Thời gian lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 77 - 78)

.3.2.2 Không gian thực

3.3. Thời gian nghệ thuật

3.3.1. Thời gian lịch sử

Mặc dù mang ảnh hưởng của truyện kể dân gian nhưng Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng vào đó các yếu tố lịch sử. Thời gian, niên đại được tác giả trình bày rất rõ ràng khơng mang tính phiếm chỉ, ước lệ như trong truyện kể dân gian. Mặc dù là các câu chuyện về ma quái nhưng khiến cho độc giả có cảm giác đó là một câu chuyện ghi chép có thật từ lịch sử.

Trong Chuyện cây gạo, thời gian cụ thể diễn ra sự trừng phạt đối với

Nhị Khanh và Trình Trung Ngộ là: “Trong năm Canh Ngọ (1330) niên hiệu

Khai Hựu nhà Trần” [26]. Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, tác giả

cũng đưa ra mốc lịch sử: “Niên hiệu Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà

Trần” [26]. Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, thời điểm được xác định

diễn ra sự tác quái của Thị Nghi là: “Cuối đời họ Hồ”, và “Triều Lê sau khi

hỗn nhất”. Trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây được giới thiệu là diễn ra ở:

“Khoảng năm Thiệu Bình”.

Ngồi ra, việc đưa vào các nhân vật có thật cũng có thể khiến người ta xác định được mốc thời gian lịch sử. Hà Nhân theo tịng cụ Ức Trai, điều đó

có nghĩa là câu chuyện diễn ra ở thời Hậu Lê. Hay vua Dụ Tôn trong Chuyện

nghiệp oan của Đào Thị, vốn là vị hoàng đế thứ 7 của Triều Trần…

Như vậy có thể thấy, thời gian diễn ra những câu chuyện trên không chỉ dừng lại ở một thời đại vua chúa nhất định nào, mà diễn ra ở nhiều các thời

điểm khác nhau. Việc đưa các nhân vật ma nữ vào các chặng đường lịch sử khác nhau này tạo cho câu chuyện, vốn dung chứa rất nhiều yếu tố kỳ ảo, ma mị trở nên gần gũi, chân thực, thuyết phục nhiều hơn. Hơn nữa, việc dàn trải các câu chuyện như vậy tạo tính liên tục, thường xuyên của các sự việc mà như tác phẩm phản ánh: đời nào cũng có, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Những câu chuyện về ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục mang một dấu ấn

rất khác biệt. Nó khơng những phản ánh hiện thực trong xã hội xưa cùng một cuộc khủng hoảng về đạo lý của một bộ phận nam giới mà cịn chứa những yếu tố dục tính táo bạo, quyết liệt. Các nhân vật ma nữ chính là những hình tượng đại diện cho sự cám dỗ, suy đồi. Họ có thể làm những việc mà khơng người phụ nữ đoan chính nào dám nghĩ tới. Xét dưới góc nhìn Nho giáo những nhân vật phụ nữ phản diện như thế chỉ có thể là yêu ma và xuất hiện ở yêu ma. Việc định danh nhân vật cùng các nét tính cách đặc trưng như thế là một cách Nguyễn Dữ tạo ra sự an toàn cho ngịi bút của mình trong xã hội phong kiến. Việc đưa ra các dấu mốc thời gian cụ thể cũng vậy. Thời gian lịch sử diễn ra sự tác quái của các ma nữ là các thời điểm lịch sử trong quá khứ, những thời đại đã qua chứ không phải thời điểm hiện tại. Dưới áp lực của xã hội phong kiến chuyên quyền, đó cũng là cách để tác giả thỏa sức sáng tạo mà khơng chịu sự gị bó của thể chế hiện tại lên tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)