Kiểu nhân vật trí thức thời đại mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 72 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Các kiểu nhân vật khác

2.4.1. Kiểu nhân vật trí thức thời đại mới

Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, bên cạnh hình ảnh những người lao động khổ sở, những anh lính trở về từ chiến trường với những mất mát hi sinh, những người phụ nữ đau khổ, bất hạnh, ông cũng dành nhiều trang viết để nói về kiểu nhân vật trí thức thời đại

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

mới - kiểu nhân vật rất gần với thế giới thực nhà văn đương sống, đương hằng ngày diễn ra.

Viết về người trí thức thời hiện đại, Trung Trung Đỉnh cũng bày tỏ cái nhìn thẳng thắn về sự suy đồi đạo đức, sự mất mát hao hụt về tầm kiến thức văn hóa của họ và nhất là những giá trị tinh thần đảo điên theo cơ chế mới. Tiễn biệt những ngày buồn là câu chuyện về những người lính thời bình, sống lăn lộn vất vả với đủ thứ lo toan, trách nhiệm. Họ cũng là những người trí thức có học hành, có văn hóa sống, đạo đức tốt đẹp. Nhưng chiến tranh không dạy cho họ biết thích nghi với hoàn cảnh mới, cuộc sống mới mà lại rơi vào vòng luẩn quẩn: gánh nặng sinh nhai khiến họ mụ mị tối tăm đầu óc, không hòa nhập với nền kinh tế thị trường, người lính đồng thời mặc cảm với gia đình, vợ con và với cả chính mình.

Còn trong Ngõ lỗ thủng, nhà văn để cho nhân vật người trí thức Bình, biên tập viên báo Hạnh phúc kể lại những câu chuyện bi kịch trong chính gia đình mình. Ông tiến sĩ, người bạn tâm giao của Bình là người có bằng cấp học hành tử tế nhưng đằng sau bức màn bí mật về gia đình ông lại là đủ thứ chuyện “cười ra nước mắt”. Suốt một đời ông tiến sĩ thật thà và cả tin mà không tự biết rằng chính mình đang chết dần chết mòn trong sự ngây thơ khờ khạo ấy. Ông đánh bạn với Bình, bắt đầu quen với việc ra quán nước anh Gù để nghe ngóng và quan sát cái ngõ lỗ thủng và tặng cho anh đều đặn những số báo có bài viết của ông, những bản dịch Triết học Tây phương, những quan niệm siêu hình vĩ mô mà Gù chẳng thể nào hiểu hết. Ông tiến sĩ sống giữa thế giới pha tạp đủ cả lừa lọc, dối trá, đánh nhau, chém giết trong cái ngõ lỗ thủng đã tự nhiên khiến ông bớt cực đoan hơn. Ông mềm mại, vị tha hơn và ông cũng thực tế hơn trong cái nhìn cuộc sống đang chảy trôi xung quanh.

Nhân vật ông tiến sĩ tuy không phải là tuyến chính trong tác phẩm nhưng mọi câu chuyện đều được kể lại từ “tôi” lại liên quan hầu khắp đến cuộc sống của nhân vật này. Ông tiến sĩ có hoàn cảnh gia đình bi đát theo một cách riêng. Những lời giãi bày của bà Huệ vợ ông đã hé lộ cho Bình biết sự thật người bạn tâm giao của anh đã sống như thế nào. Ngày đó, bà còn là cô sinh viên mười tám tuổi xinh đẹp, tràn trề nhựa sống và gặp ông, một chàng trai ngoài ba mươi tuổi, từng năm năm du học nước ngoài, đang làm luận án tiến sĩ và hiện là một giảng viên đại học xuất sắc. Họ đến với nhau trước hết vì tình thầy trò thân ái, rồi tình yêu nảy nở trước con mắt khinh khi của hết thảy mọi người. Nhưng rồi, dần dần bà nhận ra, tình yêu của hai người có những uẩn khúc khi người ta đồn ầm rằng ông đã từng có một đời vợ, ông không có khả năng làm bố, và ông trấn an bà bằng những nụ hôn và lời khẳng định: “Chúng ta là trí thức, không thể nghĩ tới chuyện tầm thường được…” [24; 249]. Bi kịch gia đình người trí thức ấy không chỉ là thái độ sống không hòa hợp mà còn chứa đựng những ám ảnh về tình dục. Vạch trần những mặt tối của hậu trường gia đình người trí thức, Trung Trung Đỉnh cho thấy cái nhìn sáng suốt của ông về một tầng lớp người trong xã hội. Ở họ không đơn thuần là hào quang của danh hiệu, của những cuộc đón tiếp, của những buổi nói chuyện học thuật văn hóa,… ở họ còn tồn tại những bi kịch âm thầm khốc liệt về giá trị đạo đức, về tâm lí và những biến đổi của cuộc sống đã tha hóa, hủy hoại nhân cách của mình. Lời cuối cùng ông tiến sĩ thốt lên là một lời tố cáo chính mình về sự băng hoại vô liêm sỉ của những người trí thức thời đại: “Cậu… Cậu… Bì… Bình… Cậu… Cậu có biết tôi thế nào không? Tôi… Tôi… Thực ra chỉ… chỉ học hết lớp Ba… Ba… thôi cậu ạ.” [24; 313]

Trong Sống khó hơn là chết, nhân vật đồng tiền đã kể lại câu chuyện về những kiếp người mà nó trải qua và nhà văn đã trở thành người bạn tri

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

kỉ bên chén rượu lạt để rồi đồng tiền vang dội tất cả những thanh âm của cuộc sống hằng ngày. Thế giới của những người trí thức như Hải, một nhà khoa học nửa mùa, ngay cả văn sĩ cũng thuộc loại nửa mùa vui đâu chầu đấy dưới cái nhìn của đồng tiền hiện lên thật nực cười với sự đảo lộn của giá trị nhân cách: “Tôi thấy rất khôi hài khi Hải xua tay trưởng phòng mới của anh ta, gọi hắn là chấy rận, tên đạo đức giả ti tiện. Thế các người mới là đạo đức thật chắc?... Các ngài chết chìm trong hồi ức, trong rượu và trong tha hóa mà các ngài luôn luôn tự cho phép mình buông thả.” [25; 148]

Có thể nói, nhân vật người trí thức trong các tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh được miêu tả chủ yếu qua những góc khuất của đời sống thực tế. Họ là những người có tiếng là văn hóa nhưng kì thật cũng mắc nhiều căn bệnh của xã hội: bê tha, mạt hạng, có sai lầm, có giả dối, lừa lọc, thậm chí tư cách không bằng người lao động tay chân vất vả ngoài kia. Viết về họ bằng cái nhìn chân thật, thậm chí là giễu cợt, mỉa mai cho chính thế giới mà nhà văn cũng là một phần trong đó, chúng ta thấy được tinh thần tự ý thức cao cả của người viết. Tự nhận thức về thế giới những người trí thức, cũng là cách để nhà văn trải nghiệm và trải lòng với mọi người về những suy tư, khúc mắc riêng của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)