Cái kỳ ảo và cái thực được biểu hiện qua nhân vật ma nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 67 - 69)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG

3.1. Cái kỳ ảo và cái thực được biểu hiện qua nhân vật ma nữ

3.1.1. Cái kỳ ảo

Có thể nói, yếu tố kỳ ảo là đặc trưng làm nên sức cuốn hút cho thể loại truyền kỳ. Từ xưa tới nay, trong tiềm thức, con người luôn muốn hướng tới cái mới lạ, khám phá cái dị biệt, tìm hiểu cái chưa có và thích thú với cái ma quái. Trong đời sống hàng ngày, người dân Việt Nam từ trẻ nhỏ đến người già, đều thích nghe, thích kể những câu chuyện ma quỷ. Nó thúc đẩy trí tưởng tượng, tị mị, đậm tính trải nghiệm, thậm chí là sợ hãi. Nó mang đến một thế giới khác vừa gần gũi, vừa mới mẻ, vừa hoang đường nhưng việc gắn với

những nhân vật có thực khiến người ta nửa tin nửa ngờ. Truyền kỳ mạn lục

cũng mang đến những sắc thái như vậy.

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Na: “Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mơ típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian” [34]. Thể hiện ngay trên chính tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục, ta thấy các chuyện về các nhân vật ma nữ nói riêng đều

mang các mơ típ dân gian quen thuộc.

Nhắc đến ma quỷ chính là nhắc đến các lực lượng siêu nhiên không thuộc thế giới con người. Do vậy, bản thân sự xuất hiện của các yếu tố ma quái, mà ở đây là các nhân vật ma nữ chính là yếu tố kỳ ảo lớn nhất của câu chuyện. Để tạo tính li kỳ, gay cấn, hồi hộp, Nguyễn Dữ thường đưa vào câu chuyện của mình các tình tiết, mơ típ biến hóa của các nhân vật ma nữ. Các nhân vật này theo đúng ý tưởng sáng tạo của tác giả cùng ảnh hưởng của các mơ típ dân gian thường hiển hiện để tác quái, quyến rũ người đàn ông đến mê muội, mất lý trí.

Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, ngay từ tựa đề, tác giả đã tạo

nên sự ma mị, dự báo với người đọc về các tình tiết . Quả thực như vậy. Không giống các chuyện ma quái khác, người ta chưa thể đoán thân thế thực của những ma nữ, mà phải đợi đến giữa hoặc cuối câu chuyện, nhân vật Thị Nghi được tác giả giới thiệu ngay là một hồn ma oan nghiệt. Đi kèm với Thị Nghi là các yếu tố biến hóa kỳ ảo khiến người ta phải dè chừng, sợ hãi: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cơ nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào” [26]. Việc tác quái, quấy nhiễu của nàng đã mở đầu cho một loạt các diễn biến khác vừa kinh dị vừa chân thực.

Trong các câu chuyện này, Nguyễn Dữ thường sử dụng mơ típ “dun kì ngộ” để tạo nên những cuộc gặp gỡ giữa nhân vật người phàm trần và các ma nữ. Đó thường là những cuộc gặp khơng báo trước, mang tính bất ngờ và kì lạ, ít nhất là đối với người đàn ơng. Một phần, nó ảnh hưởng từ dụng ý xây dựng nhân vật của tác giả. Các nhân vật ma nữ vừa phải che giấu thân phận để tiếp tục hiện diện trên cõi trần, vừa thể hiện sự táo bạo, vượt thốt ra ngồi mọi luật định của họ. Ở dạng mơ típ này, các nhân vật ma nữ đều chủ động biến thân thành các cô gái xinh đẹp để quyến rũ các chàng trai. Để từ đó tạo nên mối dun tình giữa người-ma vừa oan trái vừa bi thảm. Hà Nhân bị các nàng tinh yêu Đào, Liễu khi đi du học quyến rũ một cách dễ dàng trong

Chuyện kì ngộ ở trại Tây. Trình Trung Ngộ trúng tiếng sét ái tình với Nhị

Khanh và tình tự cũng nàng ngay lần đầu tiên chuyện trò trong Chuyện cây

gạo, mà không hề hay biết nàng chết đã nửa năm. Hay viên quan họ Hoàng

lập tức cưu mang Thị Nghi chỉ sau một vài giây phút gặp gỡ bất ngờ giữ đêm khuya thanh vắng mà đâu ngờ đó là do bộ xương trắng biến thành. Chính

những cuộc gặp gỡ bất ngờ, khơng tường gốc tích, khơng người mối mai ấy đã dẫn đến u mê, lầm lạc của người đàn ơng.

Cái kỳ ảo cịn được thể hiện qua mơ típ biến thân, đầu thai, hay thác hóa. Đó là những hiện tượng kỳ lạ, vốn không phổ biến trong đời sống con người. Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Phật giáo, mơ típ kể trên đã tơ đậm nét ma quái của các ma nữ này. Thị Nghi ngay sau khi bị đạo nhân làm phép đã biến thành đống xương trắng, sau đó là cục máu đỏ hỏn. Hàn Than và Vô Kỷ lại đầu thai chuyển kiếp sau khi chết để rồi khi bị tiêu diệt thì hiện nguyên hình thành cặp rắn vàng. Hay Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương, khi thác hóa, những dấu tích duy nhất trên cõi đời của hai nàng là đôi hài cũng biến thành những cánh hoa bay đi mất. Những sự biến hóa này khơng chỉ gây kinh ngạc cho người đời mà còn giúp họ thức tỉnh, nhận biết ra các chân lý như Hà Nhân: “Bấy giờ mới giật mình tỉnh ngộ, tự nghĩ mình bấy lâu mê mải, chỉ là đánh bạn với hồn hoa” [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)