Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG
2.3. Tính cách, tâm lý
Nếu so sánh với hệ thống các nhân vật nữ chính diện trong Truyền kỳ
mạn lục hoặc ở một số tác phẩm khác, các nhân vật ma nữ có xu hướng tính
cách khác biệt hơn hẳn. Với hình ảnh liệt nữ, người ta thường thấy xuất hiện các nét tính cách chuẩn mực. Vũ Thị Thiết một lịng thủy chung, hiếu thuận, dũng cảm, giàu đức hi sinh, hay Kiều với những tự vấn, dằn vặt, những nỗi
nhục nhã ê chề trong lầu xanh. Có một mơ típ chung về số phận các nhân vật khi gặp cảnh oan nghiệt hay bị làm nhục về nhân phẩm: tìm đến cái chết để giải thoát, chứng minh sự trong sáng, hoặc thụ động, yếu mềm trước hoàn cảnh khổ đau. Với các nhân vật ma nữ, họ là lực lượng chủ động, mạnh mẽ đến mức táo bạo hiếm hoi trong hệ thống nhân vật nữ văn học trung đại. Khi cái nhìn về nữ giới của Nho giáo cịn khắt khe, hà khắc, các nhân vật này có
thể coi là bước đột phá của “áng thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục.
Quay trở lại với nhân vật Vũ Thị Thiết, khi gặp nỗi oan sai, nàng tự thác bỏ sự sống, chốn chạy khổ đau bằng việc trầm mình xuống sơng Hồng Giang. Nàng coi tấm lịng chung trinh, trong sạch là nếp sống, lẽ sống. Ngược lại, các hồn ma, yêu nữ lại có một khát vọng “sống” mãnh liệt. Chưa một giây phút nào, người ta thấy các nhân vật ma nữ bỏ phí một khắc giữa đời trần. Cũng mang số phận bi kịch khi cịn sống, khơng được thụ hưởng hạnh phúc trần thế, họ biết khao khát những thứ chưa thỏa nguyện nhiều hơn. Đó chính là: tình yêu, hạnh phúc, tự do. Chính bởi những khát khao sống, khát khao hạnh phúc ấy khiến họ trở nên táo bạo, quyết liệt, chủ động trong mọi tình huống. Có thể nói từ các nét tính cách, các nàng đã thốt ra khỏi một hệ thống quy chuẩn ước lệ đầy tính khn mẫu của Nho gia. Thường tìm đến các chàng trai đi qua địa phận của mình, mỗi nhân vật lại có một cách thức, kế hoạch để quyến rũ họ. Nhưng nhìn chung, sự cám dỗ và quyến rũ ở các nhân vật ma nữ rất lớn, khiến các chàng trai không thể chối từ. Thậm chí họ tự nguyện dâng hiến cuộc đời và chọn cái chết để đến với người mình yêu, cùng thỏa mối ái ân nồng đượm. Ngoài ra, ở các nhân vật ma nữ người ta còn thấy các nét tính cách và diễn biến tâm lý khác rất con người, rất sinh động.
Hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây không đợi chờ ai
đó gõ cửa tìm xn, các nàng tự định đoạt cuộc đời mình, tự lựa chọn và chủ động trong cuộc tình “nghiêng ngả” với Hà Nhân. Từ những cử chỉ tình tứ
như bẻ quả thơm, hoa đẹp ném cho chàng, Đào, Liễu đã tự xây dựng cho mình một lối đi vào trái tim chàng trai si tình. Các nàng biết thụ hưởng sự tồn tại ngắn ngủi và dang tay đón lấy nó một cách nồng hậu, mãnh liệt. Đến với Hà Nhân chính là đến với “cuộc sống” đã khát khao, cần phải xây dựng và chiếm lấy nó: “Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hồi phí mất xn quang” [26]. Những cuộc ân ái cũng đến nhanh chóng, diễn ra thường xun, chính các nàng cũng là người chủ động tìm Hà Nhân mỗi khi đêm về. “Từ đó về sau, hai nàng cứ sớm đi tối đến, ngày nào cũng giống ngày nào, Hà Nhân cho là sự kỳ ngộ của đời mình, so với chuyện xưa, có thể sánh với Bùi Hàng và vượt hơn Tăng Nhụ” [26]. Sự táo bạo ấy là một biểu hiện của tính cách, tâm hồn tự do, phóng khống, và giải phóng bản thể tuyệt đối. Đây cũng gần như đặc trưng của các nhân vật nữ ma quái trong các thiên truyện của Nguyễn Dữ. Bởi dưới con mắt quan sát của người đời cùng tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ, chỉ ở loại hình nhân vật này, tác giả mới có thể phóng bút đầy vẻ huyễn hoặc, táo bạo đến thế.
Cũng như hai nàng Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương, Nhị Khanh
trong Chuyện cây gạo cũng vô cùng mạnh mẽ, chủ động. Tuy nhiên, Nhị
Khanh lại rất quyết liệt chứ không mong manh, dịu dàng, biết đưa tay, biết buông bỏ như Đào, Liễu. Trong cuộc tình với Trình Trung Ngộ. Dễ dàng có thể nhận thấy, Nhị Khanh ln là người đi trước trong mọi tình huống. Khơng tự nhiên mà chàng trai Trình Trung Ngộ “dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu” [26]. Trong khi những người khác trong làng này đều khơng có ý niệm về một mỹ nhân hay thướt tha đi lại, trong trí nhớ của họ chỉ có “người cháu gái của ông cụ Hối, mới 20 tuổi, chết đã nửa năm” [26]. Tạo được sự chú ý, mê đắm, khiến Trung Ngộ tương tư, ấy là nàng đã thành công một nửa. “Kế hoạch”
chinh phục chàng trai còn được nàng ý nhị, sâu sắc và tinh quái gửi gắm qua câu hẹn hò ngầm: “Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm trời, không lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên thăm qua cảnh cũ, để được khuây giải chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta khơng?” [26]. Sự táo bạo của Nhị Khanh khơng dừng lại ở đó, nàng dám nói lên khát khao, mong đợi của mình ở một
lĩnh vực được xem là cấm kị. Nếu như Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, việc “lả lơi cợt ghẹo” do Hà Nhân-vị trí người đàn ơng đưa ra, thì Chuyện cây gạo, Nhị
Khanh-vị trí người phụ nữ lại là người yêu cầu, lên tiếng trước: “Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” [26]. Từ những cuộc hoan lạc đam mê tưởng chừng bất tận này, Hà Nhân đã đi vào con đường khơng lối thốt. Chính sự cơ đơn đã tạo nên tính quyết liệt cho Nhị Khanh. Nàng ám ảnh Trung Ngộ, cướp lấy sự sống của chàng từng ngày để “xin sớm theo nhau đi, cho được thỏa nguyền đồng huyệt. Nằm vị võ một mình như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về” [26]. Cuối cùng, sự bó buộc, cấm cản của xã hội phong kiến cũng không ngăn bước đơi tình nhân thực sự đến với nhau. Nhưng có lẽ, chỉ ở một thế giới khác, khát vọng tự do yêu đương của họ mới được thỏa nguyện.
Nhắc tới yêu quái là nhắc tới các nhân vật chuyên gieo rắc sự sợ hãi,
kinh hoàng. Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang cũng vậy. Có
thể nói, đây được xem là nhân vật có tính chất ma qi đậm nét nhất trong số
các nhân vật ma nữ của Truyền kỳ mạn lục. Các nhân vật khác như Nhị
Khanh, Đào, Liễu, việc hưng yêu tác quái của họ phần nhiều là dựa trên cơ sở tình cảm, bản năng dục tính rất con người. Vì vậy mặc dù khiến người đàn ông si đắm, nghiêng ngả, rơi vào cám dỗ của nữ sắc, Nguyễn Dữ vẫn đâu đó dành cho họ những “ưu ái”, cảm thơng. Cịn với Thị Nghi, một oan hồn chịu
cái chết đau đớn, nghiệt ngã lại có xu hướng của một yêu quái nhiều hơn. Sự quyết liệt, táo bạo của Thị Nghi được thể hiện ở các hành động tác quái rất rõ nét, gần như khơng chừa thủ đoạn, sự biến hóa nào để hại người. Nàng mang bản năng hoàn toàn của yêu quái: độc ác, tàn nhẫn.Với người bình thường, Thị Nghi tạo cho người ta ý niệm phải tránh xa các cô gái đẹp, biết đi trưa về sớm, vì họ liên tiếp bị quấy nhiễu, “bóc lột”, “dâm sát”. Để cứu chính bản thân, Thị Nghi không ngần ngại biến thành một cô gái đẹp dụ dỗ, quyến rũ viên quan họ Hồng. Để rồi sau đó, khi được toại nguyện lại hãm hại chính ân nhân của mình cả trên cõi trần lẫn âm phủ.
Với Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, tính cách
khi cịn sống của nàng được tác giả chú ý tới nhiều hơn. Nàng rất “cá tính”, táo bạo, lại có nét phóng túng của một ca kỹ lâu năm, dám một mình đối ẩm với vua, nhân vật quyền lực nhất của quốc gia, không hề sợ sệt, nhún nhường. Ngoài ra, Hàn Than trong con mắt của cậu học trị và sư cụ Pháp Vân là một cơ gái nhan sắc lộng lẫy nhưng vô cùng lẳng lơ, “nết không cẩn nguyện”. Mặc dù chọn nơi tôn nghiêm làm chốn dừng chân tu đạo nhưng Hàn Than vẫn chưa bỏ lòng trần. Sống trong kinh kệ của Phật thiêng nhưng vẫn môi son má phấn. Chính tính cách lẳng lơ và sắc đẹp đầy cám dỗ đó đã khiến sư Vơ Kỷ mê đắm mà hoàn tục. Tuy nhiên, khi chịu cái chết bi thảm trên giường cữ rồi thành ma, nàng đã ý thức được điều đó “thiếp buổi trước ngàn dâu xế bóng, cửa Phật nương mình, đáng cười thay chưa dứt lịng trần” [26]. Cũng như các nhân vật ma nữ khác, Hàn Than có phần quyết liệt, nhưng khơng phải quyết liệt trong việc quyến rũ, cám dỗ người đàn ông, mà là quyết liệt trong việc trả thù. Ơm một mối hận khơng thể ngi ngoai, mục đích của Hàn Than khi đầu thai chính là để “đặng trả cho xong một cái nợ oan gia ngày trước”. Nhưng rồi cuối cùng, cá tính đó đã đưa nàng đến hết bi kịch này đến bi kịch khác, kể cả khi sống hay đã chết.
Mặc dù là các nhân vật yêu ma nhưng họ vẫn mang những nét tâm lý rất con người. Chưa thể diễn tả sâu sắc như Kiều của Nguyễn Du, những ở một số thiên truyện, người ta đã thấy Nguyễn Dữ có cái nhìn khá tinh tế trong
việc nắm bắt tâm lý nhân vật. Dễ dàng nhận thấy trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại
Tây, Đào Hồng Nương đã thoáng hờn ghen, tủi hổ khi Hà Nhân chỉ khen Liễu
mà khơng khen mình. Mấy ngày liền, nàng khơng tới với tình nhân như một phản ứng “tự ái” mặc cảm, rất tự nhiên, nữ tính. Tâm lý này của Đào cũng chính là tâm lý chung của các cơ gái đang yêu, bao giờ cũng muốn mình đẹp nhất trong mắt người yêu và đòi hỏi sự ưu ái. Bài thơ nàng gửi Hà Nhân thể hiện sự trách cứ, hờn dỗi vừa thoáng chút buồn bã nhưng rất nhẹ nhàng, đáng yêu:
“Băng sương cốt cách, tuyết tinh thần, Nhị mởn nhành mềm đã xứng cân. Khá trách Đơng Hồng thiên vị lắm, Một cành bỏ héo, một cành xuân” [26].
Tình cảm là vậy, khơng trách khi nghe tin Hà Nhân phải về quê lập thân, hai nàng bịn rịn không ngừng:
“Tin nhà gửi đến đau thương,
Càng đau thương lúc bng cương dặm ngồi. Bon bon xe ruổi trời mai,
Lịng em khơ héo tiễn người đường xa. Bến Nam cỏ áy bóng tà,
Vườn tây một rặng mai già khóc mưa. Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ,
Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,
Tất cả tâm trạng buồn thương, sầu nhớ, đau khổ được các nàng gửi vào lời ca, tiếng hát không giấu giếm, che đậy. Tâm lý này làm mềm yếu, níu kéo bước chân người đàn ơng, nó khác hẳn với cách hành xử của những người phụ nữ sống trong cảnh chia lìa khác. Cũng mang một tam trạng khắc khoải,
buồn rầu, bi thiết nhưng tất cả với người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm
khúc chỉ là nỗi niềm riêng. Chỉ có những vật vơ tri chia sẻ, chứng kiến nỗi cô
đơn của nàng:
“Đèn có biết, dường bằng chẳng biết, Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi. Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !”
(Chinh phụ ngâm khúc-Đặng Trần Côn)
Hoặc tâm lý giận dữ khi có người chen ngang , phá bĩnh việc tác quái
như Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang: “Người con gái cả giận,
lấy gậy đập vỡ cái chai rồi mắng rằng: anh chàng huyễn thuật này ở đâu đến đây ly gián vợ chồng ta, chia rẽ nhà cửa ta!” [26]. Hay lo lắng, sợ hãi như
Long Thúc, Long Qúy trong Chuyện nghiệp oan Đào Thị: “Đêm hơm ấy,
Long Q khóc bảo với Long Thúc rằng: Vị u tăng hơm nay, lời nói ba hoa hình như có ý dịm dỏ. Nếu hắn mà biết, e rằng sẽ nguy cho chúng ta lắm đấy”. [26]
Ở một xã hội, phụ nữ chỉ mang một vị trí thứ yếu, phải phụ thuộc chặt chẽ vào luật định tam tịng, tứ đức, thì các nhân vật ma nữ được xem là trái tính. Vị thế người đàn ơng trong mối quan hệ hơn nhân, gia đình, quốc gia rất được xem trọng. Họ thường giữ vị trí độc tơn, chủ động, có quyền quyết định những vấn đề trọng yếu. Vì vậy, người phụ nữ mạnh mẽ, táo bạo, khơng tuân theo luật định ấy thường bị xếp vào hàng khơng đoan chính. Ma nữ là các nhân vật như vậy. Lựa chọn hình thức ma quái cho nhân vật cũng chính là
cách Nguyễn Dữ làm cho ngịi bút của mình tự do hơn trước thể chế Nho giáo nghiêm khắc, vốn có cái nhìn chặt chẽ về người phụ nữ.