Thời gian xuất hiện của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 82 - 84)

.3.2.2 Không gian thực

3.3. Thời gian nghệ thuật

3.3.3. Thời gian xuất hiện của nhân vật

Trong quan niệm của người dân Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới, ma quỷ thường xuất hiện trong đêm tối. Những khi mọi hoạt động của con người ngưng nghỉ, thì đó là thời gian hoạt động của cõi âm. Các nhân

vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng vậy. Những thời điểm xuất hiện của

họ thường gắn liền với bóng đêm, điều này khơng chỉ phù hợp với ý niệm dân gian mà còn giúp tác giả xây dựng thành cơng tính chất man quái, ma mị,

đáng sợ của câu chuyện. Ngoài ra, thời gian đêm tối còn giúp các nhân vật yêu ma che giấu hành tung, tránh được sự nhịm ngó của người đời.

Thị Nghi trong Chuyện cây gạo xuất hiện hầu hết với không gian và

thời gian đêm khuya thanh vắng. Lần đầu tiên hẹn hò Trung Ngộ, nàng chọn thời điểm khi đã hết bóng người qua lại, cảnh khuya vắng lặng, không sự phiền nhiễu. Và cứ thế hàng tháng trời, họ qua lại với nhau vào giữa đêm tĩnh lặng. Nhị Khanh cũng vô cùng khôn khéo để chọn thời điểm dẫn Trung Ngộ về nhà của mình: “Rồi đó canh ba, đêm hơm ấy, nhân lúc đêm đen trời tối, hai người cùng đi đến Đông thơn” [26]. Đó là lúc Trung Ngộ dễ bị che mắt và dẫn dụ nhất và cũng là thời điểm Nhị Khanh có được sự chủ động, táo bạo, mạnh mẽ nhất. Cho tới sau này, khi hai người đã thành ma, thời điểm họ xuất hiện khiến người ta phải kinh hãi cũng là trong đêm đen: “Từ đó về sau, phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì khóc” [26], “Giữa lúc sơng quạnh trăng mờ, bốn bề im lặng, đạo nhân thấy một đôi trai gái, thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn” [26].

Với Thị Nghi, thời điểm xuất hiện cùng tiếng khóc ai oán, nỉ non của nàng cũng khiến người ta ớn lạnh: “Bấy giờ trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm bãi cát đàng phía đơng nam, có tiếng khóc rất ai ốn” [26], khơng gian vắng lặng, tịch mịch lại càng làm tơn lên tiếng khóc bi thảm rất kị vào những đêm tối trời.

Còn hai nàng Đào, Liễu, hai nàng tới và đi với Hà Nhân đều vào các khoảng thời gian ít người qua lại, “sớm đi tối đến, ngày nào cũng giống ngày nào”. Ngay cả lần đầu tiên mời Hà Nhân về trại Tây, hai nàng cũng chọn đêm Nguyên tiêu để đưa đón, phục vụ, đàm đạo thơ văn cùng chàng.

Thời gian đêm vắng đã trở thành khoảng thời gian hoạt động chính của các ma nữ. Nó cũng trở thành một đặc điểm nhận biết của nhân vật. Thời

gian đêm khuya cũng là thời gian cấm với giới nữ, vì vậy, sự xuất hiện của các cơ gái giữa đêm thanh vắng với các chàng trai là điều hoàn toàn trái với phép tắc Nho giáo, bị coi là trắc nết, khơng đoan chính. Đó cũng là lý do, Nguyễn Dữ phải lấy các nhân vật ma nữ để thể hiện sự tự do trong hẹn ước, gặp gỡ, ân ái nam nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)