Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 84 - 87)

.3.2.2 Không gian thực

3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.4.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động

Vốn là các yêu ma có khả năng biến hóa khơn lường, các ma nữ gần như không bị giới hạn về sự thay đổi ngoại hình. Hết sức xinh đẹp, quyến rũ

là đặc trưng nói chung của các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Đặc trưng đó nằm trong các dụng ý nghệ thuật của tác giả. Trong Tây du kí, các nữ yêu quái

cũng có đặc điểm này, đó là sự sắp xếp một cách có chủ ý của đức Phật nhằm thử thách Đường Tăng trên con đường diệt dục, tránh xa nữ sắc và là khổ nạn

cần có để lấy được chân kinh. Ở đây, các ma nữ của Truyền kỳ mạn lục và sự

xuất hiện của họ không mang ý nghĩa thử thách để đến với tu quả, mà họ là minh chứng cho sự nguy hiểm của nữ sắc với nam giới trong con mắt nhà Nho. Vì vậy, Nguyễn Dữ rất chú trọng miêu tả ngoại hình của các nàng. Đó cũng là điểm đầu tiên dễ nhận thấy và gây ấn tượng với người đối diện.

Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo được tác giả sử dụng các từ ngữ hết

sức ấn tượng với con mắt người đàn ông. Nàng được miêu tả là: “xinh đẹp”, “giai nhân tuyệt sắc”. Ấn tượng lưu dấu trong lòng Trung Ngộ cũng là nguyên nhân gây thương gợi nhớ người con gái xa lạ cũng là đây. Nhận xét này vốn xuất phát từ con mắt nhìn nhận của đàn ơng. Ngồi ra, tác giả cịn để Nhị Khanh tự miêu tả hình thể quyến rũ, mang màu sắc nhục cảm thơng qua các bài thơ tình tự, ái ân. Đó là những ngón tay “măng ngọc”, “lưng thắt ve vàng, dáng ỏe oai”. Tất cả từ ngữ đều gợi lên một thân hình lý tưởng nhưng có phần lả lơi, bng thả, gợi tình.

Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, trước khi trở thành

yêu ma hãm hại người, nàng cũng hiện lên trong con mắt người đàn ơng với hình ảnh quyến rũ: “sắc lộng lẫy”, sắc đẹp ấy lại được chăm chút cho nên càng phô phang, tỏa sáng với áo lụa, quần là, “điểm môi son, tô má phấn”. Tác giả đã để cho nhân vật được tự do hết sức trong lối ứng xử với hình thể của mình. Khi miêu tả ngoại hình của Hàn Than, tác giả đã dùng chính nó để dự báo cho tình tiết tiếp theo của câu chuyện. Đặt trong khơng gian bình lặng, tơn nghiêm của đất Phật, sắc đẹp rạng ngời ấy mặc dù được trau chuốt nhưng trở nên bất hợp lý, trơ trẽn, lẳng lơ và mời gọi. Do vậy, sự nảy sinh dục vọng tất yếu sẽ xảy ra, nhất là khi giữa nới vắng lặng ấy chỉ có hai người khác giới chung sống với nhau.

Với hai nàng Đào, Liễu, tác giả dùng những hình ảnh có phần tươi sáng, nhẹ nhàng đáng yêu hơn khi nói về hai nàng. Mặc dù cũng mang đặc điểm ngoại hình giống các nhân vật yêu ma khác: “Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với một câu thơ cổ “Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa” [26], nhưng việc kết hợp với các hình ảnh miêu tả trạng thái của gương mặt khác lại khiến các nàng trở nên tươi tắn, sinh động, và nhẹ nhàng hơn Nhị Khanh hay Hàn Than. Đó là những khoảnh khắc được Nguyễn Dữ như cắt chụp, vô cùng tinh tế và tạo được sắc thái riêng cho hai nàng giữa các ma nữ, tinh yêu khác. Hoặc “nhí nhoẻn cười đùa”, hoặc “thẹn thị”, hoặc “ủ ê rầu rĩ”, những nét điệu rất thường thấy ở các cô gái. Và phải chăng vì như vậy mà tác giả đã dành một cái kết có hậu hơn cho hai nàng. Dù bị thác hóa theo quy luật của trời đất, nhưng đó là việc xảy ra tự nhiên, chứ khơng phải bị tiêu diệt, lại được đọc văn tế tưởng nhớ và thương tiếc, “khiến cho thanh giá của chúng em tăng lên gấp bội”.

So với các nhân vật nữ trên đây, Thị Nghi trong Chuyện u qi ở

nàng khơng có một hình dáng cố định nào. Bởi trong quá trình tác quái của mình, Thị Nghi thường xuyên dùng thân xác người khác đề hành sự. Đó có thể là chị ả buôn tương, cũng có thể là cơ nàng bán rượu, nhưng đặc điểm chung về ngoại hình để người ta nhận biết ra nàng đó là “thấy gái đẹp chớ trêu vào”. Đó cũng là kết luận của Nguyến Dữ, là bài học, lời khuyên răn của Nho giáo với bất kỳ nam giới nào. Cho tới khi Thị Nghi khóc ngồi bên sơng, tác giả đã làm tăng sự bí ẩn, ly kỳ cho nhân vật khi khơng đưa ra lời bình giá ngoại hình nào, ngồi việc cho biết nàng còn rất trẻ, mới 17, 18 và mặc chiếc áo lụa đỏ. Điều đó hẳn phải liên quan đến hành tung luôn thay đổi của nàng. Hơn nữa, khi các nhân vật được tác giả quan tâm đến ngoại hình nhiều hơn, thường các nhân vật đó sẽ liên quan đến vấn đề tính dục, các hoạt động ái ân. Còn ở đây, câu chuyện về Thị Nghi khơng có cuộc “mây mưa” cụ thể nào giữa hai nhân vật nam nữ, có lẽ vì vậy mà tác giả đã tiết chế hơn trong việc miêu tả ngoại hình của nàng.

Về mặt hành động của nhân vật, Nguyễn Dữ khơng những có chiều hướng miêu tả chi tiết, và sử dụng những hình ảnh, ngơn ngữ vơ cùng mạnh mẽ, táo bạo. Nó gây nên một sự tưởng tượng mạnh mẽ của người đọc về nhân vật trên trang giấy. Các hành động rất đa dạng chứ không đơn điệu, những cử chỉ kèm lời càng làm tăng tính chất thể hiện cho hành động. Đó là sự mạnh mẽ trong mỗi bước đi của Nhị Khanh “xốc xiêm rảo bước” hoặc “xấn lại nắm vạt áo chàng”. Có đơi khi Nguyễn Dữ cũng cho thấy một Nhị Khanh đa cảm, nghệ sĩ, nhiều tâm trạng với hành động ngồi tựa lan can mà chơi đàn hoặc thở dài trong đêm vắng. Đó là những cử chỉ rất nữ tính, dun dáng của hai nàng Đào, Liễu trong các bối cảnh gặp Hà Nhân. Những cử chỉ thường nhật biểu hiện cảm xúc một cách rõ ràng: “lặng lẽ cúi đầu, có dáng hổ thẹn”, “sụt sùi giọt lệ”…hoặc những hành động lên xuống trong quần là áo lượt của Hàn Than gợi lên dáng vẻ vừa mỹ miều, lả lướt vừa lẳng lơ.

Ngoại hình và hành động là một trong hai yếu tố góp phần làm nên nét cá tính, khác biệt của các nhân vật ma nữ. Do vậy, tác giả không sử dụng các công thức khuôn vàng thước ngọc hoặc ước lệ chung chung để miêu tả mà sử dụng hình ảnh cụ thể, đơi khi khá chi tiết và tinh tế. Nó mang tới hình ảnh các ma nữ gần gũi hơn và sống động hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)