Tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 37 - 42)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các

DNNVV

2.1.1. Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ mới công nghệ

Chính sách đầu tư hiện hành chưa đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ trong cả nước. Tính không hiệu quả thể hiện ở hầu hết các khâu trong chu trình đầu tư từ quyết định lĩnh vực dự án đầu tư, lựa chọn đơn vị sử dụng nguồn vốn đầu tư, cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư và cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư như:

- Chính sách đầu tư cho KH&CN chỉ có thể đạt được mục tiêu phát triển KH&CN nói chung và thúc đẩy đổi mới công nghệ nới riêng khi nó đã được xây dựng trên chiến lược dài hạn và tổng hợp. Trong nhiều trường hợp, chính sách đầu tư sẽ không đạt được mục tiêu đó nếu thiếu các chính sách hỗ trợ khác.

- Đầu tư Nhà nước cho KH&CN nói chung hiện chưa khuyến khích quá trình thương mại hóa sản phẩm làm ra. Một là, các đề tài nghiên cứu về công nghệ chưa được đầu tư đủ điều kiện để thực hiện giai đoạn sản xuất thử ở quy mô bán công nghiệp. Do đó, nhiều kết quả nghiên cứu có triển vọng không được tiếp tục thực hiện giai đoạn sản xuất thử nghiệm, chỉ dừng lại ở mức thử nhỏ, do đó không đủ điều kiện đánh giá hết được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Điều này làm cho các kết quả nghiên cứu trong nước chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Hai là, hiện chưa có cơ chế tạo điều kiện cho mọi đối tượng có thể tiếp cận và sử dụng kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ “chưa có Trung tâm hay thị trường chính thức nào giới thiệu về các kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ cho DN”.

- Về cơ bản cơ chế để lựa chọn đối tượng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước chưa được hình thành. Chủ yếu vốn được phân bổ theo

dạng xin - cho đối với các chương trình thúc đẩy ứng dụng công nghệ đang trở thành một kênh bao cấp cho DN nhà nước hơn là hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ của cả nước.

- Nhiều chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ được thực hiện như một hình thức là để giải ngân hơn là để đạt được mục tiêu nâng cao tiềm lực công nghệ và năng lực công nghệ vì sự phát triển chưa có sự phân công phân nhiệm vụ rõ ràng và phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng.

- Chưa có cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư cho KH&CN và lấy đó là cơ sở để tiến hành các khoản đầu tư tiếp theo. Chính vì vậy, hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện theo thời gian.

Để thúc đẩy đổi mới công nghệ, nhà nước đã áp dụng các mức ưu đãi tương đối cao đối với hoạt động KH&CN với các loại thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đất. Đối tượng được hưởng ưu đãi tương đối rộng, bao gồm: nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, các hoạt động nghiên cứu triển khai và hoạt động dịch vụ KH&CN. Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép DN hạch toán vốn đầu tư phát triển KH&CN vào giá thành sản phẩm; được lập quỹ phát triển KH&CN trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, công cụ khuyến khích về thuế chưa có tác động rõ rệt trong việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ.

Nhà nước đã ban hành một số chính sách ưu đãi tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của DN và các tổ chưc nghiên cứu và triển khai. Theo các văn bản pháp quy đã ban hành, tín dụng ưu đãi cho hoạt động KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng có thể được cấp qua bốn kênh, bao gồm: ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ KH&CN. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ mới chỉ được quy định trong các văn bản, trên thực tế, các nhà khoa học và DN hầu như chưa được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Cụ thể như sau:

- Chế độ ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển chưa góp phần vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Trong tổng số các dự án được ưu đãi tín dụng, số dự án liên quan đến hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ rất ít.

- Chưa có một kênh tín dụng riêng cho đổi mới công nghệ (đặc biệt là đối với DNNVV). Thiếu cơ chế chính sách phát triển vốn đầu tư mạo hiểm (Quỹ đầu tư mạo hiểm) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc biến những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm.

Thị trường công nghệ là nơi bên cung và bên cầu về công nghệ có thể mua bán và trao đổi công nghệ, tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới công nghệ trong cả nước. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm và bước đầu cũng có hành động thúc đẩy phát triển loại hình thị trường này. Trước hết, Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích đổi mới công nghệ. Một trong những điều kiện để khuyến khích mọi đối tượng để tham gia đổi mới công nghệ là bảo đảm quyền sở hữu của họ đối với những sản phẩm công nghệ mới.

Ngoài ra, Nhà nước cũng đã bước đầu quan tâm phát triển các yếu tố khác cấu thành của thị trường công nghệ như hệ thống thông tin công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ thị trường. Một số chợ công nghệ cũng bắt đầu được tổ chức. Tuy nhiên, về cơ bản, đó mới chỉ là những nỗ lực ban đầu. Các yếu tố cấu thành thị trường công nghệ tuy đã được thiết lập nhưng chưa đến mức có thể tạo điều kiện và khuyến khích cho các chủ thể tiềm năng tham gia thực hiện các giao dịch trên thị trường một cách thuận lợi.

Nhà nước quy định phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ. Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư trang thiết bị cho các công trình thí nghiệm, cơ sở sản xuất thử nghiệm... phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm đưa đất nước cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được nếu không

có các giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ để thúc đẩy tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là ở khu vực các DNNVV (khu vực có đông số lượng lao động và chiếm tỷ trọng không nhoe trong nền kinh tế quốc dân). Trước sức ép ngày càng gia tăng của nhu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, việc xây dựng và triển khai một chương trình đổi mới công nghệ mang tầm quốc gia nhằm tạo động lực, định hướng và thúc đẩy tốc độ, hiệu quả đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực kinh tế và các vùng miền trong cả nước là hết sức cần thiết.

2.1.2. Chi phí cho đổi mới công nghệ của các DNNVV

Hiện nay không ít DN Việt Nam đang có nguy cơ năng suất tăng quá chậm so với khu vực. Đầu tư đổi mới công nghệ, hướng về công nghệ cao để tăng năng suất, đảm bảo môi trường phát triển bền vững đang là vấn đề các DN cần sớm triển khai.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỉ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp nước ta khá cao, khoảng 14%. Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam so với thế giới và khu vực Đông Nam Á thì tốc độ phát triển đó là quá chậm. Đặc biệt, về mặt ứng dụng công nghệ tiên tiến thì Việt Nam đang còn lạc hậu, hệ thống công nghệ ở trình độ thấp hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực lân cận. Tính chung các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình là 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt, ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó, các DN Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 – 0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.

100 DN ở Hà Nội và Thành phố Hố Chí Minh được khảo sát đã cho thấy: Mức đầu tư cho đổi mới công nghệ của DN chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Đa số các DN sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước, 69% DN phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% DN lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Bên cạnh đó,

trình độ công nghệ nước ta còn rất thấp, hệ số cạnh tranh về công nghệ năm 2009 theo Diễn đàn kinh tế thế giới của Việt Nam là 3,12 điểm, trong khi Malaysia 4,41; Thái Lan 3,37 và Philippines là 3,26 điểm.

Theo điều tra năm 2008 của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng và nhu cầu cần trợ giúp của DN trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố phía Bắc cho kết quả như sau: Về trình độ công nghệ, trong tổng số 10.994 DN sản xuất công nghiệp chỉ có 879 DN tự xác định là đang sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất (chiếm 8%); và 5.501 DN tự xác định là thuộc loại trung bình (chiếm 50,04%) còn 41,96 số DN còn lại là công nghệ lạc hậu và không đánh giá. Về nhu cầu tư vấn đào tạo về kỹ thuật, công nghệ, trong tổng số DN trên tham gia trả lời chỉ có 621 DN có nhu cầu đào tạo về tự động hóa; 540 DN có nhu cầu đào tạo về ký thuật điện; 456 DN có nhu cầu đào tạo về công nghệ tạo khuôn; 440 DN nhu cầu đào tạo hàn; 396 DN có nhu cầu về đào tạo công nghệ chế tạo máy... Về nhu cầu thông tin về kỹ thuật, công nghệ, có 39,6% DN có nhu cầu cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN; có 25,94% số DN có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới; 21,8% DN có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến và 2,06% số DN có nhu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật cụ thể khác, số còn lại yêu cầu cung cấp thông tin về thị trương năng lực sản xuất hàng hóa cùng chủng loại...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Các DNNVV chưa có tầm nhìn dài hạn nên chưa quan tâm đổi mới công nghệ để phát triển bền vững; khả năng trang bị thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến hạn chế; khó tiếp cận vốn, tín dụng để tiến hành đổi mới công nghệ; các cơ chế ưu đãi về tài chính chưa thực sự khuyến khích DN đổi mới công nghệ, chưa đặt DN trước sức ép phải cạnh tranh về công nghệ để tồn tại; liên kết giữa các DN, giữa DN với viện – trường và các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong đổi mới, chuyển giao công nghệ còn yếu, chưa được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ hiệu quả; năng lực và trình độ quản lý công nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN tại các DNNVV còn yếu kém; các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn

đổi mới công nghệ chưa phát triển; thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu về công nghệ, sáng chế, kết quả nghiên cứu chưa được quan tâm phổ biến tới DN; hệ thống cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn và các nguồn cung cấp công nghệ trên thế giới chưa được đầu tư xây dựng; các nỗ lực đổi mới công nghệ tại DN mang tính nhỏ lẻ, thiếu hệ thống và chưa tận dụng được các thế mạnh, điều kiện thuận lợi của từng địa phương, từng vùng miền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)