6. Kết cấu của luận văn
2.4. Các kiểu nhân vật khác
2.4.2. Kiểu nhân vật kì dị mang hình hài khuyết tật
Kiểu nhân vật mang hình hài khuyết tật trong thế giới tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không nhiều, nhưng để lại ấn tượng khá sâu sắc trong tâm trí người đọc, ấy là hình tượng anh Gù trong Ngõ lỗ thủng. Miêu tả về một con người có những dị dạng về hình hài, Trung Trung Đỉnh lại khai thác ở một khía cạnh mới, sâu sắc hơn, nhân bản hơn. Ông không chỉ bày tỏ tấm lòng chia sẻ đối với con người có số phận bất hạnh như là nạn nhân
có cuộc sống hẩm hiu, thua thiệt mà trên hết, nhà văn bày tỏ tình yêu mến, thậm chí cảm phục và đề cao nhân cách của một con người có thân hình như là vật mà rất sáng đẹp, giàu tự trọng, giàu bản lĩnh và cả quyết liệt trên con đường tìm hạnh phúc của mình.
Anh Gù là chủ đề chính trong các câu chuyện được nhắc tới ở Ngõ lỗ thủng. Hãy nghe những lời giới thiệu đầy bi hài về hoàn cảnh khá trớ trêu, bất hạnh của Gù: “Trời đã sinh ra anh, cũng một con người, sao Trời không cho anh đôi chân để đi? Đã thế anh lại phải làm con lão Hượu không rõ quê quán ở đâu. Con người ta đến quê hương cũng mù tịt thì hỏi làm nên trò trống gì?” [23; 169]. Gù sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, hai ông bà Hượu đều là dân lao động nhưng “ông Hượu té ra là người có chữ. Ông dạy anh Gù học sáng dạ ra trò, thuộc làu làu Tam quốc diễn nghĩa. Anh còn có tài kể chuyện ăn tiền, khuôn mặt trái xoan linh hoạt, đôi mắt mở to đẹp lạ lùng” [23; 170]. Viết về anh Gù, nhà văn miêu tả một con người rất sống động, tuy khuyết tật hình thể nhưng rõ ràng là cả một thế giới say mê khiến người đọc tò mò để tâm theo dõi cuộc đời anh.
Gù là người đàn ông có tính cách quyết đoán, lời nói hơi độc mồm nhưng thẳng thắn và rất “anh hùng”. Số là Gù rất có ý thức về vẻ đẹp của mình, cái tên xấu xí đã có lần khiến ông bà Hượu muốn đổi cho anh, liền bị Gù gạt phắt đi. Anh lí sự thế này: “Cái tên không cứu được Gù thoát khỏi hai khối u và nhất là hai cái chân nhũn nhẽo như hai cái đuôi trong ống quần thùng thình. Mẹ kiếp, không có nó thì thiên hạ bảo mình không có chân. Mà có nó, chỉ làm mình thêm khó chịu! Cái tên thì làm đếch gì. Con người ta không tự túm tóc mình nhấc lên khỏi mặt đất được. Thế thì cái tên chỉ là cái để mà gọi. Gù cũng được. Thằng nào chê, con nào chê bố thì cút xéo”. [23; 171] Gia đình Gù bất hạnh vì cứ đứa con trai nào của ông bà ra đời cũng không sống qua tuổi thứ năm. Thằng Hùng, thằng Huy,
Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh
em Gù đứa chết hố vôi, đứa nhào cổ cành cây, chết ngay trước mặt Gù. Thành ra, người ta đổ tiếng xấu cho Gù là của nợ, là thằng khốn nạn, xỉ vả không tiếc lời. Ông Hượu đau đớn quá mà treo cổ tự tử chết. Từ đó, Gù sống với mẹ; anh quyết chí mở một quán bán nước nhỏ nuôi thân, và từ đây, cuộc sống của Gù có những thay đổi đáng kể. Dân trong ngõ, ai cũng phải nể Gù. Gù là đứa ăn được nói được, lũ thanh niên choai choai trong ngõ sợ Gù một phép. Hình ảnh Gù khiến cho người ta không những không sợ hãi mà còn nể phục anh, vì ở một khía cạnh nào đó, Gù là hiện thân của con người có số phận éo le nhưng không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà biết vươn lên, tìm tiếng nói đích thực và quyền sống cho chính mình.
Ở nhân vật anh Gù, tác giả còn bộc lộ những cung bậc cảm xúc yêu thương rất mãnh liệt với cô Hạnh. Té ra, con người khuyết tật như anh cũng vẫn cần sợi dây yêu thương, vẫn khát khao một mái ấm hạnh phúc gia đình. Không ai khác, chính Hạnh đã khơi dậy trong anh bản năng đàn ông cường tráng. Không ai khác, chính Hạnh đã khiến anh cảm nhận rõ ràng cuộc sống có nhiều điều đáng sống, ít nhất là tổ ấm gia đình mà bấy lâu anh ấp ủ đã có hi vọng nảy mầm. Nhà văn đã có những trang viết rất say mê về tình yêu, về những thổn thức trái tim mà Gù dành cho cô Hạnh: “Giá như Hạnh yêu anh, lấy anh làm chồng thì cuộc đời anh không có gì phải ân hận. Nhưng điều ấy làm sao có thể diễn ra. Anh tự biết anh thế nào và càng biết, Hạnh không phải tự dưng bỏ cả đời hiến dâng cho kẻ tàn tật như anh!” [23; 221]. Những suy nghĩ này rõ ràng là lời của một con người có hiểu biết và ý thức rất rõ về giá trị và phẩm hạnh của mình. Nhưng, cuộc đời không quá khắt khe khi dành cho anh một đêm thần tiên bên người anh yêu. Hạnh đã đón nhận anh, trao cho anh những yêu thương mãnh liệt nhất, song chính lúc đó anh sa chân vào một cái hố mà không sao cất mình lên được. Rút cục, Gù vẫn là một người khuyết tật.
Cái chân nhũn nhẹo ấy là nguyên nhân gây nên bất hạnh của đời anh. Trong cơn thét hoảng loạn của Hạnh, Gù nhận ra rằng anh mãi mãi là kẻ tật nguyền. Hạnh rời bỏ anh, rời bỏ ngõ lỗ thủng và để cuộc đời Gù mãi mãi chìm vào bóng tối chỉ riêng anh biết và gặm nhấm mà thôi. Anh bắt đàn em ra phố mua cho sách tình yêu về nghiền ngẫm, suy xét. Anh mong ngóng một ngày Hạnh trở về bên anh, cùng anh hoàn thành cái giấc mộng gia đình bình dị mà anh hằng ước ao.
Có thể nói, với hình tượng kiểu nhân vật kì dị, nhân vật mang hình hài khuyết tật, trang viết của Trung Trung Đỉnh sinh động và hấp dẫn hơn hẳn. Nó giúp người đọc khám phá một thế giới những con người khác với thế giới con người lành lặn chúng ta đang sống. Họ cũng có tâm hồn, tình cảm thánh thiện, họ cũng có những khát khao hạnh phúc riêng tư mà người bình thường dễ gì có được. Với việc xây dựng hình tượng anh Gù trong trang viết Ngõ lỗ thủng, Trung Trung Đỉnh đã khiến cho trang viết của mình nhân bản, nhân văn và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH 3.1. Các phƣơng diện miêu tả nhân vật