Những đóng góp của Trung Trung Đỉnh vào sự phát triển của tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Những đóng góp của Trung Trung Đỉnh vào sự phát triển của tiểu

tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam sau 1975

Điểm danh các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam thời kì đổi mới, có thể Trung Trung Đỉnh không phải là một cái tên sáng chói với những đóng góp quan trọng nhất nhưng ông lại được xem là cây bút lao động nghệ thuật miệt mài, có cá tính và ghi dấu ấn của mình bằng nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc, nhất là tiểu thuyết viết về mảnh đất Tây Nguyên và hình tượng người lính trong - sau chiến tranh với nhiều bộn bề lo toan và bao nhiêu sự phức tạp đời thường.

Đánh giá những đóng góp của Trung Trung Đỉnh vào sự phát triển của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, cố nhiên cần một cái nhìn khách quan và thấu đáo, đặc biệt công bằng đối với một số thành tựu mà nhà văn có được trong diện mạo chung của tiểu thuyết. Là một nhà văn bước ra từ cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt, Trung Trung Đỉnh đến với văn chương như một định mệnh tình cờ. Đặc biệt, những ngày tháng lăn lộn trên những cánh rừng, sống và gắn bó máu thịt với đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã đọng lại trong kí ức nhà văn những dấu ấn không thể nào phai. Chẳng thế mà, Tây Nguyên đã trở thành quê hương thứ hai và cũng luôn hiện hữu trong các sáng tác của Trung Trung Đỉnh. Ông viết nhiều, viết hay về mảnh đất vẫn được xem là màu mỡ bởi nó chất chứa cả một nền văn hóa đồ sộ mấy nghìn năm của các

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

dân tộc Tây Nguyên. Sớm gặt hái thành công từ những truyện ngắn đầu tiên viết về vùng đất này như: Đêm nguyệt thực, Thung lũng Đak Hoa, Gốc đá,… nhưng với hơn hai thập niên cầm bút, Trung Trung Đỉnh lại được biết đến nhiều hơn cả với các tác phẩm tiểu thuyết viết về nhân dân Tây Nguyên và người lính bước ra từ chiến tranh, đối mặt với những áp lực của cuộc sống đời thường. Sáu cuốn tiểu thuyết của nhà văn được xuất bản mới và tái bản đều đặn là một minh chứng cho tinh thần lao động miệt mài, say mê và thực tâm nghiêm túc với nghề mà Trung Trung Đỉnh giành trọn cho văn chương, nghệ thuật. Trong số các tiểu thuyết của nhà văn: Ngược chiều cái chết

(1989), Tiễn biệt những ngày buồn (1990), Ngõ lỗ thủng (1990), Lạc rừng

(1999), Sống khó hơn là chết (2008) và Lính trận (2010) thì Lạc rừng là tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn và có một số phận đặc biệt. Viết ròng rã trong suốt chín năm từ 1990 đến 1999, ngay khi xuất bản, tác phẩm đã đoạt giải Nhất của Bộ Quốc phòng, giải chính thức Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000. Tính đến thời điểm này, với chín lần tái bản, 150 trang sách nhỏ nhắn của Lạc rừng vẫn hấp dẫn người đọc về câu chuyện của một anh lính miền xuôi, tình cờ gặp rồi sống và cùng đồng bào dân tộc Bana bước qua một cuộc chiến tranh kì lạ. Cùng cảnh lạc rừng với người lính Việt Nam còn có một lính Mĩ. Anh ta cam chịu trong thân phận tù binh, cuối cùng chết vì cơn sốt rét ác tính. Với Lạc rừng, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã đem lại cho văn học viết về chiến tranh một mảng sống mới, một kiểu nhân vật mới. Đánh giá về tiểu thuyết này, nhà văn Nguyên Ngọc không ngần ngại khi cho rằng: “Anh đã sáng tạo ra được một cách viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẩn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Trong nghệ thuật làm được một việc như vậy là rất nhiều. Tiểu thuyết này của anh là một minh chứng rõ rệt”. [55]

Ngõ lỗ thủng Tiễn biệt những ngày buồn là hai tác phẩm ra đời cùng thời điểm - thập niên 90 của thế kỉ trước. Lấy bối cảnh từ một cái ngõ như bao địa chỉ ngõ ngách quanh co của Hà Nội những năm đầu sau chiến tranh, đất nước bước vào giai đoạn chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhà văn đã tái hiện cuộc sống của đủ mọi thành phần quanh cái ngõ lỗ thủng từ công nhân, trí thức, lao động tự do với tất cả những số phận lắt léo, với những va chạm mâu thuẫn hằng ngày, với cả những bi kịch bất hạnh nhất của họ… Chính nhà văn đã có lần tâm sự rằng, ông viết Ngõ lỗ thủngTiễn biệt những ngày buồn thực chất là để lưu giữ những kí ức của một thời kì không thể nào quên của đất nước như một vết sẹo trong tâm hồn mỗi lần nhớ lại. Thông điệp của nhà văn gửi gắm qua câu chuyện chính là sự thức tỉnh về những lỗ thủng đang từng ngày từng giờ hủy hoại nhân cách, tri thức và văn hóa của mỗi chúng ta.

Với nội dung có tính chất xã hội sâu sắc, hai tiểu thuyết trên đã được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình và phát sóng vào năm 2010 với tựa đề phim “Ngõ lỗ thủng”, khởi chiếu trên kênh VTV1 trong khung giờ Vàng (20 giờ hằng ngày). Bộ phim mạnh dạn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm của một quá trình chuyển giao từ bao cấp sang kinh tế thị trường ở nước ta. Hầu hết những tình tiết hay nhất của tác phẩm đều được chuyển thể trên phim với tinh thần phản ánh trung thực sự vật lộn ghê gớm của con người trong giai đoạn đặc biệt vừa tồn tại, vừa chống chọi với cái cũ mòn chưa kịp cải tạo và cái mới sống sít đang hình thành.

Sống khó hơn là chết là một tiểu thuyết nhỏ xinh, vỏn vẹn chưa đầy 200 trang được xuất bản năm 2008 lại là câu chuyện về hành trình của một đồng tiền lẻ 1000 đồng. Chọn nhân vật kể chuyện không hoàn toàn mới mẻ - đồng tiền, Trung Trung Đỉnh muốn lắng nghe từ chính âm thanh cuộc đời mọi hỉ,

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

nộ, ái, ố; mọi thăng trầm biến thiên để từ đó chiêm nghiệm và suy tư về hành trình của mỗi cuộc đời, mỗi số phận. Một nhan đề gợi nhiều suy tư, Trung Trung Đỉnh muốn nói với chúng ta rằng, tính cách quyết định số phận và nhân vật trong tác phẩm đang sống như cuộc sống vốn có của nó, không thể khác.

Lính trận, tiểu thuyết mới nhất của Trung Trung Đỉnh xuất bản năm 2010 tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh như chất liệu quen thuộc trong hầu khắp các tác phẩm của nhà văn. Mảnh đất Tây Nguyên nhiều duyên nợ hình như vẫn không ngừng ám ảnh trí óc ông, Trung Trung Đỉnh đã mượn lối kể chuyện truyền thống của dân tộc Jrai, tái hiện lại các sự kiện chủ yếu trong chiến dịch Plei Me, đặc biệt là tấm lòng của bà con các dân tộc đối với bộ đội.

Lính trận thực sự là một chiến trường ác liệt trong thời kì chống Mĩ ở vùng đất Tây Nguyên anh hùng. Với cách chia đoạn, phân khúc thành màn dạo đầu, đoạn kết và chín khúc giữa về hồi tưởng quá khứ chiến tranh, tác giả giúp người đọc hình dung về cuộc hành quân dài hạn của những người lính, trải qua nhiều cam go, quyết liệt, chiến đấu và chiến thắng.

Có thể nói, ngoài truyện ngắn với số lượng không ít, với sáu tiểu thuyết trong văn nghiệp của người lính cầm bút gần 30 năm, Trung Trung Đỉnh đã tạo nên một dấu ấn riêng giữa muôn mặt các tác giả cùng thời kì đổi mới. Trong các trang văn của ông luôn toát lên một không khí chiến tranh đậm đặc và những con người lúc nào cũng như vừa bước ra từ thời chiến, như đi lạc giữa phố phường đô hội và ám ảnh khôn cùng những dư âm của cuộc chiến ấy. Viết về một đề tài tưởng như xưa cũ, Trung Trung Đỉnh vẫn kiên định đi theo lối riêng của mình và đem lại một giọng điệu khác lạ trong bộn bề các tiểu thuyết gia khác. Đóng góp của nhà văn ở đề tài người lính - chiến tranh không phải là nghệ thuật tạo những tình huống kịch tính gay gắt mà hầu hết đều là những câu chuyện nhỏ xoay quanh các nhân vật có thật, gắn bó với

cuộc sống hằng ngày mà nhà văn quan sát để đem lại một cách nhìn chân thực hơn về đời sống xã hội con người.

Năm 2007, Trung Trung Đỉnh là một trong số những người được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước, ghi nhận xứng đáng nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn, những tìm tòi và sáng tạo không ngừng đem lại tác phẩm có giá trị cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện mới mẻ.

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

Chƣơng 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH

2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, một cái nhìn khái quát

2.1.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới

Nếu cho rằng, văn học là tư duy nghệ thuật bằng hình tượng thì nhân vật chính là phương tiện để thể hiện tư duy ấy một cách khúc chiết và rành rọt nhất thông qua một con người, một số phận cụ thể. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm của nhà văn về con người, đây cũng là một trong số những vấn đề cốt lõi của mọi tác phẩm văn chương chân chính. Bởi lẽ, “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [16; 126]. Nghiên cứu về nhân vật, ở một góc độ nào đó chính là thao tác tìm hiểu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa và lí giải về con người, nhất là con người đặt trong tác phẩm văn chương. Mỗi con người đều chứa đựng ẩn số riêng mình, vì thế, nghiên cứu nhân vật - con người trong tác phẩm nghệ thuật cũng là một hành trình nhận thức - khám phá nhiều tín hiệu mới xoay quanh cuộc sống con người.

Vai trò của nhân vật tiểu thuyết là một vấn đề quan trọng trong thi pháp thể loại. Bởi lẽ chính thế giới nhân vật mới làm nên sức sống cho tác phẩm.

Nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết trước hết là nơi thể hiện tập trung rõ nhất hệ thống tư tưởng của nhà văn về hiện thực với những bộn bề, phức tạp đời sống. Điều quan trọng là thông qua số phận một cá nhân, một con người, nhà tiểu thuyết nói với độc giả một thông điệp, một ý nghĩa nhân sinh nào đó.

Toàn bộ tài năng nghệ thuật của nhà văn nằm ở chỗ, trên trục vận động của diễn biến cốt truyện, nhân vật phải làm chủ mọi cảnh huống, mọi tình thế, phát triển theo quy luật nội tại của nó. Nhân vật không đơn thuần chỉ là hình ảnh minh họa, cổ xúy cho tuyên ngôn của nhà văn, mà cốt yếu hơn cả là từ những chi tiết sống động của hiện thực cuộc đời, nhân vật làm nên số phận cho chính mình. Một cuốn tiểu thuyết thành công phải xây dựng được những chân dung nhân vật điển hình, để từ đó, nhà văn khái quát thành những vấn đề có tính triết lí, chiêm nghiệm của đời sống. Cách kể chuyện của nhà tiểu thuyết phải làm sao “hòa vào các nhân vật, hòa vào từng nhân vật và thế giới riêng của nó, kể về nhân vật bằng ngôn ngữ của nó, bằng tiết tấu của chính nó.” [69; 378]. Học giả Nguyễn Văn Siêu cách đây hơn ba trăm năm đã từng nói đại ý rằng: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú vào con người”. Vấn đề con người trong văn chương từ xưa đến nay đã được đề cao như một nguyên tắc tối thượng trong việc phản ánh hiện thực. Không chỉ là lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, mà quan trọng hơn, thông qua nhân vật, người sáng tác phải mở rộng biên độ để nhân vật vượt lên tính công thức thông thường hay cái loa phát ngôn của tác giả, trở thành hình mẫu, tính cách của cả thời đại.

Khẳng định vai trò của nhân vật, chúng ta cần có một cái nhìn khái quát hơn để ghi nhận giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới. Có thể khẳng định, khó có thời kì nào, văn học Việt Nam

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

lại đứng trước nhiều thử thách cam go và yêu cầu bắt buộc phải làm một cuộc “lột xác” như giai đoạn sau năm 1975. Cuộc sống hiện thực thay đổi, con người bước ra khỏi cuộc chiến với bao tàn dư và hệ lụy khiến người nghệ sĩ cần phải nhận thức lại cuộc đời, về chính mình như một lẽ tất yếu. Nhìn lại thành tựu hơn 20 năm Đổi mới của văn học Việt Nam, bên cạnh những thay đổi về bút pháp, cách thức lạ hóa các hình thức nghệ thuật khác nhau, sự thay đổi về quan niệm nhân vật mới thực sự đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển văn xuôi. Các tác phẩm chủ yếu đi sâu, khám phá và phát hiện “con người trong con người”, tìm ra các lớp lang ẩn chứa đằng sau diện mạo con người là muôn vàn những bí mật, những ẩn ức sâu kín. Đúng như nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Con người trong tiểu thuyết đang thoát ra khỏi kiếp của những “manơcanh” trước đây. Nhân vật đang tự làm một cuộc tìm kiếm chính mình, tự soi tỏ và tự khám phá cái bản ngã, tâm linh của mình.” [70; 14]. Khuynh hướng giản lược nhân vật trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam đem đến cho văn xuôi một góc nhìn, một cách tiếp cận hiện thực mới mẻ, không còn là những bức tranh xã hội rộng lớn với tập thể các con người khác nhau, mà chủ yếu được dồn nén, đúc kết qua số phận của một con người: “Đó là nhân vật duy nhất của cuốn sách, bởi vì tất cả các nhân vật khác đều tồn tại thông qua nhân vật này và quan hệ với nhân vật này. Vì nó là người tự giam hãm - độc giả cũng không có liên hệ gì với thực tiễn.” [62; 336].

Đọc tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới, độc giả có thể nhận thấy toàn bộ hệ thống nhân vật trong các tác phẩm đều rất gần gũi, chân thực với đời thường, là con người với tất cả những cung bậc tình cảm, là sự đối chọi gay gắt giữa cái cao cả với cái thấp hèn, giữa cái thiện và cái ác, giữa tất cả những hỉ, nộ, ái, ố mà giai đoạn văn học trước chưa đề cập và soi chiếu đến một cách thấu đáo nhất. Đằng sau mỗi cá thể là biết bao vấn đề nhân sinh của thời cuộc, đằng sau mỗi số phận con người bình thường, nhà văn muốn đi sâu khám phá

cái khát khao và ước mơ thẳm sâu luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Từ

Biển gọi của Hồ Phương, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, văn học đã thấu suốt những ngóc ngách trong tâm hồn con người luôn tồn tại những trạng thái đối cực nhau. Tuy nhiên, phải đến những tiểu thuyết như Thời xa vắng (Lê Lựu), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), văn học mới thực sự có một “bước nhảy” đích đáng cả về lượng và chất. Hệ thống nhân vật với các kiểu loại người khác nhau được mở rộng, đem đến cho bức tranh hiện thực nhiều mảng màu sáng tối, giao tranh với nhiều góc độ phức tạp. Đó có thể là hình ảnh, những người lính trở về sau chiến tranh, luôn ám ảnh dằn vặt với những kí ức thẳm sâu của những ngày đau thương chưa lùi xa như Kiên trong

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai; đó có thể là hình ảnh những người phụ nữ chấp nhận số phận nghiệt ngã khi trở thành nạn nhân của chiến tranh và mang bi kịch như Bến không chồng trong tiểu thuyết của Dương Hướng, là những đòi hỏi bản năng đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)