Mối quan hệ giữa tự sự, trữ tình và chính luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu. tình dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trang 75 - 88)

3.2.3 .Màu sắc chính luận trong Truyền kỳ mạn lục

3.2.4. Mối quan hệ giữa tự sự, trữ tình và chính luận

Như ở các mục trên đã tìm hiểu, rõ ràng, ở Nguyễn Dữ có hai cái tôi trong một tác phẩm. Cái tôi đầy cảm xúc, ngầm bênh vực cho những mối tình “ngoài giá thú” của xã hội phong kiến và những khát khao tình dục mãnh liệt ở các nhân vật (đặc biệt là nữ); một cái tôi đầy nghiêm túc trong việc truyền bá những quan điểm của nho gia - cái tôi giáo huấn. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận cho ta một Nguyễn Dữ vừa thống nhất, vừa đầy mâu thuẫn và điều đó làm nên nét đặc sắc riêng của Truyền kỳ mạn lục.

Sự mâu thuẫn giữa lời bình cuối truyện và cảm hứng chung trong truyện:

Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện nàng Thúy Tiêu, Chuyện Lệ Nương.

Điều này khiến một số ý kiến cho rằng phần lời bình này là của một người khác chứ không phải là của Nguyễn Dữ. Cảm hứng chung trong chuyện tuy không công khai nhưng ngầm ủng hộ cho các câu chuyện tình yêu nhờ yếu tố tự sự đan xen với trữ tình. Còn phần lời bình, dẫu là yếu ớt hay gay gắt cũng đều nhằm mục đích giáo huấn đạo đức.

Chuyện cây gạo bên cạnh bài thơ của Nhị Khanh sau khi ân ái với Trung Ngộ, chất trữ tình còn được thể hiện trong lời thoại của Nhị Khanh: “ Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phàn nàn gì nữa” [52, tr 38]. Cách ngắt nhịp nhịp nhàng tạo nên nhạc điệu cho lời văn, khiến cho câu văn đậm chất thơ. Bài thơ của nàng đã khiến Trung Ngộ khen không kém gì Dị An ngày xưa:

“Giặc xuân mê mệt chốn hoang liêu …

Vì nhau một thác sẵn xin liều” [52, tr 39].

Mặc dù mục đích chính của bài thơ là tả lại cảnh ân ái hoan lạc và nó đậm màu sắc nhục dục nhưng cũng không thể phủ nhận khả năng truyền tải cảm xúc của những

câu thơ. Những hình ảnh thơ đầy gợi cảm, gợi dục được sử dụng một cách ước lệ khiến cho bài thơ “tục” mà lại “thanh”; cảnh gối chăn được miêu tả khá tế nhị mà vẫn nồng nàn, say đắm. Nguyễn Dữ đã gián tiếp thể hiện sự đồng thuận với mối tình phóng khoáng, tự do này. Bởi vậy, lời văn khi mô tả cuộc tình này lãng mạn và bay bổng; có những phát ngôn của nhân vật thể hiện khao khát yêu đương mãnh liệt, khao khát sống trọn vẹn tuổi trẻ để không phải hối hận về sau. Khao khát yêu đương tự do, khao khát tình ái là khao khát chính đáng của con người, tuy nhiên ở thời phong kiến nó chưa được chấp nhận; phải chăng vì thế, Nguyễn Dữ đã đặt khát vọng này nơi một ma nữ. Và dù thế nào đi nữa, nhờ có chất trữ tình sâu lắng, sự đồng thuận ngầm này được thể hiện khéo léo. Tuy nhiên trong Chuyện cây gạo, lời bình phê phán mạnh mẽ Trình Trung Ngộ không biết tiết chế bản thân, ham mê sắc dục: “Than ôi cái giống ma quỷ, tuy từ xưa không phải cái nạn đáng lo cho người thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường khi mắc phải. Trung Ngộ là một gã lái buôn không có tri thức, không đủ trách vậy” [52, tr 45]. Theo như quan điểm trong lời bình, cái giống ma quỷ không phải là cái nạn đáng lo, dẫu Nhị Khanh có giở trò quyến rũ, mê hoặc thì cũng sẽ không làm Trung Ngộ say đắm nếu chàng là bậc Lương Công. Thế nhưng Trung Ngộ ham mê sắc dục, không tu chí làm ăn, không bồi dưỡng tri thức dễ gặp phải tai họa. Giữa lời bình đầy tính chất phê phán và giọng văn lãng mạn đầy sắc thái ủng hộ, Nguyễn Dữ đang truyền tải diễn ngôn đạo đức hay đồng tình với khát vọng về tình yêu/ tình dục?

Sự mâu thuẫn này thể hiện rõ nét nhất trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây. Trong

Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, ta bắt gặp những hình ảnh thơ tràn ngập câu chuyện. Dung lượng những bài thơ và văn tế lấn át dung lượng câu chữ. Giữa lúc gối chăn êm ấm, Hà Nhân và Đào, Liễu đều cùng làm thơ tả chốn buồng xuân hoan lạc. Những hình ảnh mang tính chất ước lệ, những cảnh thiên nhiên khiến cho chất trữ tình sóng sánh trong từng câu chữ: “Tài lang mặc sức vin cành/ Đào non nhận lấy những nhành thắm tươi”; “Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp/ Đôi dòng san sẻ nước tây đông”…Những hình ảnh non tơ, tươi tắn, ngọt ngào, quấn quýt, ấm áp dùng để tả cảnh đắm say của lần đầu ân ái quả không còn gì phù hợp hơn. Cuộc yêu đương của

họ không chỉ là khát khao tình dục trần trụi như Chuyện cây gạo mà đẫm màu sắc thi vị. Bởi thế nếu như Chuyện cây gạo thiên về tình dục thì ở Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây là sự hòa quyện tuyệt vời giữa tình yêu và tình dục. Những lời thơ nhắn nhủ, những khung cảnh nên thơ phải chăng làm nền cho câu chuyện tình yêu khắc cốt ghi tâm. Cho đến khi nhận ra hai nàng là yêu hoa, Hà Nhân vẫn bồi hồi xúc động và thương cảm làm bài văn tế hai nàng (khác hẳn với Trung Ngộ, hoảng sợ chạy mất khi biết Nhị Khanh là hồn ma). Ngay cả phút biệt li, những vần thơ tiễn biệt để Hà Nhân về quê lấy vợ cũng đẫm ướt sương sa:

“…Bon bon xe ruổi trời mai

Lòng em khô héo tiễn người đường xa Bến Nam cỏ ấy bóng tà,

Vườn Tây một rặng mai già khóc mưa. Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ,

Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,

Biệt ly để nặng nỗi buồn cho ai.” [52, tr 66]

Chỉ một đoạn thơ phần kết của Liễu cũng đủ gửi gắm những nỗi niềm của kẻ ở người đi. Những hình ảnh thiên nhiên không còn non tơ mời gọi, không còn tươi tắn đong đưa mà rầu rĩ tiêu sơ như cõi lòng tan nát trong khoảnh khắc biệt li. Và khúc ca của Đào cũng khiến người ta không thể cầm lòng. Nếu như nói rằng Đào, Liễu đến với Hà Nhân vì tình dục thì những lời ca tiễn biệt là một minh chứng phản bác sắc bén. Ở đó có nỗi lòng yêu thương quấn quýt, có những phút giây truy hoan đắm đuối, có nỗi sầu li biệt khi phải chia loan rẽ phượng. Tất cả những cung bậc, nỗi lòng của kẻ yêu đương khi phải xa cách đều được thể hiện một cách xúc động qua vần thơ của Đào, Liễu. Bởi thế, Hà Nhân nghe xong “rưng rưng đôi hàng nước mắt rồi cùng hai nàng từ biệt”. Nhưng cuối cùng tình yêu cũng không thắng nổi quy luật thác hóa. Hà Nhân khóc trong đau xót, hai nàng chỉ dặn dò: “- Thân mệnh của chúng em lả lướt như tơ, mong manh tựa lá. Sau khi thác hóa, đã có mây làm tàn, cỏ lốc (gió) làm xe, sương trắng làm ngọc đeo, cỏ xanh làm nệm rải, than khóc đã oanh

già thỏ thẻ, viếng thăm đã bướm héo vật vờ, chôn vùi có lớp rêu phong, đưa tiễn có dòng nước chảy, khói tan gió bốc không phiền phải đắp điếm gì cả” [52, tr 71]. Vẫn là nhịp điệu nhịp nhàng, hình ảnh so sánh ví von giàu sức gợi, lời đối thoại của hai nàng với Hà Nhân đẫm chất thơ. Nói cách khác, trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình khiến cho câu chuyện thi vị, góp phần chuyền tải tư tưởng của tác giả. Cái nền trữ tình cùng mối tình say đắm, nồng nàn của Hà Nhân với Đào, Liễu cho ta thấy việc truyền tải diễn ngôn tình yêu mới là mục đích chính ở tác phẩm này. Những thế hệ độc giả khắt khe cũng không thể phủ nhận độ thơ mộng, lãng mạn của mối tình. Nếu như người đọc ngây ngất với hương vị lãng mạn của tình yêu thì cũng sẽ không khỏi giật mình vì lời bình cuối truyện: “Than ôi, lòng thanh không bằng ít dục, dục nếu yên lặng thì lòng rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lý sẽ thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được…Kẻ sĩ gánh cặp đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về học nghiệp, tuy không dám mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm” [52, tr 75]. Thái độ phê phán Hà Nhân thể hiện rõ ràng. Phê phán chàng lòng nhiều vật dục nên bị loài yêu hoa quyến rũ (với những nho sinh như chàng, lời cảnh tỉnh tránh xa sắc dục không chỉ được nghe một lần). Hơn thế nữa, vì đắm mình trong hoan lạc mà Hà Nhân bỏ bê việc học hành, đấy là điều đáng phê phán thứ hai. Tuy nhiên trong số những câu chuyện liên quan đến tình yêu/ tình dục thì Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây lại là câu chuyện lãng mạn nhất và chan chứa cảm xúc yêu đương. Tình cảm sâu nặng giữa Đào, Liễu với Hà Nhân là có thật, và thậm chí vượt lên trên những đố kỵ hay hay sở hữu ích kỷ tầm thường để vươn tới một tình yêu cao thượng. Rõ ràng Đào từng chạnh lòng khi Hà Nhân chỉ khen Liễu đẹp mà không khen nàng, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận một cô gái nữa để Hà Nhân lấy làm vợ- một cô gái có thể cáng đáng việc nhà, có thể giúp Hà Nhân nối dõi tông đường. Hai nàng chấp nhận chỉ là người tình lúc nửa đêm của Hà Nhân bởi không chỉ yêu Hà Nhân mà Đào, Liễu còn biết nghĩ cho chàng. Đó là một tình cảm cao thượng mà không hẳn ai cũng có thể làm được. Sự quyến luyến của ba người, sự chân thành yêu thương của Hà Nhân dành cho hai nàng (từ chối cưới vợ, tìm kế sum họp, làm

văn tế dù biết hai nàng chỉ là hồn hoa) đem lại sự xúc động sâu xa cho người đọc. Và có thể nói, chất chính luận trong lời bình cuối truyện để bộc lộ quan điểm đạo đức không đủ để át đi sự lãng mạn của mối tình này. Đây là tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận. Nhờ vào các phương thức này, sự mâu thuẫn giữa việc thuyết giáo cho tư tưởng đạo đức phong kiến và khát vọng tình yêu cao thượng say đắm, hiến dâng cả thể xác lẫn tâm hồn được thể hiện rõ nét.

Chuyện nghiệp oan của Đào thị sắc thái phê phán thể hiện mạnh mẽ: “Gã Vô Kỷ kia, là một kẻ gian dâm, buông thói tà dục, chẳng những dối người mà còn dối Phật của hắn thờ nữa. Giả sử đem xử vào cái tội như vua Ngụy giết bọn Sa Môn ngày xưa thì hắn cũng không oan chút nào” [52, tr 106]. Không chỉ dừng lại ở sự phê phán, tác phẩm này còn thể hiện thái độ bất bình một cách gay gắt. Nguyễn Dữ cho rằng, Vô Kỷ cùng một lúc phạm hai tội lớn. Thứ nhất là tội “gian dâm, buông thói tà dục”. Những nhân vật nam nhân vướng vào chuyện tình ái với nữ nhân xinh đẹp đều bị phê phán vì không nghe theo lời giáo huấn tránh xa sắc dục. Tội thứ hai còn nặng hơn nữa khi xét về khía cạnh đạo đức xã hội. Vô Kỷ là người tu hành, hơn nữa cũng là người đạt được chút thành tựu đáng kể trên con đường tu hành: sư bác. Kẻ tu hành phải tránh xa nữ sắc mới mong đắc đạo thành phật. Thế mà Vô Kỷ lại tư thông với Hàn Than một cách ngang nhiên giữa chốn thanh tịnh của cửa chùa. Như vậy là dối người, dối Phật, làm ô uế chốn chùa chiền thanh tịnh, làm vẩn đục thanh danh của chốn oai nghiêm. Sự lên án gay gắt bộc lộ ở lời nhận xét có vẻ đầy khách quan: “Giả sử đem xử vào cái tội như vua Ngụy giết bọn Sa Môn ngày xưa thì hắn cũng không oan chút nào”. Tuy nhiên, chất trữ tình sâu lắng qua những khung cảnh như mơ và tấm lòng nguyện chết vì yêu của Vô Kỷ với Hàn Than khiến ta phải đặt dấu hỏi. Ở Chuyện nghiệp oan của Đào thị, dung lượng những bài thơ áp đảo phần văn xuôi. Ngay ở phần đầu tác phẩm, đã là những câu đối đầy sắc sảo của Hàn Than đối lại với vua Dụ Tôn. Tiếp đó là bài văn của cậu học trò làm để giễu Hàn Than khi ở chùa Phật Tích. Với hình thức thơ và cách sử dụng những điển tích khiến cho bài văn của cậu học trò nhỏ vừa uyên bác lại sâu sắc. Đó cũng là lí do khiến Hàn Than phải bỏ trốn đến chùa Lệ Kỳ. Những lời dối đáp hay bài văn của cậu học trò

nhỏ chỉ là khúc dạo đầu cho một bản nhạc thi ca say sưa và dào dạt phía sau. Mối tình giữa Hàn Than và sư bác Vô Kỷ đã khiến ngòi bút Nguyễn Dữ xuất thần với những câu văn kể chuyện mà đẫm chất trữ tình: “Hai người đã yêu nhau, mê đắm say sưa, chẳng khác nào con bướm gặp xuân, trận mưa cửu hạn, chẳng còn để ý gì đến kinh kệ nữa” [52, tr 95]. Tình yêu say đắm, nồng nàn giữa hai người là cội nguồn cảm xúc của một loạt những bài thơ vịnh. Khác với Chuyện cây gạo hay

Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, những bài thơ Hàn Than và Vô Kỷ làm rất nhiều trong thời gian yêu đương mê đắm nhưng không phải là những vần thơ tả cảnh ân ái, hoan lạc mà đều là những bài thơ vịnh cảnh có phần thanh tao. Đủ cả “Mây núi”, “Mưa núi”, “Gió núi”, “Trăng núi”, “Chùa núi”, “Tiểu đồng trong núi”, “Vượn núi”, “Chim núi”, “Hoa núi”, “Lá núi”. Và một điều đặc biệt nữa, đây đều là những vần thơ làm khi hai người còn sống chứ không phải lúc đầu thai chuyển kiếp. Nó cho ta thấy cuộc sống thực tại với non thanh nước tú với chim muông làm bạn quả là một cuộc sống tuyệt vời chốn nhân gian. Bài thơ “Mây núi” chỉ bằng vài nét phác họa:

“Bên trời đậm nhặt không thường Ráng chiều mưa sớm bốn phương đi về Sư lười tiểu cũng lười ghê

Siêng năng khép cửa bồ đề ấy ai?” [52, tr 95].

Dù là tả cảnh mây núi, nhưng bóng dáng của con người nơi cửa phật cũng được khắc họa. Có điều trạng thái của sư và tiểu trong bài thơ này là trạng thái biếng lười (phải chăng trước sự thay đổi của cảnh mà lòng người cũng có những phút lặng thảnh thơi). Trong những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên, bài “Trăng núi” đem lại những cảm xúc thẩm mỹ khác lạ. Ánh trăng trong thơ của một ni cô và sư bác nhưng không đượm mùi thiền thanh tịnh mà thấm đẫm cảm xúc của một tao nhân. Nhan đề là “Trăng núi” phải chăng vì ánh trăng bạc “gác” vào đỉnh núi. Không gọi tên trăng mà dùng những từ thay thế: khí sáng lên cao, long lanh gương bạc; cách gọi ấy khiến ta có cảm xúc khác lạ về ánh trăng. Ánh trăng mà long lanh như gương bạc thảnh thơi, thư thái, nhàn rỗi, thong dong gác vào đỉnh núi chứ không hòa nhập vào đỉnh núi. Và quan trọng là ánh sáng của gương bạc long lanh kia soi mát dịu

tâm hồn, khiến cho con người có cảm giác bình yên, dịu dàng. Chỉ cần tả trăng thôi mà cái hứng thưởng trăng khác nào như Dữu Lượng đời Tấn làm Đô đốc Kinh Châu thường lên lầu Nam thưởng nguyệt. Chẳng phải tốn công lên lầu Nam ngắm trăng, ánh trăng núi vừa đẹp, vừa sáng long lanh, vừa dìu dịu len vào tâm hồn. Vừa thanh tao, vừa dạt dào thi tứ. Những bài thơ vịnh cảnh đã đem lại sự lãng mạn cho câu chuyện tình đầy oan nghiệt. Và quả thực không hổ danh là chốn non thanh nước tú, trăm hoa khoe sắc.

Với những bài thơ vịnh cảnh vật, chim muông, Chuyện nghiệp oan của Đào thị đã có những lúc đưa ta vào chốn thiên thai để lạc trong xứ tiên cảnh. Tất cả mọi bụi phàm trần được rũ bỏ. Chỉ còn lại những khung cảnh nên thơ nên họa, chỉ còn lại cảm giác hòa mình vào với thiên nhiên, thưởng ngoạn thiên nhiên, cõi lòng thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu. tình dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)