Kiểu nhân vật phụ nữ truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 58 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

2.3.1. Kiểu nhân vật phụ nữ truyền thống

Người phụ nữ truyền thống, cam chịu và bất hạnh từ lâu đã được mặc định là mẫu số chung trong các tác phẩm văn chương Việt Nam từ thời trung đại tới ngày nay. Điều này có nguyên nhân từ ý thức hệ của người Việt Nam, thấm đẫm trong các áng văn chương cổ, như Nguyễn Du từng thốt lên ai oán trong thiên Truyện Kiều nổi tiếng:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Không tránh khỏi lối nhìn cổ điển, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh cũng tập trung khắc họa những người phụ nữ như là nạn nhân của số phận đau khổ.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Bà Mão, bà Điếc trong Tiễn biệt những ngày buồn là những người phụ nữ như thế. Bà Mão xuất hiện ngay trong phần mở đầu của tác phẩm với tiếng khóc thê thiết trong bụi chuối của khu tập thể. Bà Mão là người chị nuôi quân thân thiết của mấy anh em lính tráng Xoay, Hà, Luân. Lần này trở về, không phải là bà chị Mão mau mắn, nhanh nhẹn, khấm khá như các anh vẫn biết mà là người phụ nữ thân tàn ma dại, miệng suốt ngày lảm nhảm những chuyện thần thánh chẳng ai nhận ra dung nhan này nữa: “Bà Mão già tọp hẳn đi, nét mặt dài dại, giọng nói cứ như ở đâu. Có chuyện gì mà giờ đây bà trở nên tiều tụy như thế này? Mới có mấy năm mà tóc bà đã bạc gần hết. Những nếp nhăn nhầu nhĩ, không còn cái dáng nhanh nhảu, mau mắn của người chị nuôi tận tụy năm nào.” [24; 10]. Bi kịch của cuộc đời bà Mão là bi kịch của một người suốt đời không xác định cho đúng hoàn cảnh của mình, ném tiền ném bạc, ném toàn bộ cơ ngơi vào chuyện cúng lễ, bói toán, tìm mộ cho con trai… Nhà văn đã để cho nhân vật tự độc thoại rất lâu để giãi bày những ẩn ức số phận của mình, như một cách chia sẻ với bạn đọc về hành trình đau đớn của người đàn bà bất hạnh này: “Thằng Dư con trai bà học hết mười rồi, nhưng không đỗ vào đại học, nó chán bố dượng, chán bà, nên mới đi bộ đội. Mẹ có bỏ con đâu mà con bỏ mẹ? Cái gánh bún ốc đầu ô tuột khỏi vai mẹ khi thằng Lực con bà Hòe về báo tin con chết… Còn cái người đã có một thời nhận con là con, nhận mẹ là vợ ấy, từ ngày bị kỉ luật trở về, mở quán cắt tóc, tưởng chỉn chu làm ăn, ai ngờ lại bị rủ rê, chứng nào tật nấy, suốt ngày rượu chè cờ bạc, không nhìn ngó gì tới mẹ…” [24; 26]. Người đàn bà ấy hiện lên trong tác phẩm lúc nào cũng đầm đìa nước mắt, miệng không ngớt khấn vái và đôi mắt khắc khoải tìm con càng ngày càng trở nên vô hồn. Bà trở về nơi đã từng nuôi anh em lính tráng, không phải mong chờ sự cưu mang đùm bọc ở những người mà bà biết thừa còn nghèo, còn khổ. Sự bám víu của bà Mão ở trại tiếp

nhận này như là cách để người đàn bà tìm thấy chút hi vọng mong manh của cuộc đời. Nhà văn không để cho nhân vật đổ lỗi hoàn toàn cho số phận mà dám nhìn thẳng vào nỗi đau của mình; đó là nét mới trong sáng tác thời kì sau 1975 mà chúng ta đã từng bắt gặp trong một số tác phẩm của các cây bút nữ: Y Ban, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà. Bà Mão trong câu chuyện này hoàn toàn ý thức được nguyên nhân của những khổ cực mà mình đang nếm trải. Không chỉ là lí do khách quan vì bà lấy phải một ông chồng hèn hạ, đê tiện lại bất tài, nhỏ nhen mà còn vì chính bà là người không tỉnh táo suy xét vấn đề, chính bà mù quáng đâm nhào vào lối đi tăm tối, chạy theo những mê tín làm bà trở nên trắng tay. Tuy nhiên, con mắt của một người đàn ông viết văn bằng tất cả cái nhìn đầy thương cảm như Trung Trung Đỉnh đã giúp ông khám phá số phận người phụ nữ với cả nỗi đau và vẻ đẹp còn sót lại trong muôn vàn cay cực ấy. Ở người phụ nữ ấy, hơn tất cả là tình yêu với con, với những người anh em mà bà rất mực yêu thương, nể trọng. Nuôi quân từ khi khu tập thể còn là cái trạm đón tiếp, đến khi bà thân tàn ma dại, bà trở về trong vòng tay của anh em bạn bè, bà Mão vẫn nhận được sự vỗ về chân tình, nồng ấm sẻ chia của những người lính nghèo. Với Xoay, Hà, Luân, đó là tình cảm quý trọng một người chị. Với Ron, anh cán bộ bất tài, suốt ngày chỉ biết chấp hành một cách cứng nhắc, tình cảm ấy là tình thương một người đàn bà khốn khổ mà lên tiếng đả kích kẻ làm chồng bà: “Cứ động nhớ tới thằng Ty là Ron tức điên lên. Đồ vô lương tâm ấy thế nào cũng có ngày bị nạn không ai cứu, có chết cũng không nhắm được mắt…” [24; 105]

Một người phụ nữ có số phận đáng thương không kém bà Mão trong

Tiễn biệt những ngày buồn là bà cụ Điếc. Cái tên vang lên cũng nói hộ phần nào nghịch cảnh đắng cay của người đàn bà khuyết tật này. Bà cụ Điếc cả đời quăng quật làm người ở, một đêm tình cờ, được Xoay đưa về nhà đúng ngày

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Sương đẻ. Bà cụ điếc nặng, câu đầu tiên bao giờ cũng là “quỷ sứ”, nhưng lại nhanh nhẹn, được việc, chăm nom trẻ con rất khéo. Chính bà đã đem đến cho gia đình Xoay một luồng không khí mới, ấm áp và đầy hi vọng, hi vọng về một sự khởi sinh đầy hạnh phúc. Nhưng người đàn bà có tiếng nói như lạc giữa chốn không người ấy mang trong mình những niềm u uẩn riêng. Bà không chấp nhận cái cách người ta chèn ép, bóc lột bà như một con ở. Vốn dĩ bà trông nom cho nhà anh Thức, người quen của Xoay. Tình cờ Xoay biết điều này nên đưa bà trở lại nhà anh. Nhưng éo le thay, bà đã tìm cách bỏ đi lần nữa vì lẽ: “Vợ chồng con cái xúng xính với nhau đi chơi để bà ở nhà một mình lủi thủi giặt giũ, cơm nước, có mà gỗ đá cũng không âm thầm mãi được, chưa nói gì người. Bà đi ở cho người mấy chục năm nay, hàng trăm cuộc đưa đón, hàng trăm cuộc ra đi, lặng lẽ có, linh đình có… Đối với bà, con người không là nơi nương tựa của cuộc đời. Con người là một lũ quỷ sứ chuyên đe nẹt lẫn nhau, lừa lọc lẫn nhau, tranh phần sinh sống của nhau. Các người cứ khinh bà đi! Các người khinh bà thì bà cũng có quyền khinh bỉ các người.” [24; 150]. Những lời thống thiết, cay nghiệt của một người đàn bà thất học vang lên, cũng là tiếng nói tố cáo một xã hội giả dối đảo điên. Chính nó đã sinh ra những con người lừa lọc và đẩy bà vào những uất ức u tối này. Đọc

Tiễn biệt những ngày buồn, chúng ta không chỉ cay đắng cho sự tha hóa của con người mà còn kịp nhận ra rằng, con người bị tha hóa không hẳn vì dòng đời xô đẩy họ, mà còn vì ngay trong từng con người đã tồn tại những phần Ác thắng thế phần Thiện, phần Quỷ dữ lên ngôi. Bà cụ Điếc khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến bà cụ Thi điên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Con người có tiếng cười nhòe lẫn trong bóng tối ấy cũng là cảm giác ghê rợn về số phận bất hạnh của người phụ nữ, sản phẩm của cái đói, cái nghèo và của những suy đồi đạo đức nơi con người.

Chúng tôi cho rằng, có một chi tiết sống động và đắt giá về nghệ thuật khi tác giả nói về nỗi đau rất thật của nhân vật bà cụ Điếc. Cả đời bà chỉ chăm chăm một chiếc túi vải giắt bên cạp quần, thu thu giấu giấu đôi khuyên tai vàng, chắc mẩm là vàng thật, như là tài sản duy nhất bà nâng niu trân trọng. Ai ngờ, chính Xoay, người thương bà, cưu mang đùm bọc bà, vì non nớt hay sơ sẩy đã nói to lên một sự thật, đôi khuyên tai ấy là vàng giả chính hiệu. Một câu nói của Xoay đã khiến tất cả những hi vọng mong manh về cuộc đời của bà cụ sụp đổ hoàn toàn. Lòng tốt của Xoay đã trở thành bi kịch cho một người đàn bà khốn khổ.

Với các nhân vật trong tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh đã bao bọc họ trong một triết lí niềm tin và sụp đổ ngay trong niềm tin của mình. Ở bà Mão, đó là niềm tin vào thần thánh sẽ cứu vớt cuộc đời bà và những người xung quanh, đến khi bà phải hứng chịu bi kịch do niềm tin mù quáng ấy gây ra, bà mới hiểu, khi niềm tin đặt nhầm chỗ, đó là lúc con người phải tỉnh táo nhất để nhận ra sự lừa lọc, dối trá. Với bà Điếc, đó là niềm tin ngây thơ khi cả đời “bo bo bo bỏm” tin vào chỉ vàng rởm, đến khi một trong số những người lính vì thương bà quá mà vô tình phát hiện ra cái của tin thiêng liêng kia là giả thì bà hoàn toàn trắng tay. Nỗi đau của nhân vật được nhà văn cảm thông, chia sẻ và người đọc sẽ thầm tiếc, giá như có trăm ngàn cách nói lên sự thật, có cách nào khiến người đàn bà khốn khổ ấy yên lòng mà không đau đớn thì hẳn nhà văn sẽ tìm cách đảo ngược. Nhưng, với lôgic tâm lí nhân vật, Trung Trung Đỉnh đã tỏ ra thực sự chắc tay khi để Xoay, một người lính hiền lành, chỉ tin vào tình cảm, và nghĩ rằng chỉ có tình cảm mới giải quyết tốt đẹp mọi thứ, nói hộ bà Điếc sự thật chết người ấy. Âu đó cũng là lí do để tác giả một phần khắc sâu nỗi đau của những người phụ nữ bất hạnh, phần khác bộc lộ khả năng phân tích nội tâm con người, một phạm trù vốn vô cùng phức tạp.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Trong tiểu thuyết mới nhất, Sống khó hơn là chết, Trung Trung Đỉnh lại xây dựng kiểu nhân vật phụ nữ bất hạnh, cam chịu và đau khổ theo cách khác. Có thể khẳng định hình tượng nhân vật theo môtip truyền thống được diễn đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới mẻ, đó là bước đi đáng trân trọng của nhà văn hiện nay. Trở lại với văn học bằng tiểu thuyết có cái tên đậm chất thế sự và có tính triết lí, Trung Trung Đỉnh muốn nói gì với người đọc? Đúng như cách ông trả lời phỏng vấn, Trung Trung Đỉnh cho rằng không ai có quyền lựa chọn số phận của mình. Tính cách sẽ quyết định số phận của họ. Các nhân vật của ông vì thế đều được vận hành như cuộc sống vốn vậy, và không thể làm khác. Lựa chọn người kể chuyện là một đồng tiền đi lạc, trải qua bao cuộc đời, chứng kiến bao phận người, lắng nghe tiếng nói từ trái tim những kiếp người ấy, Trung Trung Đỉnh đã mang đến một giọng điệu lạ, ít nhất là có sự khác biệt hơn hẳn so với những tiểu thuyết trước của ông. Đồng tiền đồng hành với nhà văn, giường như hòa nhập cùng nhà văn để dự cảm về những số phận trớ trêu của kiếp người. Vẻn vẹn chưa đầy 200 trang sách khổ nhỏ, Sống khó hơn là chết của Trung Trung Đỉnh đã dồn nén những thân phận con người trong một dung lượng vừa đủ. Thực chất, tác phẩm không có những sự kiện mang tính bùng nổ hay tạo thời điểm bước ngoặt để các nhân vật bộc lộ tính cách. Nhưng từ chỗ để đồng tiền kể lại hành trình lưu lạc của mình, Trung Trung Đỉnh đã đồng thời giúp các nhân vật tự bộc bạch những dòng suy nghĩ nội tâm, xót xa của mình về thân phận, về lẽ sống ở đời. Hình ảnh người phụ nữ trong Sống khó hơn là chết có mặt ở cả hai tuyến nhân vật, nhưng đáng chú ý hơn cả vẫn là môtip thứ nhất với hình ảnh người đàn bà ăn xin có cái tên thật kêu: Bích Nhài.

Men theo lời kể của đồng tiền, lai lịch và số phận trái ngang của chị dần dần được hé lộ, giúp người đọc vừa có cái nhìn tò mò về chị, vừa xót xa cho số kiếp một người hành khất nhiều cay cực. “Bà ta tên là Nhài - Bích Nhài.

Đã có một thời tiếng hát chèo duyên dáng của bà ta được loa công cộng của nông trường chè Quyết Tiến truyền đi. Đó là một cô gái quê thuần phác, sinh ra trên đồng lúa Thái Bình…” [25; 27]. Người phụ nữ này có một thời tuổi trẻ sôi nổi, hồn nhiên như biết bao cô gái khác, thậm chí còn có nhiều ưu ái hơn: da trắng, má hồng, hát hay với giọng điệu ngọt lịm và tự nhiên, Nhài trở thành cây văn nghệ ai ai cũng yêu chiều. Nhưng vì cớ gì, một cô gái đôi mươi tuổi xuân phơi phới tràn đầy mộng ước tương lai ấy lại rơi vào thảm kịch, trở thành người hành khất ăn xin bên cạnh đứa con dặt dẹo, bé tí bé teo? Lại là một bi kịch tình yêu mù quáng mà nhà văn tạo ra ở người đàn bà này, không thể hợp lí hơn: “Chỉ vì cô Nhài đã mắc tội yêu lầm phải kẻ Sở Khanh. Hắn đã có vợ con. Vợ con hắn ở tận trong Vĩnh Phú, nhưng hắn giấu cô. Cái anh chàng đội trưởng văn nghệ thổi sáo hay như đài ấy. Người ta bắt được hai đứa “ấy” với nhau trên đồi chè. Cô Nhài bị đuổi việc về nhà. Còn anh ta biến mất không biết đâu mà lần...” [25; 29]. Bị gia đình ruồng rẫy như một thứ tội đồ, Nhài mang tiếng hủ hóa và cắp nón đi lang thang. Chị ta lại gặp trên đường một tay bộ đội đào ngũ. Nhưng người đàn bà ngây thơ đến dại dột ấy một lần nữa chưa tỉnh ngộ vì sai lầm thứ nhất, chị tiếp tục bước chân vào sai lầm thứ hai khi ngay lập tức tin rằng tay bộ đội trốn từ Quảng Bình ra ấy là phao cứu sinh của đời chị. Ít lâu sau, Nhài sinh con thì đúng lúc chồng bị gọi đi cải tạo. Một lần nữa, Nhài cay đắng ra đi vì gia đình chồng dèm pha, xa lánh, thậm chí nhiếc móc cô đồng lõa với chồng dối gạt họ. Ngậm đắng nuốt cay bồng con lên Tuyên Quang tìm cha mẹ, phải sống nhờ nhà anh trai, đứa con lên sởi cũng bỏ cô mà đi. Cuộc đời nối dài theo những bất hạnh, lần thứ ba kết hôn, Nhài “góp gạo thổi cơm chung” với người đàn ông góa vợ chị gặp trên đường xuôi tàu. Nguyện làm vợ, làm mẹ và vun đắp cho tổ ấm con con, những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với chị, thì sau một năm thuận hòa, lại chuyện con chung con riêng, con chồng khinh rẻ, coi chị không ra gì, ông chồng nhu nhược sau cái tát lấy lòng con đã chính thức khiến chị cuốn gói ra đi.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Tay trắng vẫn hoàn tay trắng, chị Nhài bế con đi ăn xin, nuôi con và tiếp tục đánh cược với số phận của mình hàng ngày hàng giờ với những vất vả triền miên.

Có thể nói, nhân vật người phụ nữ khổ sở bất hạnh trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không mấy khi trùng lặp. Ở mỗi trang viết, người ta đều thấy hiện lên rất sống động những gương mặt người đàn bà là nạn nhân của số phận đau đớn khác nhau. Nếu bà Mão, bà Điếc là nỗi khổ của người đàn bà thiệt thòi nhiều hơn thì chị Bích Nhài trong Sống khó hơn là chết lại là hiện thân của người phụ nữ “tài hoa mệnh bạc”. So với bà Điếc, bà Mão thì chị Nhài có xuất phát điểm lợi thế hơn, vừa có nhan sắc, vừa có tài năng, lại chăm chỉ hiền lành, chỉ có điều cả tin và ngây thơ là những nét chung ở mấy nhân vật này. Vì dại dột và không tự quyết định được cuộc đời mình, hết lần này đến lần khác, họ rơi vào thảm kịch, vùng vẫy thoát ra và cuối cùng lại trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)