1.4.1 .Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp
1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.5.1. Tác giả
Tác giả Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chúng ta hiện không rõ năm sinh năm mất của Nguyễn Dữ, chỉ biết ơng vốn là học trị của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là ông sống vào khoảng thế kỷ XVI.
Những thông tin hiện nay của chúng ta về Nguyễn Dữ cịn rất ít. Theo lịch sử để lại, ơng từng đi thi, làm quan được một năm rồi cáo quan về quê, lấy cớ phụng dưỡng mẹ già yếu. Khác với các tác giả khác như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật ở vùng rừng núi Thanh Hóa khi cịn rất sớm, ơng khơng tham gia chính sự hay việc đời, chân khơng bước tới thành thị. Có lẽ vì vậy mà những ghi chép về ơng khơng phổ biến.
Cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Dữ được tập trung trong tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Thời gian ẩn dật ở núi rừng xứ Thanh chính là điều
kiện khiến ơng xây dựng nên “áng thiên cổ kỳ bút” mà hậu thế lưu truyền đến mãi sau này
1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục là một tập hợp các câu chuyện được viết theo thể kỳ,
bao gồm 20 truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán. Tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm, là quyển sách được tác giả ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ lưu
truyền trong dân gian. Trong đó, tác giả sử dụng các yếu tố liêu trai, kỳ ảo để nói về cuộc sống thực của con người, vì vậy mà có giá trị hiện thực cũng như nhân đạo vô cùng sâu sắc.
Các câu chuyện được ẩn dưới hình thức lịch sử đã qua để phê phán những tệ trạng của một xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, và bắt đầu có biểu hiện đồi tệ, đồng thời đề cập tới tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc của con người. Tác giả cũng thể hiện thái độ bênh vực người phụ nữ rất rõ nét qua các câu chuyện có tính bi kịch.
Do vậy, khơng khó hiểu khi hậu thế đánh giá, Truyền kỳ mạn lục là tác
phẩm truyền kỳ đặc sắc nhất trong dòng chảy văn học trung đại.
Tiểu kết: Trong chương 1, chúng tơi đã tìm hiểu và trình bày về một số vấn đề khái niệm, lý thuyết của đề tài như khái niệm truyền kì, khái niệm ma nữ cũng như sự xuất hiện của nhân vật ở một số bộ phận văn học, chỉ ra các quan niệm chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ trung đại như vấn đề nữ sắc, tính dục. Đồng thời trình bày một vài nét về Nguyễn Dữ và tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Qua đó chúng tơi nhận thấy, nhân vật ma nữ rất phổ
biến ở các nền văn hóa, đặc biệt là trong ý niệm dân gian. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều tới cách thức xây dựng nhân vật của các tác giả khi nó đi vào văn học viết. Ngồi ra, chúng tơi cịn thấy, các thiết chế của Nho giáo trong vấn đề nhìn nhận người phụ nữ vốn dĩ rất hà khắc. Nó chi phối điểm nhìn của người đàn ơng và xã hội lên mọi hành vi của người phụ nữ. Ở một mặt nào đó, họ bị coi là nguyên nhân dẫn đến dục vọng, một ý thức bị xem là xấu xa, đáng loại trừ. Sống trong xã hội đó, Nguyễn Dữ khơng tránh khỏi những áp lực của thời đại lên những trang viết. Bởi vậy, nó cũng góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc tạo dựng và lựa chọn hình thức nhân vật của tác giả. Đó cũng chính là cơ sở lí luận và thực tiễn tiền đề giúp chúng tôi đi vào lý giải hình tượng các ma nữ.