1.4.1 .Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp
1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại
Tính dục vốn được xem là vấn đề cấm kị, Nho giáo vốn quan niệm “vạn ác dâm vi thủ”. Trong thời kỳ trung đại, khi Nho giáo và Phật giáo sở thời kỳ cực thịnh và có sức ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tinh thần của người dân, tư tưởng này lại càng ăn sâu, bám rễ vào việc đối nhân xử thế giữa người với người. “Diệt dục”, hoặc tránh xa sắc dục gần như là một phạm trù đạo đức cần thiết để đảm bảo sự thành cơng của các chính nhân qn tử Nho giáo, với các Phật tử, đó là điều kiện để tới với cõi Niết bàn.
Phật giáo quan niệm rằng: “Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái hoạ đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê
hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai hoạ nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ sợ khơng thể nào thốt khỏi” [4]. Bởi vậy cuộc sống khổ hạnh, tránh xa dục giới sẽ khiến người ta tránh được vô minh, bất hạnh. Giáo lý nhà Phật cũng vì thế mà khuyến trừng các đạo sư: “Người tu Đạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa. Người tu Đạo cần phải lánh xa dục vọng” [21].
Với Nho giáo, trên thiết chế quy định ngặt nghèo mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ “nam nữ thụ thụ bất thân”, tính dục cũng được xem là vấn đề cần có sự đề phịng, cảnh giác và phải biết tiết chế. Đặc biệt là vấn đề tính dục đối với người phụ nữ. Quan hệ nam-nữ vì vậy mà cũng có những ranh giới nhất định. Lục Vân Tiên vốn dĩ là một chàng trai trượng nghĩa, am hiểu khí tiết ở đời, khi cứu được Kiều Nguyệt Nga, chàng nhất định không dám nhận sự đa lễ của nàng cũng chỉ vì ranh giới nghiêm ngặt ấy:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái ta là phận trai”.
(Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu)
Người phụ nữ nếu q chủ động, mạnh mẽ trong tình cảm đơi lứa cũng bị xem là thất tiết. Nho giáo đề cao những tấm gương liệt nữ, những người phụ nữ biết thủ tiết, hi sinh vì người đàn ơng. Những người phụ nữ như thế thường được vinh danh, thậm chí lập đền thờ sau khi chết. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết: “Đối với việc quan hệ tình dục trước hơn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy” [64] . Đời sống bản năng của con người mặc dù được công nhận như một nhu cầu thiết yếu “thực sắc tính dã” nhưng lại bị kìm hãi, đè nén và coi thường. Các thể chế chính trị, các tập tục cộng đồng cũng đưa ra các hình thức xử phạt mang tính răn đe mạnh mẽ, thậm chí nghiêm khắc với việc này. Trong tích
chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu con gái phú ơng vố là cô gái lẳng lơ,
nhà mà có thai. Thị Mầu bị mõ reo tội trạng khắp làng rồi bị phạt vạ như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Cuối cùng, dưới áp lực xã hội, Thị Mầu phải bỏ đứa con vón khơng được chấp nhận ấy nơi cửa chùa. Khơng ít các trường hợp khác ngoài thực tế bị cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông hoặc bị đuổi đi biệt xứ cũng vì “nết khơng cẩn nguyện”.
Chính bởi sự nghiêm ngặt ây, trên diễn đàn văn học những năm đầu thế kỉ XV trở về, ít có tác giả nào dám đề cập tới vấn đề tế nhị này một cách cụ thể. Nếu có thì cũng được ẩn sâu, giấu kỹ dưới những khuôn vàng thước ngọc hoặc ước lệ tượng trưng. Bản năng, khát khao sâu kín của con người lại được thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên hay điển tích, điển cố tạo sự liên tưởng ý
nhị. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn luôn tưởng
nhớ về người chồng chinh chiến phương xa. Nàng biết và hiểu rõ hơn ai hết nỗi nhớ nhung, sầu muộn và ước mong hạnh phúc gối chăn:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”.
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Hoặc Kiều, trong thân phận là một kỹ nữ lầu xanh, nàng đã khơng ít lần âm thầm chịu đựng nỗi nhục nhã ê chề khi tấm thân ngàn vàng bị đem ra chà đạp:
“Mặc người mưa Sở mây Tần Riêng mình nào biết có xn là gì”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tuy nhiên, khi nhu cầu giải phóng con người lên cao, văn học trung đại xuất hiện những hiện tượng thơ mang tính chất “nổi loạn”, cá tính và khác biệt hoàn toàn. Nếu như trước kia, Thị Mầu bị phạt vạ vì chửa hoang, thì tới
Hồ Xuân Hương, bà ngang nhiên miêu tả các hoạt động tính dục vơ cùng táo bạo, bản lĩnh, và độc đáo. Với bà việc quan hệ dục tính trước hơn nhân khơng phải vấn đề đáng lên án, thậm chí Xn Hương cịn dám thách thức lại cả một xã hội Nho giáo:
“Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa, thế gian sự thường”.
(Không chồng mà chửa - Hồ Xuân Hương)
Hồ Xuân Hương là một cá tính hồn tồn khác trong q tình phát triển của văn học trung đại. Các bộ phận sâu kín nhất của cơ thể, những khao khát hạnh phúc ân ái vợ chồng được bà đưa vào thơ một cách mãnh liệt, khơng e ngại. Nó táo bạo đến nỗi các nhà nghiên cứu sau này phải thốt lên rằng: “Từ ngàn xưa người ta sùng thượng Khổng Mạnh mà cái cốt tính của nó là đoan trang, kín đáo, thế mà Hồ Xuân Hương đã chẳng đoan trang kín đáo chút nào. Những tập tục, những đức tính của người con gái nàng đã coi khinh hết. Đó là tất cả những cái đã thúc nàng tìm đến một nhân sinh quan cực kỳ lãng mạn: Sống đối với nàng chỉ là để thỏa mãn nhục dục” [65]. Do vậy đương thời, thơ Hồ Xuân Hương được xếp vào lại Nơm na bình dân, hoặc “thơ tục”, nổi loạn mà không được hiểu, đánh giá như đúng giá trị thực của nó.
Nhãn quan của Nho giáo rất khó chấp nhận cái trần trụi của các hoạt động nam nữ. Quan niệm khinh thị, bài xích dục tính vơ hình chung dẫn đến sự cấm cản với các hoạt động văn hóa khác, trong đó có sáng tác văn chương. Hoạt động ấy vốn dĩ chịu sự soi chiếu của cả một hệ thống, từ hệ thống chính trị đến xã hội. Đơi khi, rất khó để phá vỡ các quan niệm hoặc các vấn đề đã tồn tại trong máu thịt, tư tưởng con người hàng trăm năm. Do vậy, áp lực cho các tác giả khi tạo dựng ra cái mới lạ lẫm là vô cùng lớn. Tác phẩm sẽ dễ bị coi là dâm thư nếu “khơi nguồn chưa ai khơi” đó. Vì vậy sự thận trọng là điều không thể thiếu trong sáng tạo và sáng tác với các vấn đề nhạy cảm của tác
giả trung đại. Đó là nguyên nhân tại sao, để có thể tự do nói về sự ái ân có tính chất nhục dục, đặc biệt người phụ nữ trong mối quan hệ xác thịt đó lại vơ cùng mạnh bạo, tác giả phải lựa chọn hình thức ma quỷ để tạo nên sự an tồn cho tác phẩm của mình.