.3.2.2 Không gian thực
3.5. Ngôn ngữ nhân vật
Sự đa dạng của các thể loại văn học trong Truyền kỳ mạn lục được tác
giả thể hiện qua chính ngơn ngữ của nhân vật, đặc biệt là ở các nhân vật ma nữ. Về cơ bản, những nhân vật này có xu hướng đối thoại lấn lướt các nhân vật nam nhân, luôn được tác giả đề cập với số lượng nhiều hơn. Các vấn đề của họ đưa ra cũng chủ động hơn, táo bạo hơn, thậm chí tinh quái, ma mãnh. Qua khảo sát số lời thoại, có thể thấy tác giả đã có cái nhìn tập trung nhiều hơn vào các nhân vật ma nữ. Sử dụng các lời đối thoại của họ như một hình
thức khắc họa tính cách, làm nổi bật lên tâm lý, xu hướng hành vi. Ở Chuyện
cây gạo, số lượng lời thoại của Nhị Khanh là 11 trong khi đó Trung Ngộ là 5,
trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, số lượng thoại của Thị Nghi là 5, trong khi đó họ Hồng là 3. Chuyện kỳ ngộ ở trại tây, tỉ lệ này là 16 ở hai nàng Đào, Liễu, trong khi đó ở Hà Nhân chỉ có 5. Riêng với Chuyện nghiệp
oan của Đào Thị, tác giả sử dụng ngôn ngữ của người kể chuyện nhiều hơn để
cũng phần nào hiểu được tâm lý, tính cách của Hàn Than khi cịn là người và khi đã thành ma.
Một trong những đặc trưng của thể loại truyền kỳ là dung nạp vào trong lịng nó nhiều các thể loại khác nhau. Trong dạng thức tự sự này, người ta thấy xuất hiện cả thơ (mang tính chất trữ tình), văn biền ngẫu, văn tế... Sự đa dạng về thể loại ấy giúp ích rất nhiều cho tác giả trong việc xây dựng nhân vật một cách tròn trịa, sống động. Đồng thời, nó cũng thể hiện con mắt thẩm mỹ, sự nhạy cảm về nghệ thuật của tác giả trung đại. Với đặc điểm trên, tác giả đưa ngơn ngữ nhân vật thốt khỏi sự thơng tục của lời ăn tiếng nói hàng ngày, việc diễn ngơn về tính dục, các hoạt động ái ân, tâm lý cũng vì thế mà trở nên hoa mỹ, trau chuốt.
Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, rất táo bạo và quyết liệt
trong các quan niệm sống và hoạt động ái ân. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Na, nàng rất “hiện sinh”. Để thể hiện thái độ sống đó, cũng như các hoạt động tính dục một cách cơng khai, tác giả đã cho nhân vật sử dụng các từ ngữ, hình ảnh ước lệ, mang tính chọn lọc cao và rất hoa mỹ. Điều đó nhằm đảm bảo hai yếu tố: làm cho nhân vật nổi bật được đặc điểm tính cách táo bạo, nhưng vẫn phải nằm trong phạm vi cho phép của văn ngôn. Do vậy, những hoạt động mang màu sắc xác thịt qua ngôn ngữ Nhị Khanh khơng cịn thơ thiển, sờn nhám mà trở nên bóng bảy, khơi gợi: “Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khơ, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút” [26]. Thậm chí, Nguyễn Dữ cũng rất khéo léo để nàng sử dụng thơ với lối trữ tình để miêu tả hoạt động của phịng the. Tất nhiên những hình ảnh thơ cũng mang đậm tính ước lệ. Bằng một cách nào đó Nhị Khanh đã làm cho tình trạng chốn “buồng xuân” vốn rất bị cấm kị và khó diễn đạt trở nên “lời hoa ý gấm”. Để che giấu hành tung và tình trạng thực-đã chết của bản thân, Nhị Khanh cũng rất tinh ma sử dụng hình ảnh ước lệ: “Ta
lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài” [26]. Ngoài ra, Nhị Khanh cũng hay sử dụng lối văn biền ngẫu để thể hiện tâm trạng: “Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn như cũ người đà khác xưa” [26], hoặc để che giấu thân phận: “Chỉ thuyền quyên ghen ghét, tai mắt nghi ngờ, đánh vịt mà kinh uyên, đốt lan mà héo huệ. Cho nên thà mang sao mà đến, đội nguyệt mà về, khỏi để mối lo cho lang quân đó thơi” [26]. Nguyễn Dữ đã rất tinh tế cho nàng sử dụng các hình thức ngơn ngữ khác nhau nhằm tạo nên một hình ảnh đa chiều về nhân vật ma nữ này.
Với hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây cũng vậy. Các
nàng thường xuyên sử dụng các hình ảnh sơ sánh, ước lệ mang tính khn vàng thước ngọc, kết hợp lối biền ngẫu. Sự kết hợp này khơng mang tính cứng nhắc bởi nó gắn liền với đặc tính, tình trạng, tính cách và cả cảm xúc của nhân vật. Đó là những lúc hai nàng thủ thỉ về bản thân: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e tình hoa run rẩy, tơ liễu điên cuồng, oán lục thẹn hồng, làm giảm thú phong lưu đi mất” [26]. Hoặc khi tiếc nuối, xót xa: “Ham vui ân ái, ai ai chẳng lòng, nhưng số trời đã định kỳ về đến nơi, biết làm sao được. Rồi đây cánh rã trong bùn, hương rơi mặt đất, ba xuân cảnh sắc, thú vui biết sẽ thuộc về đâu” [26] với những hình ảnh rất giàu hình tượng, khêu gợi. Tuy vậy, đôi khi, hai nàng cũng sử dụng những ngôn ngữ rất thường dụng, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày: “Chị ấy vẫn khỏe chứ có làm sao đâu. Chỉ vì hơm nọ chàng khen em đẹp mà khơng nói gì đến chị ấy, nên chị ấy xấu hổ không dám đến nữa” [26], “Lang quân vừa cưới vợ, sao không ở nhà vui vầy duyên mới, đã vội lên đường?” [26]... Điều này làm cho tính người của Đào, Liễu đậm hơn, rõ nét hơn ở các nhân vật khác.
Còn Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, cả thời gian gặp
Giấu mình dưới thân phận một cơ gái có nhiều ẩn ức, hiếu thảo và tình nghĩa, Thị Nghi thường xuyên sử dụng lối nói mang tính chất thành ngữ, hoặc có âm hưởng của dân gian như “tấm thân trôi nổi” làm ta liên tưởng tới những bài ca dao mang mơ típ mở đầu “thân em như...”, tạo nên một hình ảnh đáng thương về cô gái bất hạnh, đơn độc, nổi trơi. Hoặc sử dụng lối nói “cái ơn cốt nhục sinh tử”, “nát thân báo đền”, thể hiện lòng biết ơn, ca ngợi và cũng mang tính chất khắc cốt ghi tâm với việc Hoàng vớt xương lên từ đáy sơng. Nàng cũng thể hiện cho Hồng thấy bản thân biết trước biết sau, lấy thân báo đáp ơn nghĩa, không từ nan: “Thiếp cùng chàng vốn chẳng hẹn hò, bỗng nên gặp gỡ. Nhưng trước kia vì cha mẹ chưa được mồ êm mả đẹp, cho nên phải chống lại những sự đùa cợt của chàng. Nay việc đã viên thành, vậy xin được đem mình hầu hạ khăn lược. Vả lại chàng đi làm quan xa, giúp trong thiếu kẻ, vậy thiếp xin đương những công việc tảo tần” [26]. Bởi vậy, Thị Nghi khiến Hồng tin u, say đắm dẫn đến hơn mê hốt hoảng là điều tất yếu.
Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị vốn dĩ được tác giả
khắc họa khi còn sống nhiều hơn khi đã là ma. Do vậy, số lượng thoại so với các nhân vật ma nữ khác cũng ít hơn. Tuy nhiên, chỉ cần qua một lời đổi trao, người ta cũng hiểu hơn về nét tính cách đầy cá tính của nàng. Câu nói mang sắc thái thách thức, giễu cợt có chút khinh khi của người phụ nữ với cậu học trò- một đấng nam nhân: “Anh bé con này cũng làm văn được à? Vậy thử làm cho tơi xem nào” [26], khơng e ngại. Đó là sự táo bạo của một người từng trải và bản lĩnh hơn là hợm hĩnh.
Như vậy, qua ngôn ngữ, tác giả thể hiện rất nhiều điều về nhân vật từ các nét tính cách, tâm lý cho tới sắc thái cảm xúc... Các diễn ngơn này đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh cho các ma nữ, đồng thời tạo nên sự khác biệt cho họ với dạng thức nhân vật liệt nữ trong cùng tác phẩm.
Tiểu kết: Mang những giới hạn nhất định về tư tưởng của thời đại, phương thức nghệ thuật được tác giả sử dụng phần nào nhằm che dấu những tư tưởng tiến bộ, khác lạ. Xây dựng các nhân vật ma nữ , ngoài việc sử dụng và phát huy cao độ các yếu tố kỳ ảo đặc trưng của thể loại truyền kỳ, tác giả còn đề cập tới những yếu tố thực để có cái nhìn chân xác về con người, đời sống xã hội. Chính điều đó đã tạo dựng cho mỗi câu chuyện những giá trị nghệ thuật cũng như yếu tố nhân văn nhất định. Ngoài ra, việc định hình tính cách, tâm lý hay các hoạt động của các nhân vật rất đặc trưng này đã làm nên những bước đột phá so với nền văn học chung lúc bấy giờ, ít nhất là về mặt tư tưởng. Nguyễn Dữ cũng bước đầu thể hiện cái tinh tế của ngịi bút mình trong việc làm cho nhân vật vốn được coi là không thuộc trần thế trở nên sống động, đa diện, nhưng vẫn phản ánh được các hiện tượng chung của người phàm. Những nét cá tính được xây dựng từ nghệ thuật tài tình đó đã làm cho các nhân vật ma nữ trở nên ấn tượng hơn, khác biệt hơn.
KẾT LUẬN
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sau khi phân tích, khảo cứu và
lý giải hình tượng nhân vật ma nữ của Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi rút ra một
số kết luận sau:
1. Xã hội trung đại Việt Nam chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của Nho giáo. Hệ thống giáo lý này không chỉ xây dựng những chuẩn mực cho người đàn ơng mà cịn bênh vực cho quyền lợi, vị thế của họ. Người phụ nữ sống trong xã hội đó phải chịu những áp lực của các thuyết phu-phụ, tam tịng tứ đức và những bất cơng do chế độ nam quyền mang lại. Xây dựng chuẩn mực cho người phụ nữ, Nho giáo hướng họ đến trách nhiệm và vị thế của người con, người vợ, người mẹ, phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ơng. Sự tự do trong tình u, tính dục bị bài xích, thậm chí bị lên án như một biểu hiện của sự suy đồi. Nho giáo cũng quan niệm, nữ sắc chính là mầm mống của thói tham dục, vì vậy xét về mặt hình thể, giáo lý này khơng đề cao sắc đẹp của người phụ nữ mà chỉ hướng họ tới vẻ đẹp của nội tâm, nhân cách. Ảnh hưởng từ tư tưởng đó, với một đội ngũ đơng đảo sáng tác trong văn học là nam giới, nhân vật người phụ nữ ln được soi chiếu dưới điểm nhìn của đàn ơng và được phân định một cách rõ ràng. Nếu người phụ nữ sống đúng bổn phận, thực hiện đầy đủ tam cương ngũ thường sẽ được ca ngợi, sự hi sinh của họ sẽ được coi là tấm gương tiết liệt. Ngược lại, khi thốt ra khỏi vịng kiềm tỏa của chế độ nam quyền, xã hội sẽ không chấp nhận họ như một con người. Đặc biệt, nếu xuất hiện các nét tính cách xa lạ với người phụ nữ chính chuyên như mang vẻ đẹp gợi cảm, táo bạo, quyết liệt hoặc có cái nhìn tự do với dục tính, họ sẽ bị xếp vào hàng yêu ma, quỷ quái. Do vậy, những nhân vật
như Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Hàn Than trong Chuyện
kỳ ngộ ở trại Tây, Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, đều bị xếp vào hàng ma
nữ, là nhân tố gây nguy hiểm, cản trở bước tiến của người đàn ông.
2. Xây dựng các nhân vật ma nữ, Nguyễn Dữ đã tạo nên những hình tượng mới lạ, khác biệt. Với tạo hình của những người phụ nữ quyến rũ, hấp dẫn, các nhân vật ma nữ luôn xuất hiện với tư thế chủ động ở mọi hành động, diễn ngôn trước người đàn ông. Họ mang một tinh thần tự do đi ngược với luân thường đạo lý đã được áp đặt, đặc biệt là vấn đề tính dục với những khát khao ân ái, yêu đương. Do vậy, ở các nhân vật ma nữ ln tốt ra sự mạnh mẽ, táo bạo, quyết liệt mà ít người phụ nữ có được. Định hướng mọi vấn đề theo tư tưởng cá nhân, họ có một đời sống tâm lý khá phong phú, đa dạng, mang nhiều nét của một con người bình phàm, trần tục. Với các yếu tố kỳ ảo, Nguyễn Dữ cũng không làm mất nét tự nhiên, chân thực của các số phận vốn rất gần gũi với đời sống. Với các bi kịch tiếp nối khi còn là người lẫn khi thành ma, tác giả đã thể hiện mối đồng cảm và một tinh thần nhân đạo sâu sắc với thân phận người phụ nữ nói chung trong xã hội xưa. Tuy nhiên, cái nhìn khắt khe của lễ giáo phong kiến khó chấp nhận những táo bạo, phóng túng ở người phụ nữ, do vậy, tác giả phải lựa chọn hình thức ma quái cho nhân vật để tự do phóng tác, thể hiện tư tưởng nghệ thuật.
3. Mang đặc trưng của các thể loại truyền kỳ, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố kỳ và yếu tố thực trong trạng thái của nhân vật, không gian, thời gian của tác phẩm vừa làm nổi bật đặc trưng của ma nữ lại không làm mất đi những giá trị tư tưởng được dung chứa trong đó. Mặc dù đề cập nhiều tới các yếu tố bị cấm kị, bị bài xích trong tư tưởng Nho giáo như vấn đề dục tính, nhưng tác giả đã khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ như ước lệ tượng trưng, các lời văn biền ngẫu hay hình thức thơ để thể hiện tâm lý, những khát khao, hình thể đầy nhục cảm. Từ các hoạt động mang tính chất phàm tục, Nguyễn Dữ làm nó trở nên thanh nhã, tinh tế, kín đáo mà vẫn thể hiện được
con người tự nhiên. Giữa một thế kỉ nhiều bão tố, con người bị soi chiếu bởi vô số ánh mắt của các thiết chế, Nguyễn Dữ đã làm nên một điều tưởng chừng không thể, đặc biệt là ở văn học viết. Đó là yếu tố đánh dấu sự tiến bộ
của tác phẩm, và là một trong những nguyên nhân Truyền kỳ mạn lục vẫn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội. 2.Lại Nguyên Ân (2006), Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929-1930-1931,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Ngô Vũ Hải Bằng (2008), Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng
Đức, http://e-cadao.com/tieuluan/linhtinh/luathongduc.htm.
4. Thiền viện Chơn Khơng, Sắc dục qua cái nhìn Đạo Phật,
http://kienthuc.net.vn/hoc/sac-duc-qua-cach-nhin-cua-dao-phat-195405.html,
9/3/2013.
5. Nguyễn Đình Chú (2010), Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương,
http://www.viet-studies.info/NguyenDinhChu_ThieuPhuNamXuong.htm.
6. Mai Ngọc Chúc (2005), Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng
tin, Hà Nội.
7. Thiều Chửu (1998), Hán Việt tự điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Du, Truyện Kiều (bản online),
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn1n2n31n343tq8 3a3q3m3237nvn, 27/12/2003.
9. Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức Quốc âm thi tập,
Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Đoàn Thị Điểm (dịch), Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn,
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2ntntn0n31n343tq 83a3q3m3237nvn#phandau, 27/12/2004.
11. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. La Mai Thi Gia, Nguồn gốc Phật giáo của mơ típ tái sinh trong truyện kể
dân gian Việt Nam, http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news- 4116/Nguon-goc-Phat-giao-cua-mo-tip-tai-sinh-trong-truyen-ke-dan-gian-
13. Thích Viên Giác, Lược giải kinh 42 chương,
http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/037-42chuong7.htm, 1/12/2000
14. Nguyễn Thị Thu Giang, Hình tượng nhân vật Nho sinh và phụ nữ trong
“Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh,
https://nguvandhag.wordpress.com/2011/10/29/hinh-
t%C6%B0%E1%BB%A3ng-nhan-v%E1%BA%ADt-nho-sinh-va-hinh- t%C6%B0%E1%BB%A3ng-nhan-v%E1%BA%ADt-ph%E1%BB%A5- n%E1%BB%AF-trong-%E2%80%9Clieu-trai-chi-
d%E1%BB%8B%E2%80%9D/, 29/10/2011.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ