.3.2.2 Không gian thực
3.3. Thời gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian tồn tại của nhân vật
Các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục được chia biệt ra làm hai
khoảng thời gian tồn tại rất rõ ràng. Thứ nhất là khoảng thời gian khi còn sống trên trần thế, khoảng thờ gian thứ hai là khoảng thời gian hưng yêu tác quái khi đã trở thành một hồn ma, trừ hai nhân vật Đào, Liễu, vốn là tinh khí của các lồi thảo vật lâu năm.
Ở khoảng thời gian thứ nhất, các nhân vật ma nữ khi ấy đều là những con người bình thường. Duy chỉ có điều, trong khi các cơ gái khác “êm đềm trướng rủ màn che” thì những cơ gái như Nhị Khanh, Hàn Than hay Thị Nghi đã phải chịu những cay đắng, bất hạnh mà cuộc đời mang lại. Thời gian họ được chính thức mang thân thế con người trên dương gian rất ngắn ngủi, hay nói cách khác họ đều chết khi cịn rất trẻ.
Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị có tuổi nghề của một
danh kỹ chẳng được bao lâu đã bị thải hồi ra phố. Chịu nỗi nhục nhã bị đánh ghen oan ức, nàng chọn am Cư Tĩnh rồi chùa Lệ Kỳ làm chốn dung thân. Các danh kỹ thời kỹ phong kiến vốn dĩ được tuyển chọn vào cung phục vụ tầng lớp quý tộc khi còn rất trẻ, ấy vậy mà tính cả thời gian nàng được chầu vua trong các tiệc rượu hay chiếu bạc cho đến khi chết đau đớn trên giường cữ của
Vơ Kỷ , chỉ vỏn vẹn có bốn năm (1345-1349). Nhị Khanh trong Chuyện cây
gạo cũng chết khi tuổi đời còn rất trẻ: “Mới 20 tuổi, chết đã nửa năm, hiện
quàn ở ngoài đồng ngay bên cạnh làng” [26]. Hay Thị Nghi trong Chuyện yêu
quái ở Xương Giang chết khi tuổi vừa mới lớn: “Người con gái lớn lên, khá
có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôn ở bên cạnh làng” [26].
Khi được là một con người, cả Hàn Than, Thị Nghi hay Nhị Khanh đều có những nét chung, đồng cảnh ngộ: xinh đẹp nhưng bất hạnh. Dù có một đời sống ngắn ngủi của những thiếu nữ nhưng họ đã nếm trải đủ vị tủi hờn. Hàn Than chết oan trên giường cữ khi không được lo lắng thuốc thang đầy đủ, và tâm thức vẫn mang một mối thù oan nghiệt, mà trong lòng vẫn chưa được thỏa nguyện yêu đương cùng Vô Kỷ. Nhị Khanh cũng chết khi bị ruồng bỏ, đó cũng có thể là lý do gây ra căn bệnh của nàng, để rồi từ đó phải nằm “vị võ một mình”. Với Thị Nghi, đó là cái chết đau đớn cả về thể diện, danh dự
lẫn thể xác: bị đánh ghen. Dù là trong hoàn cảnh nào, cái chết và nỗi bất hạnh khi còn sống của họ cũng liên quan tới người đàn ông.
Thời gian sống khi còn là con người của các cô gái đoản mệnh này, được tác giả tơ đậm với những tình tiết mang tính chất tiểu sử. Nó làm cho nhân vật trở nên chân thực, sống động, và mang hơi thở của cuộc sống hơn. Việc trình bày rõ ràng thời gian sống ngắn ngủi của nhân vật cũng giúp tác giả thể hiện các dụng ý nghệ thuật của mình. Nếu như ở tuổi mới lớn, các cô gái thường được hưởng những ngày tháng thanh sắc, tươi vui và hạnh phúc nhất cuộc đời thì những người phụ nữ như Hàn Than, Thị Nghi, Nhị Khanh lại chết trong bi kịch. Đó vốn dĩ là một sự bất cơng của tạo hóa và số phận. Nguyễn Dữ cũng đã phần nào thấy được và bày tỏ sự cảm thông với những người phụ nữ ấy cùng hiện thực xã hội. Ngoài ra, trong quan niệm dân gian, các cô gái chết oan khiên, hoặc chết khi tuổi đời còn rất trẻ được cho là rất thiêng. Họ thường không chấp nhận hoặc khơng hay biết việc mình đã chết nên vẫn hiển hiện giữa chốn nhân gian. Có khi tiếc nuối cuộc sống cũ mà biến hóa trêu chọc người thường nhằm khỏa lấp nỗi cô độc. Các nhân vật ma nữ
trong Truyền kỳ mạn lục cũng vậy, đặc biệt là khi chết, họ vẫn mang nỗi u uẩn
trong lòng, chưa được thanh thản. Đó cũng là lý do khiến họ vẫn xuất hiện trên dương gian và tác quái gây kinh sợ khắp vùng.
Sau khi chết, bước vào khoảng thời gian tồn tại thứ hai, khi đã trở thành ma, mỗi nhân vật lại chọn cho mình một cách hành xử trên dương thế. Có nhân vật tìm kiếm hạnh phúc, có nhân vật báo thù, lại có nhân vật tác quái hại người giữa nhân gian. Tuy nhiên, dù có chọn hình thức nào, khoảng thời gian tồn tại giữa trần thế này cũng không dài hơn cuộc sống trước khi chết của họ.
Với Thị Nghi, khoảng thời gian hưng yêu tác quái trên dương thế của nàng được tác giả đo đếm rất cụ thể qua các mốc thời gian lịch sử, đó là những cuộc dâm sát, bóc lột, quấy nhiễu kéo dài từ cuối đời họ Hồ, tới khi
Triều Lê hỗn nhất. Khoảng thời gian hữu hạn đó kéo dài được hai chục năm. Gặp viên quan họ Hồng, những tưởng vớt được xương cốt từ lịng sông lên, Thị Nghi sẽ khơng cịn gì đe dọa, nhưng chính tà khí của nàng đã khiến Hồng vướng phải trọng bệnh. Chỉ trong vịng một tháng trời của cuộc sống vợ chồng, được hưởng hạnh phúc của mái nhà êm ấm, Thị Nghi đã phải trả giá cho hành động của mình và bị tiêu diệt.
Với Nhị Khanh, chính khát khao hạnh phúc, tự do trong hơn nhân, tình u và hoan lạc ân ái, đã khiến nàng chủ động mê hoặc Trung Ngộ. Khoảng thời gian hai người qua lại khi Trung Ngộ còn sống, kéo dài được tháng trời. Và cho tới khi Trung Ngộ chết đi, khơng cịn rào cản nào giữa hai thân phận, họ bên nhau cũng chỉ được thêm mấy năm trên cây gạo, trước khi bị đạo sĩ tiễu trừ.
Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị sau khi chết lại chọn
hình thức tiếp tục cuộc sống dương gian bằng cách đầu thai chuyển kiếp. Nhưng ẩn náu dưới hình dạng Long Thúc, Long Qúy cũng chỉ được bảy, tám năm rồi cũng bị sư cụ Pháp Vân phong ấn.
Riêng hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là có chút
khác biệt so với các nhân vật trên. Bởi lẽ hai nàng vốn dĩ là tinh hồn thảo vật, thời gian các nàng trên dương thế không xác định bằng các quãng sống hay khi đã chết. Không ai biết các nàng đã có ở khu trại Tây được bao lâu, chỉ biết quan Thái sư từ khi chết đi và khu trại ấy bỏ hoang đã trải hơn hai mươi năm. Ta chỉ có thể biết thời gian hai nàng có mặt, cùng hạnh phúc và hưởng hạnh phúc ái ân bên Hà Nhân thấm thoắt chỉ có một năm trời: “Ngày nào mới buổi xuân dương, thoắt đã trời đơng tiết lạnh. Một hơm Nhân ở ngồi về, thấy hai nàng mắt đều đẫm lệ” [26]. Đơi mắt ướt nước đó là dấu hiệu của một cuộc chia ly đau xót.
Tuy nhiên, ở một số nhân vật, không phải khi bị tiễu trừ, tiêu diệt là hết hoàn toàn. Thị Nghi sau khi bị đạo sĩ hóa giải yêu phép đã tiếp tục xuống âm phủ để kiện họ Hoàng. Tại đây, nàng cũng sẽ tiếp tục cuộc sống khác, bị trừng phạt mạnh mẽ hơn:
“Dám dở thói điên cuồng,
Một đời chỉ sống với tà dâm, tham lam đã lắm, Đến chết vẫn còn toan dối trá, giả mạo sao nhiều, Cho là tội danh có thể trốn qua,
Cho là Minh phủ không thể trừng phạt.
Cáo họ Nhâm, hổ họ Thơi, lắm trị biến huyễn
Gươm làm cây, dao làm núi, phải giở nhục hình” [26]. Hay hồn ma Thị Nghi, Trung Ngộ, sau khi bị vị đạo nhân làm phép cũng chịu cái kết đau đớn khi âm binh tới giải về thế giới đáng lẽ họ đã phải xuống từ lâu: “Kế nghe thấy trong khơng có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trơng có sáu bảy trăm lính đầu trâu gơng trói hai người mà dẫn đi” [26].
Như vậy, ngồi việc khơng bị hạn định về mặt khơng gian, một số nhân vật ma nữ cịn khơng bị hạn chế về mặt thời gian, có chăng chỉ là sự thay đổi về hình thức tồn tại, thể hiện quan niệm của nhà Phật về luân hồi và quả báo.