Tên thiết bị
Số lượng Năm sản xuất
Xuất xứ Kinh phí (đồng) Tổng kinh phí đầu tư (đồng)
DN đầu tư KH&CN hỗ trợ Hệ thống máy chẻ vỏ cứng hạt điều 01 2014 Việt Nam 354.200.000 151.800.000 506.000.000
2.4.4. Kết quả đổi mới công nghệ
a. Về khoa học và công nghệ:
- Việc đổi mới công nghệ đã góp phần hoàn thiện được quy trình sản xuất, chế biến và tăng năng suất lao động.
- Đào tạo được nhân lực KH&CN, bao gồm các nhà quản lý KH&CN, cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty.
b. Về kinh tế - xã hội:
- Tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành chế biến điều.
- Phát triển được nghề trồng điều, tạo nguồn nguyên liệu chế biến, sản xuất, tiêu thụ được ổn định, có giá thành sản xuất chấp nhận được và phù hợp với trình độ sản xuất ở địa phương, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Sản phẩm làm ra có chất lượng và giá thành thấp, có sức cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, tăng lợi nhuận cho DN và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Hiệu quả kinh tế sau khi đầu tư đổi mới công nghệ của công ty được tính như sau:
* Chi phí sản xuất cho 1 tấn hạt điều khô
+ Chi mua 1 tấn hạt điều khô = 34.400.000 đồng (a) + Sau khi bóc vỏ cứng còn 300 kg
+ Sau công đoạn sấy + bóc lụa còn 240 kg hạt đủ chất lượng xuất khẩu + 5 kg phế phẩm.
+ Lương công nhân: Trung bình cứ 1 kg nhân điều thành phẩm sẽ trả 18.173 đồng.
Như vậy lương phải trả cho 240 kg thành phẩm là: 240 kg thành phẩm x 18.173 đồng = 4.361.520 đồng (b).
+ Lãi vay ngân hàng phải trả cho 1 kg thành phẩm là 5.570 đồng Vậy 240 kg thành phẩm x 5.570 đồng = 1.336.800 đồng (c) + Khấu hao tài sản cho 1 kg thành phẩm là 3.003 đồng, Vậy 240 kg thành phẩm x 3.003 đồng = 720.720 đồng (d)
+ Chi phí quản lý và chi phí khác là 4.690 đồng/ 1 kg thành phẩm Vậy 240 kg thành phẩm x 4.690 đồng =1.125.600 đồng (e)
=> Như vậy, tổng chi phí cho 1 tấn hạt điều khô ra 240 kg thành phẩm và 5 kg phế phẩm và cả giá mua nguyên liệu là:
Tổng chi = (a) + (b) + (c) + (d) + (e) = 41.944.640 đồng * Tổng thu như sau:
+ Giá xuất khẩu 1 kg điều thành phẩm xuất khẩu là 8,3USD x 21.240 đồng = 176.292 đồng. Vậy 240 kg thành phẩm x 176.292 đồng = 42.310.080 đồng.
+ Hàng phế phẩm: 5 kg x 5.500 đ/1kg = 27.500 đồng Tổng thu = Phế phẩm + Thành phẩm = 42.337.580 đồng
* Như vậy cứ 1 tấn điều khô sau khi chi phí cho lợi nhuận như sau: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi = 392.940 đồng
c. Những vấn đề cần hoàn thiện:
- Đầu tư cải tiến công nghệ, hoàn thiện công nghệ và nâng công suất sản xuất với quy mô sản xuất công nghiệp; nghiên cứu sâu, kỹ thị trường trong và ngoài nước để đưa sản phẩm thâm nhập vào các nước phát triển đồng thời đáp ứng được các thị trường trong khu vực và thế giới.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Công ty sẽ duy trì việc đào tạo, tập huấn hàng năm cho đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật trực tiếp sản xuất tạo sản phẩm hoàn thiện theo đúng quy trình và công nghệ sản xuất.
- Đẩy mạnh chính sách quảng bá các sản phẩm ra thị trường.
2.4.5. Năng lực cạnh tranh của DN qua đổi mới công nghệ
Đánh giá lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm, dự kiến hiệu quả của đề tài (trình độ KH&CN, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế...) được thể hiện qua các mặt:
- Lợi thế về nguồn nguyên liệu và công lao động sẵn có tại địa phương, chi phí đầu vào thấp, tạo sản phẩm mới có giá thành hợp lý, chất lượng, đủ
khả năng canh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước:
- Có sự ủng hộ và tạo điều kiện của các ngành chức năng trong tỉnh. - Có khả năng cạnh tranh về chất lượng, số lượng và giá cả của thị trường trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn của DN về trang thiết bị và máy móc thay thế, do đó quá trình sản xuất cũng bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
* Tiểu kết Chƣơng 2:
- Luận văn đã tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các DNNVV. Trong đó cho thấy Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích DNNVV đổi mới công nghệ, nhưng những chính sách này cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định. Do đặc điểm nhỏ về quy mô, vốn và nhân lực nên các DNNVV luôn gặp khó khăn trong việc đổi mới công nghệ.
- Kết quả khảo sát về các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy, các DN tư nhân chiếm số lượng lớn, nhưng lại có nguồn vốn ít dẫn đến khó khăn trong việc đổi mới công nghệ.
- Tỉnh Bình Phước đã có cố gắng tạo các công cụ hỗ trợ cho các DNNVV để đổi mới công nghệ, nhưng vì các lý do khác nhau, chính các DNNVV lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công cụ hỗ trợ này.
- Luận văn đã khảo sát về thực trạng đổi mới công nghệ tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh, trong đó khảo sát sâu về một DN thuộc loại hình nhỏ và vừa, với việc sản xuất kinh doanh một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế về điều kiện địa lý, nhân lực và công nghệ. Qua đó cho thấy việc đổi mới công nghệ là thành công trên các mặt KH&CN, kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
3.1. Đánh giá tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc phát triển bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
3.1.1. Tác động dương tính của chính sách đổi mới công nghệ
Trong những năm qua, chính sách đổi mới công nghệ là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tác động đến sự phát triển nhanh chóng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN. Nhờ nghiên cứu và đổi mới thành công các quy trình công nghệ sản xuất đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa dồi dào, đa dạng cho nền kinh tế; người tiêu dùng được lợi nhờ giá thị trường giảm và mua hàng hóa dễ dàng hơn do hàng hóa nhiều và sẵn hơn; thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển và không ngừng tăng lên trong các năm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thông qua các chương trình thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ đã tạo ra mô hình mới mang tính bền vững, phù hợp với điều kiện của tỉnh, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương và góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực do công nghệ tạo ra cho môi trường và xã hội.
Có thể nói chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thực hiện các dự án trong từng giai đoạn, đặc biệt là các dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp chế biến điều đã có tác động tích cực đến sự phát trỉển bền vững của ngành điều Bình Phước, đưa ngành điều của tỉnh không những phát triển về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
3.1.2. Tác động âm tính của chính sách đổi mới công nghệ
Bên cạnh những mặt tích cực như đã phân tích ở trên, thì việc đổi mới công nghệ chưa được hoàn thiện, chưa kiểm nghiệm được tính ổn định của quy trình sản xuất, không phù hợp với năng lực của một số DN nên khi đổi mới công nghệ đã có một số công nghệ không phát huy hiệu quả, do đó làm thua lỗ và gây thiệt hại kinh tế cho chính DN đổi mới công nghệ. Như vậy số tiền hỗ trợ của nhà nước và số tiền DN bỏ ra để đổi mới công nghệ đã bị lãng phí, không mang lại hiệu quả.
Cùng với những chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích DN đầu tư đổi mới công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất. Song, chưa có giải pháp quản lý đồng bộ về thực thi giữa ưu đãi với chế tài. Vì vậy, phần lớn các DN vì mục đích kinh tế, luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, kể cả vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.1.3. Tác động ngoại biên của chính sách đổi mới công nghệ
Do những lợi ích mà đổi mới công nghệ mang lại rất đa dạng như đã phân tích ở mục 3.1.1, trong số đó, có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được, bên cạnh đó, có những mặt tưởng chừng như có hiệu ứng tiêu cực lúc này nhưng lại là yếu tố tích cực trong tương lai và ngược lại.
Khi đổi mới công nghệ thì DN phải bỏ ra chi phí để tuyển chọn và đạo tạo nhân lực cho kỹ thuật mới để có thể làm chủ công nghệ. Và như vậy, việc đào thải nhân lực sẵn có nhưng không có khả năng làm chủ công nghệ mới là điều tất yếu xảy ra.
Lợi ích của đổi mới công nghệ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra năng lực sản xuất cung vượt quá cầu, do đó làm giảm lợi nhuận và tăng thất bại trong kinh doanh.
3.2. Giải pháp tổng thể nâng cao hiệu quả của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các DNNVV công nghệ đến sự phát triển bền vững của các DNNVV
3.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài về chính sách đổi mới công nghệ
Singapore là nước có trình độ phát triển kinh tế, KH&CN cao, nhưng họ vẫn rất coi trọng việc hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ để đáp ứng
các đòi hỏi cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Ở Singapore hiện có trên 90.000 DNNVV. Lực lượng này đã tạo ra 58% GDP, thu hút 72% lực lượng lao động, kể cả công nhân nước ngoài. Singapore là quốc gia đã có quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển nhất trong khu vực ASEAN, nhiều năm được xếp số 1 về sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sở dĩ đạt được vị trí như vậy là do Singapore đã sớm nhận thức được những thay đổi và những đòi hỏi mới trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới và có những hỗ trợ hữu hiệu để các DNNVV phát triển.
Bộ Công thương Singapore đã giao cho đơn vị trực thuộc là Cục Năng suất và Tiêu chuẩn triển khai một số chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với các DNNVV. Trong đó đáng lưu ý là các chương trình sau:
- Chương trình kết giao kinh doanh: Đây là Chương trình hướng vào
tạo điều kiện để các DNNVV của Singapore có thể tiếp xúc với các DN nhỏ và DN lớn của nước ngoài. Trong khuôn khổ Chương trình này, đã có 2.380 DN tham gia và đã thực hiện được 3.260 cuộc tiếp xúc giữa các công ty của Singapore và các công ty của Úc, Bỉ, Canađa, Ý, Nhật Bản, Thụy Sĩ;
- Chương trình hỗ trợ phát triển của Chính phủ: Chính phủ Singapore
đã áp dụng nhiều Chương trình để hỗ trợ DNNVV, trong đó, đáng lưu ý là một số chính sách khuyến khích về: Đổi mới công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật đối với các DN bản địa và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ trong việc nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ.
Về cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ đối với DNNVV, mục tiêu của chính sách là khuyến khích, hỗ trợ các công ty và tổ chức nâng cao năng lực áp dụng các đổi mới công nghệ (bao gồm cả đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ khác). Tất cả các DN đăng ký hoạt động tại Singapore đều có thể nhận sự hỗ trợ với những điều kiện sau:
- Có dự án về đổi mới hoặc cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ và các dịch vụ có liên quan.
- Có dự án thuộc các ngành xây dựng, chế tạo, dịch vụ, thương mại và du lịch, kể cả các dự án liên quan tới công nghệ thông tin.
- Các dự án phải thuyết minh rõ các kết quả dự kiến đưa lại như: Rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao năng suất lao động.
- Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn đầu (giai đoạn đánh giá khả thi về công nghệ/ thị trường) hoặc chưa chỉ rõ được địa chỉ áp dụng cụ thể thì DN cần phải thuyết minh rõ mục tiêu cần đạt tới của dự án, ví dụ như đưa ra được một báo cáo khả thi về thị trường/ công nghệ.
- Thời gian thực hiện dự án tối đa không quá 3 năm.
Về mức hỗ trợ tài chính: Mức hỗ trợ tối đa là 50% chi phí được phép để
thực hiện dự án. Các khoản chi được phép gồm: Chi phí về nhân lực (tiền lương cho các thành viên tham gia dự án, chi phí đi lại, ăn và đào tạo); chi phí về vật tư, thiết bị (thiết bị, xưởng thực nghiệm, vật tư, phần mềm); chi phí về các dịch vụ kỹ thuật (nghiên cứu khả thi/ nghiên cứu thị trường, chi phí làm mẫu thử, tư vấn, thử nghiệm sản phẩm...); chi phí về sở hữu trí tuệ.
Phương thức cấp phát: Cấp trực tiếp cho DN theo nguyên tắc hoàn lại
tiền do DN đã ứng ra để triển khai dự án.
Cơ chế hỗ trợ kỹ thuật đối với DNNVV trong nước với mục tiêu là giúp
các DN thu hút lực lượng chuyên gia bên ngoài để thực hiện các dự án nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ. Các tiêu chuẩn để được nhận tài trợ là: DN phải có tỷ lệ góp vốn trong nước trên 30% (trường hợp có liên doanh với các đối tác nước ngoài); có tài sản cố định không vượt quá 15 triệu đô la Singapore nếu DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì số người làm việc không vượt quá 200 nhân viên.
Phạm vi hỗ trợ: mức hỗ trợ không vượt quá 70% chi phí thuê chuyên
gia bên ngoài để thực thi dự án. Mục tiêu của dự án phải nhằm vào nâng cấp công nghệ/ tay nghề của DN thông qua các nhiệm vụ: Xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; hoàn thiện (cải tiến) các thao tác và quy trình công nghệ hiện có; cơ giới hoá, tự động hoá hoặc máy tính hoá các thao tác hoặc quy
trình công nghệ; hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng; phát triển kinh doanh, thị trường; quản lý nhân sự; phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu khả thi.
Mức độ tài trợ: tuỳ thuộc vào phạm vi, nội dung và hiệu quả của nhiệm
vụ đặt ra và phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của Singapore, mức tài trợ có thể từ 30% đến 70% chi phí cho phép.
Báo cáo hoàn thành nhiệm vụ được giao: trong vòng 3 tháng sau khi
hoàn thành nhiệm vụ, DN được nhận tài trợ phải gửi đến Cục Năng suất và Tiêu chuẩn bản báo cáo chi tiết và những nhiệm vụ đã thực hiện của chuyên gia tư vấn (bao gồm cả các kết quả và khuyến nghị đã đề xuất với doanh nghiệp).
Thời hạn ký hợp đồng với các chuyên gia tư vấn bên ngoài: DN không
được phép tự động kéo dài thời hạn tư vấn của chuyên gia nếu không được sự