.3.2.2 Không gian thực
3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật
3.4.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý
Khác với các nhân vật ma quái trong chuyện cổ tích, được xây dựng tuyến tính với tính cách, tâm lý theo một chiều hướng định sẵn, hoặc tốt, hoặc xấu mà ít khi được biểu hiện các sắc thái khác, các nhân vật ma nữ trong
Truyền kỳ mạn lục có đời sống tâm lý khá đa dạng. Nó khơng phức tạp như
các nhân vật nữ hiện đại trước các vấn đề của đời sống, nhưng cũng được biểu hiện các sắc thái đa chiều.
Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây
là những nhân vật có những sắc thái tâm lý đa dạng nhất. Là các hồn hoa thảo vật do vậy mà các nét tâm lý cũng nhu mềm hơn. Tâm lý nhân vật cũng được tác giả thể hiện ra với các cách thức khác nhau. Có khi được tác giả ấn giấu dưới những hành động kín đáo, cũng có khi được bộc lộ trực tiếp. Bởi vậy các nhân vật này mang tính người nhiều hơn. Với Đào, sự ghen tng ngọt ngào, hổ thẹn và cả đôi chút trách cứ giận dỗi được thể hiện qua việc “từ đấy luôn trong mấy hơm khơng đến”. Nó cũng là nét tâm lý chung của người con gái khi yêu được tác giả nhìn nhận rất tinh tế, sâu sắc. Ngoài ra, sự đa sắc thái tâm lý của các nàng còn được Nguyễn Dữ chú ý, soi điểm nhìn một cách trực quan, khi thì các nàng ủ ê rầu rĩ, khi thì mừng vui cười nói, lúc lại tiếc nuối, sợ hãi và cả tâm trạng bồi hồi, đau thương trong khúc ly biệt. Tùy hoàn cảnh, Liễu, Đào đều bộc lộ cảm xúc rất tự nhiên, không gượng gạo hay khô cứng. Tất cá nét cảm xúc, tâm lý ấy được tác giả miêu tả, thể hiện với các ngôn ngữ chọn lọc vừa gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng rất đẹp, gợi cảm. Ngoài việc miêu
tả bằng ngơn ngữ của mình và để cho nhân vật tự bộc lộ qua các đối thoại, Nguyễn Dữ rất tinh tế trong việc lựa chọn hình thức thơ-một hình thức trữ tình rất phù hợp để thể hiện tâm trạng, tình cảm, sắc thái của con người. Dường như những điều khó bộc lộ nhất, các nhân vật đều gửi gắm qua thơ. Liễu và Đào khi tiễn biệt Hà Nhân, các nàng cũng mượn thơ để bày tỏ sự tiếc nuối, nhớ thương:
Lời thơ của Liễu dù sử dụng những hình ảnh ước lệ, nhưng khơng khiến người ta phải bùi ngùi, xót xa cho sự chia bày:
“Tin nhà gửi đến đau thương,
Càng đau thương lúc bng cương dặm ngồi. Bon bon xe ruổi trời mai,
Lịng em khơ héo tiễn người đường xa. Bến Nam cỏ áy bóng tà,
Vườn tây một rặng mai già khóc mưa. Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ,
Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,
Biệt ly để nặng nỗi buồn cho ai” [26].
Và lời thơ của Đào cũng mang nặng nỗi oán hờn ly biệt không giấu giếm và dạt dào cảm xúc.
“Dễ khi ly biệt chừ, khó lúc trùng phùng,
Than ôi em hát một khúc chừ, nhớ thương khôn cùng. Hận khơng sợi tơ chừ, buộc níu chinh an,
Hận không bờ bãi chừ, gọi khách miên man. Ly biệt từ đây chừ, bao lại đoàn loan?
Hoa lưu cửa động chừ, nước xuống nhân gian, Nỡ để thân em chừ, ôm mối hờn oan.
Than ôi em hát hai khúc chừ, lệ châu lan tràn” [26].
Với Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, nhân vật này không chỉ có sự
táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt đã có lần khiến Trung Ngộ sợ hãi, thất kinh mà đôi khi người ta còn thấy những tiếng thở dài đầy nỗi u uẩn, tâm sự. Phải chăng, những khát khao ẩn chứa trong lòng nàng về một nguồn hạnh phúc, về một kẻ tri âm luôn tồn tại, để khi người cần không xuất hiện, nàng thể hiện thái độ vừa buồn bực, vừa thất vọng, lại u sầu: “Giải niềm u uất, muốn mượn tiếng đàn; song điệu cao ý xa, đời làm gì có kẻ tri âm hiểu được cho mình, chẳng bằng về cho sớm cịn hơn” [26]. Nguyễn Dữ đã nhìn sâu vào tâm hồn của một người phụ nữ cơ đơn để nói ra tâm trạng của nàng. Mặc dù không miêu tả trực quan như với hai nàng Đào, Liễu, nhưng qua cách xây dựng hội thoại của nhân vật, người đọc đã phần nào khám phá ra những ẩn ức của Nhị Khanh.
Còn Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, cả khi còn
là người hay khi đã chuyển kiếp, đều mang những nét tâm lý tương thích với hồn cảnh được tác giả soi chiếu. Đó là sự tức giận tột cùng, tới nỗi nàng mang ý định trả thù kẻ đã gây ra đau đớn cho mình, ngay cả khi đã là một hồn ma, hay tâm lý sợ hãi khi chạy trốn vì bị truy bắt bởi người nhà Ngụy Nhược Chân. Tưởng rằng, khi đã là ma, họ sẽ khơng cịn điều gì phải lo sợ bởi những khả năng biến ảo, ẩn hiện giữa trần thế. Vậy nhưng, với sự xuất hiện của thầy tu có khả năng nhìn thấy ma quỷ, thì lập tức họ lại run sợ tới phát khóc. Từ trong tiềm thức, họ vẫn mang nét tâm lý như con người, sợ sự nguy khốn, sợ bị tiêu diệt, sợ bị làm hại. Do đó, khơng thể phủ nhận sự kết hợp khéo léo của tác giả giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo, giữa nét tâm lý của con người và khả năng của ma quỷ.
Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang có lẽ là nhân vật mang
tựa đề của tác phẩm. Ở nhân vật này, Nguyễn Dữ chú ý tới các diễn tiến của hành động tác quái nhiều hơn đi vào miêu tả tâm lý. Suốt cả chiều dài của truyện, người ta chỉ thấy nàng sử dụng yêu thuật biến hóa để làm tê liệt lý trí của người khác, bằng câu chuyện cảm động tự thêu dệt. Vì vậy có thể coi những lần bộc lộ xúc cảm như khóc lóc bên sơng, thương đau với cái chết của cha mẹ, khóc lóc khi Hồng bệnh trọng chỉ là sự ranh mãnh, gian xảo của một hồn ma. Chỉ có lần duy nhất, nàng tức giận trước mặt vị đạo nhân là thực. Đó là tâm lý chung của kẻ đã thấy gì đó nguy hiểm, muốn phá vỡ nó. Tuy nhiên, sự sợ hãi ấy khơng mềm yếu, mang tính người như Hàn Than mà bộc lộ theo chiều hướng rất trái ngược, thể hiện sự tức giận để che giấu hành tung. Nguyễn Dữ đã khéo léo nắm bắt nét tâm lý ấy để xây dựng nên một nhân vật có tính cách vừa độc ác tàn nhẫn, vừa xảo trá tinh ranh.