó. Do vậy, đòi hỏi nhà DN phải có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm và chỉ có được cảm giác có được thành tựu mới thực sự khiến cho nhà DN có được tinh thần cống hiến. Đó chính là những phẩm chất để đảm bảo có được thành công.
Quá trình đổi mới công nghệ ở DN sẽ trải qua các bước điển hình sau:
Bảng 1: Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp
Nảy sinh ý đồ Loại bỏ Xác định khái niệm Phân tích kỹ thuật Phê chuẩn Kế hoạch kinh doanh Phân tích thị trường Triển khai Kiểm định thông qua thị trường Sản xuất và thương mại hóa
- Nảy sinh ý đồ từ chỗ có nhu cầu và tìm cách đáp ứng các nhu cầu đó, phân tích giải pháp, chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn để đạt thực thi.
- Xác định mục tiêu là sản phẩm hay dịch vụ, định mục tiêu kỹ thuật và ưu tiên, dự kiến kết quả thực hiện.
- Phân tích thị trường bao gồm việc phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai, tìm hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội.
- Phân tích kỹ thuật bao gồm xác định các nguồn lực cần thiết, các nguồn lực hiện có, lịch trình triển khai.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Phân tích ma trận SWOT, phân tích kinh tế, vốn, triển vọng chiến lược.
- Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp. - Triển khai sản xuất thử, kiểm định thử nghiệm.
- Marketing kiểm định thị trường, đo lường sự phản ứng của khách hàng.
- Sản xuất và thương mại hóa là việc đưa ra sản xuất đại trà, hoàn thiện công nghệ và đưa ra rộng rãi trên thị trường.
- Loại bỏ công nghệ do lỗi thời hay do vấn đề môi trường.