Tình yêu tự do nam nữ không chịu ràng buộ cở lễ giáo phong kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu. tình dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trang 43 - 53)

2.2.1 .Yếu tố tính dục trong các câu chuyện tình

2.2.2. Tình yêu tự do nam nữ không chịu ràng buộ cở lễ giáo phong kiến

Chuyện cây gạo là một minh chứng cho thấy lễ giáo phong kiến chỉ giống như bộ xiêm y mỏng manh và dễ dàng trút bỏ bất cứ lúc nào. Nhị Khanh chẳng phải là đã vì mến mộ yêu thích Trung Ngộ mà cố tình gây thương nhớ bằng cách xuất hiện trước mặt chàng đó sao. Chưa ở tác phẩm nào trong Truyền kỳ mạn lục mà sự táo bạo của nữ nhi cũng như những tư tưởng phóng khoáng về tình yêu/ tình dục, về sự tận hưởng cuộc sống lại được thể hiện một cách say sưa, nồng nhiệt như ở tác

phẩm này. “- Thân tàn một mảnh, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” [52, tr 38]. Khi yêu, Nhị Khanh sẵn sàng không ngần ngại tiến tới việc trao thân và mong muốn ái ân được thể hiện thẳng thắn. Hai bài thơ ghi lại cuộc hoan lạc say đắm cũng là minh chứng cho thấy sự thỏa mãn về tình yêu/ tình dục. Mối tình nồng thắm, ân ái thỏa thuê; đêm nào họ cũng đến với nhau đều đặn. Hơn một tháng êm đềm có thể coi là quãng thời gian thần tiên của đôi trai gái. Đúng là mối tình phóng khoáng, không chịu bất cứ ràng buộc nào của lễ giáo cương thường. Những quan niệm cực kỳ “thoáng” của Nhị Khanh về khát khao trần thế đối lập hoàn toàn với quan điểm của xã hội phong kiến: “Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt” [52, tr 40]. Say đắm trong tình yêu, thỏa khát khao tình dục, Nhị Khanh còn cho thấy tư tưởng trân trọng hạnh phúc tuổi thanh xuân, trân trọng những ngày tháng thần tiên. Thậm chí những bậc như Ban Cơ, Sái Nữ lưu danh đối với nàng cũng chỉ là chuyện trên sách vở, không thể sánh bằng niềm hạnh phúc được thỏa mãn tình yêu/ tình dục hiện tại. Như vậy, tất cả những gì Nhị Khanh bày tỏ có thể nói là những khát vọng chân thành nhất của một trái tim khao khát yêu đương. Dù rằng nàng là ma nữ, khi sống bị ghẻ lạnh, lúc chết mới tìm cơ hội để cứu vãn, để thực hiện những khao khát của mình nhưng ta không thể phủ nhận rằng, đó là những khát khao chính đáng và trần thế nhất của con người. Những tư tưởng phóng khoáng, tự do về tình yêu/ tình dục của Nhị Khanh không chịu bất cứ một ràng buộc nào của xã hội phong kiến. Phải chăng vì thế, nên khi có sự can thiệp của những ràng buộc thì tất cả sụp đổ. Trung Ngộ muốn biết nhà của Nhị Khanh và buộc nàng phải để Trung Ngộ biết được sự thật. Đó cũng là lúc mà lời nguyền “đồng huyệt” trong bài thơ của nàng thực thi. Có thể có người cho rằng Nhị Khanh nhẫn tâm. Nếu yêu Trung Ngộ sao lại kéo chàng cùng chết? Ở một góc độ nào đó ta thấy rằng, mỗi người có một cách yêu khác nhau. Với Nhị Khanh - một người phóng khoáng, quyết liệt và thẳng thắn như vậy, có lẽ những ngày tháng yêu

đương cháy bỏng của nàng cùng Trung Ngộ hơn tháng trời vẫn chưa là đủ. Cái khao khát mãnh liệt ấy đã lấn át tất cả và nàng tìm mọi cách được thỏa nguyện. Ta cũng trách chi một tình yêu cuồng nhiệt, một khao khát ái ân đến say mê, điên dại.

Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Hà Nhân là người học trò theo nghiệp đèn sách, thế nhưng sức trai phơi phới, lòng nhiều đam mê, tình nhiều vương vấn, khó qua nổi ải mĩ nhân. Không thể phủ nhận câu chuyện giữa Hà nhân và hai nàng Đào, Liễu là câu chuyện tình yêu ngọt ngào, lãng mạn và say đắm hàng đầu trong Truyền kỳ mạn lục. Lẽ thường tình, một chàng trai như Hà Nhân đứng trước hai mĩ nhân kiều diễm làm sao có thể dửng dưng không động lòng cho được. Hơn thế nữa, Đào và Liễu lại hoàn toàn chủ động tiếp cận chàng, lại yêu kiều, “nhí nhoẻn cười đùa”, lời lẽ nhỏ nhẹ lọt tai lại dạt dào tình ý. Nếu như trong Chuyện cây gạo, yếu tố tính dục có vẻ lấn át thì Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây tình yêu hoàn toàn lên ngôi mặc dù cũng không phủ nhận có sự xuất hiện của yếu tố tính dục. Ngay từ lần trò chuyện đầu tiên, Đào và Liễu đã giãi bày: “Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang” [52, tr 59]. Thời tiết đẹp làm nền cho khát vọng phóng khoáng của hai nàng. Đào và Liễu muốn làm những bông hoa hướng dương hướng về vầng mặt trời lấp lánh, cháy hết mình, rực rỡ hết mình để không bao giờ phải hối tiếc khi đến lúc lụi tàn. Trong câu chuyện tình lãng mạn này thì vầng mặt trời lấp lánh của hai nàng chính là Hà Nhân. Có thể xuất phát điểm của mối duyên kỳ ngộ này không hẳn là tình yêu, nhưng không thể phủ nhận đích cuối cùng lại chính là tình yêu. Ngay trong lần trò chuyện đầu tiên họ đã “tựa ngọc kề vàng, gối vừa xô đã khoát sóng hoa đào nghiêng ngả”. Tình dục chưa hẳn đã là sự thể hiện tình yêu, nhưng đỉnh cao của tình yêu lại là sự dâng hiến cả linh hồn và thể xác (tình dục). Ở đây, Hà Nhân và hai nàng đã mê đắm nhau, say sưa trong hoan lạc, nghiêng ngả trong ái ân, tình xuân tràn thi tứ. Vốn là nho sĩ, Hà Nhân càng say sưa hơn trước những lời thơ sóng tình nghiêng ngả của hai nàng và hào hứng ngâm hoạ. Thậm chí chàng còn mê mẩn cho rằng “sự kỳ ngộ của đời mình so với chuyện xưa, có thể sánh với Bùi Hàng và vượt hơn Tăng Nhụ” [52, tr 61]. Đúng là tình yêu có thể giúp người ta vượt qua tất cả. Có những khi mưa dầm

gió bấc nhưng Đào và Liễu vẫn đến đúng hẹn dù “thân như cái én, có chịu nổi rét mướt đâu”. Mối duyên kỳ ngộ nặng sâu, và đã là tình yêu thì thường đi kèm với đó rất nhiều những cung bậc trạng thái chứ không hẳn chỉ có nhớ nhung. Ghen tuông chính là một trạng thái để nhận diện tình yêu. Hà Nhân vô tình khen Liễu : - Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với một câu thơ cổ “Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa”. Đào không được khen, tự hổ thẹn không đến nữa, lời thơ của nàng đầy sự trách móc:

“ Băng sương cốt cách, tuyết tinh thần Nhị mởn nhành mềm đã xứng cân. Khá trách Đông Hoàng thiên vị lắm

Một cành bỏ héo, một cành xuân”. [52, tr 62]

Lời trách móc cũng ngọt ngào, đằm thắm, nũng nịu, tủi hờn làm sao! Khó trách Hà Nhân say mê cả hai nàng đến như vậy. Chàng bèn hoạ thơ lại giãi bày tâm tình tha thiết “Ân ái chưa hề lệch cán cân” của mình tới Đào. Từ đó nàng lại đến như mọi khi. Và đã là tình yêu thì ngại gì công khai. Hạnh phúc của người đang yêu là công khai người yêu của mình với mọi người. Lối suy nghĩ này có vẻ mới lạ đối với thời trung đại, song với sự phóng khoáng của Đào và Liễu thì lại hoàn toàn dễ hiểu. Gặp đêm Nguyên tiêu, hai nàng mời Hà Nhân đến nhà (Khác hẳn với Nhị Khanh- tìm cách giấu giếm Trình Trung Ngộ). Cuộc hội ngộ trong một không gian thoang thoảng mùi hương, “đốt đèn nhựa thông, bóc bánh lá hoè, rót rượu hạt hạnh”, rập rìu giai nhân. Quả là Hà Nhân như lạc vào xứ sở thần tiên. Mối tình say đắm ấy khiến cho chàng bối rối và lo lắng khi nhận thư nhà, quyến luyến không nỡ cách xa. Khi được Đào, Liễu ủng hộ, Hà Nhân mới “rưng rưng đôi hàng nước mắt rồi cùng hai nàng từ biệt”. Mối duyên kỳ ngộ với Đào, Liễu có lẽ đã khiến cho chàng lạc vào vương quốc của tình yêu tự do, phóng khoáng, đắm say và lãng mạn. Ở đó chàng không bị bất cứ ràng buộc nào, không chịu bất cứ trách nhiệm nào, tất cả đều là tự nguyện, và sự tự nguyện thật ngọt ngào. Nó càng đắm say, ngọt ngào hơn nữa giữa trùng trùng những định kiến hà khắc về tình yêu tự do ngoài lễ giáo phong kiến. Càng bị nghiêm cấm, nó càng nảy nở, phát triển một cách mạnh mẽ. Và tình yêu ấy

đã lấn át được tất cả những quy định về hôn nhân sắp đặt. Thế nên Hà Nhân chẳng thiết gì chuyện cưới xin với người vợ do cha mẹ chàng định sẵn. Chàng viện cớ “học hành chưa thành danh”, nếu có vợ “e không khỏi vui bề chăn gối mà lãng việc đèn sách” để khước từ. Cha mẹ chàng không nỡ trái ý con nên hoãn lại việc cưới xin. Từ đấy Chàng càng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”, đắm mình trong giấc mộng uyên ương mà quên đi đèn sách. Và chuyện chia lìa đối với Hà Nhân khủng khiếp như con chim sợ cây cung, nhưng không cưỡng lại được với số trời đã định. Trước khi từ biệt nàng Đào khuyên chàng “bồi dưỡng thân thể, chăm chỉ bút nghiên, ghép liễu thành công, xem hoa thoả nguyện, thì chúng em dù vùi thân trong chỗ ngòi lạnh cũng chẳng chút phàn nàn” [51, tr 70]. Có thể nói, Hà Nhân say đắm hai nàng quả là không uổng một kiếp. Trước khi thác hoá, Đào ,Liễu cũng lo lắng cho sự nghiệp của chàng, hy vọng chàng lập công danh sự nghiệp thì dẫu phải cam chịu khổ ải như thế nào cũng toại nguyện. Sự lo lắng, khuyên nhủ của hai nàng cho thấy tấm chân tình đáng trân trọng. Vật làm tin tặng lại, người rơi lệ biệt li. Đêm ấy Hà Nhân thấy trời nổi lên cơn mưa gió dữ dội, chàng như kẻ mất hồn, ngơ ngẩn, tiếc nuối, buồn rầu. Cho tới khi biết hai nàng chỉ là những hồn hoa thì tấm lòng vẫn không sai khác. Chàng thư sinh nghèo bán áo, lấy tiền làm mâm cỗ bày cúng hai nàng và làm một bài văn tế. Như thế chẳng phải là trọn tình vẹn nghĩa, trước sau như một đó sao. Tấm lòng của Hà Nhân thật khiến người ta cảm động. Có lẽ với một số người khi biết được sự thật về người mà mình đắm say ân ái là yêu hoa sẽ hoảng sợ, lo lắng. Hà Nhân thì khác, dù người, dù hồn hoa, dù rằng bây giờ không còn gặp gỡ, dù ân ái mặn nồng chỉ thoáng qua như một giấc chiêm bao thì tình cảm bấy lâu nay là thật, là đáng trân trọng. Đêm hôm đó Đào, Liễu đến cảm tạ tình chàng, bài văn tế viếng “khiến cho thanh giá chúng em càng bội tăng lên”. Như vậy, dù duyên ngắn ngủi, dù biệt li mãi mãi cũng quả không uổng sự gặp gỡ, tình cảm mặn nồng. Chuyện tình của Hà Nhân và Đào, Liễu là câu chuyện vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến. Sự chủ động lại là nữ nhân, sự phóng khoáng có phần Đào, Liễu, sự say đắm thật đáng ngưỡng mộ, sự si tình quả là hiếm có. Và phải chăng, mối tình

mê đắm trọn vẹn trước sau này chính là thông điệp về một tình yêu tự do nảy nở ngay trong lòng xã hội phong kiến hà khắc mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm?

Tuy không lãng mạn, ngọt ngào, ghen tuông, trách móc như Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây nhưng Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng là câu chuyện tình yêu vượt ra ngoài lễ giáo khiến người ta suy ngẫm. Nếu chàng Hà Nhân là người phàm trần vướng phải lưới tình của hai tinh hoa Đào, Liễu vì hai nàng là yêu hoa có nhiều cách mê hoặc thì sư bác Vô Kỷ gặp Hàn Than lại là chuyện của người trần. Có thể ban đầu Vô Kỷ nhận Hàn Than mà không nghe lời sư cụ Pháp Vân thì hẳn Vô Kỷ cũng không lường trước được có ngày lại si mê Hàn Than đến thế. Nàng vốn xinh đẹp lại thông tuệ, hơn nữa lòng trần chưa dứt, vẫn điểm phấn tô son, quần là áo lượt khiến cho tư dung càng thêm xinh đẹp. Vô Kỷ là một nhà sư mà hẳn là đã thành sư bác, đức hạnh có thể coi là đã tu đến độ chín. Thế nhưng đứng trước một người đẹp lại thông minh như Hàn Than, Vô Kỷ đã động lòng phàm: “Cõi dục đã gần, máy thiền dễ chạm, bèn cùng nhau tư thông”. Nếu như câu chuyện của Hà Nhân và Đào, Liễu dù là chuyện của ba người vẫn được coi là tình yêu say đắm thì Vô Kỷ và Hàn Than bị coi là tư thông. Có điều nếu tách hai người khỏi tất cả những ràng buộc, những phép tắc cần thiết đối với người nơi cửa Phật thì có thể khẳng định Vô Kỷ cũng là kẻ si tình còn Hàn Than thực đã đắm mình trong câu chuyện tình thơ mộng giữa chốn non xanh nước biếc. Hai người yêu nhau, say mê nhau như “con bướm gặp xuân, trận mưa cửu hạn”, buông kinh mặc kệ, phàm những chốn cảnh đẹp đều dấp bút đề thơ. Mây núi, mưa núi, gió núi, trăng núi, chùa núi, tiểu đồng trong núi, vượn núi, chim núi, hoa núi, lá núi…chỉ là một số những thi phẩm của Vô Kỷ và Hàn Than. Và phải chăng cảnh thiên nhiên đẹp, êm đềm, thơ mộng làm nền cho tình yêu say đắm giữa hai người. Nếu cứ thế mà êm đềm trôi đi thì hẳn chẳng ai kết luận đó là một câu chuyện tình yêu mà chỉ đơn giản là sự lên tiếng của sắc dục. Thế nhưng hẳn là nghiệp oan, Hàn Than mang thai, ốm lay lắt từ mùa xuân đến mùa hạ, cuối cùng nằm quằn quại chết trên giường cữ. Nếu Vô Kỷ chỉ đơn thuần là kẻ gian dâm, tà dục thì hẳn sau khi đã động lòng phàm với Hàn Than, dở dang con đường tu hạnh mà Hàn Than chết thì hắn có thể sẽ tục huyền để tìm thú vui xác thịt. Dưới góc

độ luân thường đạo lí, Vô Kỷ và Hàn Than là hai kẻ trái đạo đáng coi khinh, chết quả đáng kiếp. Nhưng nếu cởi bỏ cho họ tấm áo tu thì dẫu sao họ cũng đáng thương. Đáng thương hơn là Vô Kỷ si tình. Sau khi Hàn Than chết, “Vô Kỷ xót thương vô hạn, quàn nàng ở cuối mái hành lang phía Tây, sớm tối vỗ vào áo quan mà khóc…” [52, tr 101]. Sự si tình của Vô Kỷ hẳn không phải nam nhân nào trong xã hội phong kiến cũng có được. Hơn nữa ở một thời kỳ trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ chỉ như “công cụ” duy trì nòi giống, chỉ như kẻ làm mướn không công thì sự trân trọng của Vô Kỷ đối với Hàn Than quả là đáng để người ta ngưỡng mộ. Vô Kỷ đau đớn, xót xa đến mức độ: “Nếu anh được theo em cùng chết, anh rất sẵn lòng, để em khỏi vò võ một mình nơi chín suối…xin sớm cho anh được về dưới đất” [52, tr 101]. Hà Nhân yêu đến độ tưởng nhớ, ngẩn ngơ, Vô Kỷ yêu đến độ sẵn sàng chết theo. Tuy không thể so sánh ai nặng tình hơn ai, song đều có thể thấy đây là những kẻ si tình. Và nếu tình yêu đích thực là yêu đến độ quên mình, sẵn sàng hy sinh, rất mực chăm lo…thì có thể khẳng định Vô Kỷ đã đạt được đến ngưỡng ấy. Vô Kỷ mất Hàn Than, cuộc sống không còn ý nghĩa nữa, hơn thế chàng còn lo lắng Hàn Than phải “vò võ một mình ở nơi chín suối” nên tha thiết mong được chết cùng nàng. Căn bệnh tương tư hao mòn thể xác và tâm hồn, Vô Kỷ mơ thấy Hàn Than báo mộng “sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt”. Bệnh của Vô Kỷ càng nặng, sư cụ Pháp Vân cũng không thể cứu được nữa. Tuy nhiên đối với Vô Kỷ lúc bấy giờ, cái chết là đi tìm sự giải thoát; cái chết là hành trình đi tìm hạnh phúc, là cuộc sum họp ngọt ngào, là nơi hẹn hò chung mộng. Không chỉ si mê, lo lắng, sẵn sàng lấy cái chết để mong sum vầy, Vô Kỷ còn vì Hàn Than mà “đặng trả cho xong một cái nợ oan gia ngày trước”. Lẽ ra ở cương vị từng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu. tình dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)