Đánh giá tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 59 - 60)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Đánh giá tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát

phát triển bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

3.1.1. Tác động dương tính của chính sách đổi mới công nghệ

Trong những năm qua, chính sách đổi mới công nghệ là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tác động đến sự phát triển nhanh chóng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN. Nhờ nghiên cứu và đổi mới thành công các quy trình công nghệ sản xuất đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa dồi dào, đa dạng cho nền kinh tế; người tiêu dùng được lợi nhờ giá thị trường giảm và mua hàng hóa dễ dàng hơn do hàng hóa nhiều và sẵn hơn; thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển và không ngừng tăng lên trong các năm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thông qua các chương trình thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ đã tạo ra mô hình mới mang tính bền vững, phù hợp với điều kiện của tỉnh, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương và góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực do công nghệ tạo ra cho môi trường và xã hội.

Có thể nói chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thực hiện các dự án trong từng giai đoạn, đặc biệt là các dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp chế biến điều đã có tác động tích cực đến sự phát trỉển bền vững của ngành điều Bình Phước, đưa ngành điều của tỉnh không những phát triển về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.

3.1.2. Tác động âm tính của chính sách đổi mới công nghệ

Bên cạnh những mặt tích cực như đã phân tích ở trên, thì việc đổi mới công nghệ chưa được hoàn thiện, chưa kiểm nghiệm được tính ổn định của quy trình sản xuất, không phù hợp với năng lực của một số DN nên khi đổi mới công nghệ đã có một số công nghệ không phát huy hiệu quả, do đó làm thua lỗ và gây thiệt hại kinh tế cho chính DN đổi mới công nghệ. Như vậy số tiền hỗ trợ của nhà nước và số tiền DN bỏ ra để đổi mới công nghệ đã bị lãng phí, không mang lại hiệu quả.

Cùng với những chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích DN đầu tư đổi mới công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất. Song, chưa có giải pháp quản lý đồng bộ về thực thi giữa ưu đãi với chế tài. Vì vậy, phần lớn các DN vì mục đích kinh tế, luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, kể cả vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3.1.3. Tác động ngoại biên của chính sách đổi mới công nghệ

Do những lợi ích mà đổi mới công nghệ mang lại rất đa dạng như đã phân tích ở mục 3.1.1, trong số đó, có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được, bên cạnh đó, có những mặt tưởng chừng như có hiệu ứng tiêu cực lúc này nhưng lại là yếu tố tích cực trong tương lai và ngược lại.

Khi đổi mới công nghệ thì DN phải bỏ ra chi phí để tuyển chọn và đạo tạo nhân lực cho kỹ thuật mới để có thể làm chủ công nghệ. Và như vậy, việc đào thải nhân lực sẵn có nhưng không có khả năng làm chủ công nghệ mới là điều tất yếu xảy ra.

Lợi ích của đổi mới công nghệ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra năng lực sản xuất cung vượt quá cầu, do đó làm giảm lợi nhuận và tăng thất bại trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)