Ngôn ngữ hấp dẫn, kết hợp đối thoại và độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 96 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ đa dạng

3.3.2. Ngôn ngữ hấp dẫn, kết hợp đối thoại và độc thoại nội tâm

Ngôn từ là lớp vỏ của tư duy nghệ thuật. Người nghệ sĩ có tài và có duyên phải là cây bút biết biến hoá những ngôn ngữ vốn trần trụi đời thường nâng lên thành một tín hiệu thẩm mĩ để chất liệu này tự nó mang đến hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm.

Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh được viết bởi một người cầm bút có nhiều trải nghiệm và vốn sống về cuộc đời. Chính vì thế, nhân vật hiện lên sống động còn bởi lớp ngôn từ hấp dẫn, liên tục thay đổi, đan xen nhiều màu sắc. Trong hệ thống ngôn ngữ tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh đã vận dụng sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm và đối thoại. Các lời kể, lời tả hay lời bộc lộ cảm xúc đều góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật chân thật, tự nhiên.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Chỉ trong một đoạn văn ngắn, người viết cũng có thể khảo sát, ít nhất vừa có lời độc thoại, vừa có độc thoại nội tâm:

“Xoay lững thững bế con ra phòng ngoài nhoong nhoong với con, chợt thấy chậu bát, chậu áo quần, tã lót ngâm kề nhau, không khí trong nhà thoang thoảng mùi khai, bất giác anh cúi nhìn xuống gầm giường mẹ con Sương nằm. Anh khẽ rùng mình thấy một vũng nước tiểu đọng loang lổ. Sao Sương để thế này mà ngủ được nhỉ? Câu hỏi ấy vừa lóe lên, Xoay lại xóa đi ngay. Những nhận xét của Luân hồi nào về Sương đã khiến anh khó chịu… Ôi cái thời yêu nhau… Cái thời yêu nhau! Giờ đây tình yêu đang chuyển dần sang những gì cụ thể và thiết thực hơn nhiều. Xoay nghĩ. Phương ơi, con ngủ rồi ư? Mai ngày con lớn, việc đầu tiên bố dạy con, không phải cái gì cao xa đâu. Con hãy nhớ rằng, đối với một cô gái, không nên tuyềnh toàng, không nên một tí nào con ạ…” [24; 245]

Những độc thoại liên tục được tác giả vận dụng khá thường xuyên trong hầu khắp các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, có đôi khi nó chưa tỏ ra thực sự đắc địa. Anh chàng Đào Chí Ron nhà quê, ít học nhưng được miêu tả với hàng loạt những độc thoại, xem ra có phần “quá đà”, thậm chí gây cảm giác giả tạo nơi người đọc.

Sự hấp dẫn, đa dạng của ngôn từ còn thể hiện ở chỗ, tác giả vận dụng rất nhiều khẩu ngữ như lời ăn tiếng nói suồng sã hằng ngày trong câu chuyện. Đó là ngôn ngữ của anh Gù, của cô Hạnh, của bà Mão, của những người lao động nghèo và bọn giang hồ ở cái ngõ lỗ thủng:

“Trong ánh sáng mờ mờ của bóng điện bị chạm mát, tiếng khóc ư ử của Gù tạo nên cảm giác rờn rợn, khiến cô Hạnh không chịu nổi. “Khóc cái đéo gì” - cô nói, điếu thuốc thơm lập lòe trên môi. “Bố anh chết rồi!”. Điếu thuốc vẫn lập lòe nguyên một chỗ… Hạnh bắt chéo chân, hẩy hẩy tàn thuốc, nói: “Ông ấy treo cổ lên cây bàng, đêm hôm kia, khiếp bỏ

mẹ!”. Cô đứng dậy, xốc nách Gù, đặt anh lên giường. “Cho tao về, … mẹ chúng mày!”, anh nấc lên” [23; 174]

Trung Trung Đỉnh còn biến tấu các bài vè trong dân gian thành các bài hát đồng dao rất vui nhộn, hài hước, có phần châm biếm. Nhân vật trong bài hát vì thế hiện lên càng sinh động hơn:

“Bà Còng chỉ huy công trường Gạch đem làm bếp

Xây tường bằng xi Bà Còng ngồi khóc tỉ ti

Gạch ơi gạch hỡi gạch đi đường nào…” Mụ Còng phù thủy

Dạy khỉ xây tường Bắc loa ễnh ương Bắc giường ra ngủ Bắc củ ra ăn

Ôm chăn mà đắp

Ù à ù ập… [23; 184, 185]

“Đầu đường đại tá bơm xe. Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen. Cuối đường thiếu tá bán kem. Trong làng đại úy thổi kèn đám ma. Thượng úy thì đi buôn gà. Trung úy ở nhà cuốc đất thay trâu. Còn thằng thiếu úy chạy đâu? Ba lô lộn ngược nhảy tàu Bắc Nam”. [24; 271]

Có thể nói, những câu hát, câu vè châm chọc như trên xuất hiện trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh đem lại luồng sinh khí mới, tác phẩm hiện lên sống động hơn, vui vẻ hơn, và nhân vật được cá thể hóa cũng hấp dẫn hơn.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Ngoài ra, với tác phẩm viết về hình ảnh con người Tây Nguyên, bằng chính vốn ngôn ngữ Bana “nằm lòng”, Trung Trung Đỉnh đã sáng tạo những nhân vật người dân tộc trong làng Đê Chơ Rang rất chân thực, hồn hậu. Đặc biệt là hệ thống ngôn từ dân tộc được vận dụng rất đắc địa; chẳng thế mà tác phẩm đậm chất Tây Nguyên của ông đã thuyết phục người nghe, người đọc ngay từ cách dùng từ như vậy. Đọc Lạc rừng, ta bắt gặp nhiều cái tên lạ tai, mông lung, đầy bí hiểm, nhưng ngay cả việc tra từ cũng giúp người đọc có thêm một niềm vui với các nhân vật trong tác phẩm này: Book Kră (cụ già), anh Yơng, anh Ru, anh Mết, Bờ tở mới (Nghỉ cái đã), E mắt kia (Mày tên gì), Xa-xa bé (ăn-ăn đi)…

Cần phải kể thêm một điểm đặc biệt về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, đó là cách ông sử dụng những từ ngữ của thế giới kĩ thuật số hiện đại vào tác phẩm. Ở một góc độ nào đó, nó đem lại sự thích thú vì lớp ngôn từ có thêm màu sắc mới, nhưng cũng có khi, sự có mặt khiên cưỡng của các từ ngữ ấy làm người đọc chưa hài lòng:

“Tít tít tít tít. A a. A dang lam gi day? Minh di an voi nhau di. E biet tren Ham Ca Map co cho an do Tay ngoi nhin ra ho Guom hay lam. Len do nghe cung! – OK! Hải nhắn lại.” [25; 168].

Nói tóm lại, trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật, Trung Trung Đỉnh đã tổng hợp nhiều thủ pháp để tôn tạo tính cách và khắc sâu tư tưởng mà ông muốn gửi gắm qua tác phẩm. Nó chứng tỏ tấm lòng tâm huyết của một cây bút luôn trăn trở với văn chương, luôn mong muốn những số phận con người qua văn chương phải nói với người đọc thông điệp nào có giá trị. Mặc dù có lúc rơi vào lối kể chuyện dài dòng, nhưng phải khẳng định rằng, cách dùng từ, vận dụng câu linh hoạt, tổng hợp những tri thức có sẵn về mảnh đất Tây Nguyên, vốn sống tinh tế… của nhà văn Trung Trung Đỉnh đã thực sự đem lại nhiều trang viết hay, nhân vật vì thế hiện lên rất chân thực, gần gũi và tạo được nhiều rung động nơi người đọc.

KẾT LUẬN

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là một đề tài có sức khái quát rộng lớn. Luận văn đem lại một cái nhìn chung nhất, bao quát nhất về thế giới các loại hình nhân vật, các kiểu số phận con người hiện lên trong loạt tiểu thuyết của nhà văn trong dòng mạch chung của văn xuôi thời kì Đổi mới. Hình ảnh bao trùm trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh là người lính, cộng đồng người Tây Nguyên và những người trí thức đang bước qua những ngổn ngang của cuộc sống hậu chiến và xác lập một tâm thế, một giá trị của mình giữa cuộc sống bộn bề phức tạp ấy. Ở hình ảnh người lính, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh đã khái quát hóa nhân vật xuất hiện trong cả thời điểm cuộc chiến và hậu chiến. Dù người lính mang tâm thế “lựa chọn” hay “lạc lõng” giữa đời thường, trang viết của nhà văn đã phản ánh rõ nét chân dung con người không chỉ mang nhiệm vụ lịch sử mà còn là con người đời thường, bình dị, trần trụi trong từng ý nghĩ, đặc biệt họ luôn luôn bị đặt vào các cảnh huống giằng xé giữa nhiều mâu thuẫn, tranh đấu và vươn lên hoàn thiện nhân cách của mình.

Ở các nhân vật khác như người phụ nữ, người trí thức trong thời đại mới và kiểu nhân vật kì dị, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh cũng dành những ưu ái riêng. Một mặt ông bày tỏ sự quan tâm đồng cảm với số phận những con người chịu nhiều thua thiệt trong đời sống; mặt khác trang viết Trung Trung Đỉnh còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ về sự tha hoá của con người trong cuộc sống. Con người phải được là mình, tồn tại trong những xúc cảm thiêng liêng nhất, phải được quyền lựa chọn hạnh phúc, tình yêu và một mái ấm gia đình.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Thông qua thế giới nhân vật, người viết đã gửi gắm nhiều trăn trở về lẽ đời, nhiều bài học thấm thía về đạo đức, tư cách con người. Đó là bài học về cách đặt niềm tin trong cuộc sống, bài học về tình yêu con người và trên tất cả là giá trị nhân văn con người cần trân trọng, bồi đắp.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh cũng là một nội dung quan trọng mà luận văn đề cập tới. Bằng những nghiên cứu độc lập, có tìm tòi và khảo sát kĩ lưỡng tác phẩm, chúng tôi nhận thấy, mặc dù phong cách nghệ thuật Trung Trung Đỉnh chưa thực sự nổi bật với những cách tân táo bạo, mạnh mẽ nhưng rõ ràng, chất giọng kể chuyện và cách ông làm mới những nhân vật tưởng như quá cũ đã chứng tỏ năng lực ở cây bút này. Nhân vật hầu như đều được đặt vào những tình huống ngặt nghèo, đó chính là mảnh đất và cũng là chất thử tuyệt vời để họ bộc lộ tính cách riêng độc đáo. Sẽ mãi mãi không bao giờ lặp lại trong trang viết của chính nhà văn về một anh Gù có cái uy, cái tâm hơn người, một Đào Chí Ron mê mệt trong thế giới ảo tưởng và bi kịch mất mát của mình, hay bất kì một nhân vật nào khác. Thành công của Trung Trung Đỉnh khi sáng tạo nhân vật, chính là ở cái không lặp lại mình như thế.

Có thể nói, với những nghiên cứu như trên, luận văn của chúng tôi hi vọng góp thêm một cái nhìn tương đối đầy đủ về sáng tác của nhà văn Trung Trung Đỉnh trong quá trình nhập cuộc cùng sáng tác văn xuôi thời kì Đổi mới. Những điểm dừng cần thiết trong một công trình nhỏ, sẽ là động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục đào sâu, chuẩn bị hành trang kiến thức kĩ lưỡng hơn trên con đường nghiên cứu văn chương nghệ thuật vốn nhiều chông gai nhưng cũng nhiều thú vị. Ở sự thể nghiệm bước đầu này, chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Hi vọng rằng những góp ý quý báu của thầy cô và bạn đọc sẽ là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để chúng tôi có thêm sự tự tin thực hiện công việc nghiên cứu sau này khi có điều kiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2000), Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

4. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995. Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (1996), Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975, in trong “50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Châu (1995), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Trần Cương (1986), Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh, Tạp chí Văn học, số 3.

9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Đinh Xuân Dũng (1990), Đổi mới văn xuôi chiến tranh, Văn nghệ, số 51. 11. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Đinh Xuân Dũng (1991), Văn học Việt Nam về chiến tranh – hai giai đoạn của sự phát triển, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số tháng 5.

13. Đinh Xuân Dũng (1998), Nghĩ về sự biến đổi bên trong của tư duy sáng tạo của nhà văn viết về chiến tranh, In trong “Văn hóa văn nghệ và đời sống quân đội”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

14. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Bạch Đằng (1991), Văn học Việt Nam và vấn đề con người trong chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số tháng 7.

16. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Cự Đệ (1987), Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lí luận, phê bình văn học, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số tháng 12.

18. Phan Cự Đệ (1975), Mấy vấn đề lí luận của văn xuôi hiện nay, Tạp chí Văn nghệ, số 34-35.

19. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 3.

20. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Trung Trung Đỉnh (2002), Lạc rừng (tiểu thuyết), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 23. Trung Trung Đỉnh (2006), Lạc rừng - Ngõ lỗ thủng (tiểu thuyết) (Tái

bản lần thứ 8), Nxb Văn học, Hà Nội.

24. Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh (2003), Tiễn biệt những ngày buồn – Thân phận của tình yêu (Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

25. Trung Trung Đỉnh (2008), Sống khó hơn là chết (tiểu thuyết), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

26. Trung Trung Đỉnh (2010), Ngược chiều cái chết (Tập truyện) (Tái bản lần thứ tư), Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Trung Trung Đỉnh (2010), Lính trận (tiểu thuyết), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

28. Nguyễn Hương Giang (2001), Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4.

29. Phan Giang (1993), Tản mạn về đề tài chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 8.

30. Hoàng Cẩm Giang (2010), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4.

31. Nguyễn Hòa (1990), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 33. 32. Nguyễn Hoà (2001), Lối rẽ nhỏ trên dặm dài chiến tranh, Tạp chí

Văn nghệ Quân đội, số 10.

33. Ngô Hoàng (1994), Hội thảo về hiện thực chiến tranh và người lính trong văn xuôi gần đây, Văn nghệ, số 2.

34. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

35. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 36. Trần Hoàng Thiên Kim (2009), Trung Trung Đỉnh viết Ngõ lỗ thủng

để lưu giữ những ngày buồn, Công an nhân dân, số 4.

37. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

38. Đỗ Văn Khang (1999), Sự phát triển của tiểu thuyết, Văn nghệ, số 33. 39. Chu Lai (1995), Nhân vật người lính trong văn học, Tạp chí Văn

nghệ Quân đội, số tháng 6.

40. Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh,

Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4.

41. Chu Lai (2001), Bàn về tiểu thuyết, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 2. 42. Chu Lai (2004), Viết về chiến tranh, đôi điều suy ngẫm, Tạp chí Văn

nghệ Quân đội, số 8.

43. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới, Tạp chí Văn học, số 9.

44. Tôn Phương Lan (1980), Tiểu thuyết về chiến tranh viết sau năm 1975, Tạp chí Văn học, số 5.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

45. Tôn Phương Lan (2004), Truyện ngắn chiến tranh, nhìn từ sự vận động của thể loại, Tạp chí Văn học, số 11.

46. Tôn Phương Lan (1995), Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4.

47. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng Chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, Tạp chí Văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)