Kết quả khảo sát chung về thực trạng đổi mới công nghệ tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 44 - 46)

9. Kết cấu của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát chung về thực trạng đổi mới công nghệ tại các

các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

2.3.1. Công cụ hỗ trợ các DNNVV

Việc thành lập các khu, cụm công nghiệp tập trung là một trong những giải pháp quan trọng cho DNNVV phát triển mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các DN ở Bình Phước cũng còn hạn chế,

các tổ chức tín dụng chưa sẵn sàng cho việc cho vay đối với các doanh nghiệp, nhất là các DN mới đi vào hoạt động.

Chính sách về lao động và đào tạo lao động cũng được tỉnh quan tâm. Hàng năm tỉnh đã tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo theo yêu cầu của địa phương. Tuy nhiên những bất cập đối với vấn đề này vẫn chưa giải quyết được. Lượng lao động có tay nghề cao còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn phổ biến, chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN.

Các hoạt động trợ giúp DNNVV đã được tiến hành triển khai, đã và đang có những tác dụng đáng kể đối với các DN. Tuy nhiên những hoạt động này còn thiếu sự chỉ đạo tập trung, mang tính vụ việc và thiếu chiến lược cụ thể.

Hoạt động phát triển DNNVV mang tính dàn trải, do đó hiệu quả không cao. Trong khi nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, lại thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, các bên liên quan, đặc biệt là sự gắn kết của các cơ quan trong việc kiểm soát DN sau khi thành lập còn nhiều hạn chế.

Hoạt động cho vay vốn của Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh vẫn chưa thực sự bình đẳng giữa các DN, mới chỉ tập trung vào các DN cổ phần và các DN lớn, đối với các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế khác chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.2. Khó khăn về công nghệ của các DNNVV

Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phước thường gặp khó khăn trong việc đổi mới công nghệ. Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng. Nhiều DN hoạt động lâu năm luôn ở trong tình trạng công nghệ lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn cần khắc phục mà DN thường gặp phải như:

- Nhà quản lý chưa thực sự có quyết tâm trong việc đổi mới công nghệ vì lo sợ những quyết định mạo hiểm. Mặt khác, hệ thống khuyến khích chưa

đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý và đổi mới công nghệ.

- Nhiều DN rất coi trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị, từ khâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, giá cả, kênh tiêu thụ và xúc tiến thương mại. Do đó, thường không đưa ra được một kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ có tính chiến lược.

- DN đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong khi chính họ lại dư thừa lao động. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các DN chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới công nghệ.

- DN thiếu thông tin về công nghệ đã hạn chế những quyết định về đổi mới công nghệ. Không ít DN đã nhập về những thiết bị lỗi thời hay không phù hợp và đã không sử dụng được hay sử dụng không có hiệu quả.

- Khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính. Đây có thể coi là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đổi mới công nghệ chậm chạp.

Việc tiếp cận công cụ hỗ trợ các DNNVV cũng còn hạn chế, có liên quan đến thủ tục hành chính. Đây thực sự là nguyên nhân chính trong việc tiếp cận công cụ hỗ trợ giữa cơ quan nhà nước và các DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)