Nhân vật đồng hiện cùng dòng kí ức, hoài niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 85 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Nhân vật đồng hiện cùng dòng kí ức, hoài niệm

Có thể nói, thủ pháp nhân vật đồng hiện cùng dòng kí ức, hoài niệm là một “tạng” viết rất đặc biệt của Trung Trung Đỉnh. Xuất thân là một người lính, ông tự cho rằng mình viết văn bằng kí ức đã chứng tỏ, núi rừng

thâm u, những con đường hành quân xa xôi, đặc biệt những kỉ niệm chiến trường đã khắc sâu như phần máu thịt của nhà văn. Vì thế không có gì lạ khi viết những tác phẩm mới, Trung Trung Đỉnh vẫn không quên lồng ghép những chi tiết có thực của đời sống, hắt lên ánh sáng từ năm tháng quá khứ nhiều trải nghiệm của nhà văn. Lạc rừng là tiểu thuyết ngắn, chưa đầy 200 trang viết nhưng hình ảnh các nhân vật hiện lên rất sống động, đặc biệt anh lính trẻ bị lạc giữa bộ tộc dân làng Đê Chơ Rang là người kể lại câu chuyện đầy éo le của mình cũng được xây dựng bằng thủ pháp đan xen những dòng nội tâm của hiện tại và quá khứ. Tâm lí của nhân vật Bình trong câu chuyện lạc rừng khá phức tạp, một mặt anh cố gắng hòa nhập với đời sống của bộ tộc nơi đây, học tiếng Bana, học các tập quán sinh hoạt của người dân nơi đây, nhưng mặt khác, nhà văn lại để cho nhân vật vẫn sống với những kí ức nóng hổi của tuổi thơ ở quê nhà, trong vô vàn nỗi nhớ: “Tôi nhớ tới những con ốc đá bụ bẫm thuở thiếu thời, chị gái tôi đem từ đồng về và tôi cho muối, hạt tiêu vào miệng ốc rồi nướng, vừa nướng vừa ăn một cách ngon lành. Nhất định tôi phải mò ít ốc và tôi hình dung thấy cảnh cái ống cóng của tôi đầy ốc treo trên lửa. Nước ốc sôi trào ra. Tôi sẽ mút ốc luộc trừ bữa và sau đó để cho Bin một ít nấu cháo. Thực tình tôi chưa ăn cháo ốc bao giờ. Nhưng lúc này mà có ốc nấu cháo thì còn gì bằng? Tôi lại nhớ tới những tối mùa hè, cả nhà ngồi ngoài hiên quanh rổ ốc vặn. Tôi lăm lăm đồng hai xu trong tay bẻ đít ốc và mút lia lịa. Mùi thơm của ốc vặn còn vương mãi theo tôi. Cũng như mùi của những con ốc biêu “cụ”…” [22; 61, 62]. Rất nhiều lần trong câu chuyện nhà văn để cho nhân vật sống lại với những kỉ niệm ở quê nhà với những hình ảnh thân thuộc, hồn nhiên. Nó phù hợp với tính cách của một chàng trai trẻ, dù phải sống trong lo âu và đầy bất trắc của cảnh sống xa lạ vẫn

Nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

không thôi nhớ về quá khứ, nhớ về những kí ức vẹn nguyên có hình ảnh gia đình, những người bạn, những món ăn dân dã quen thuộc…

Trong nghệ thuật miêu tả nội tâm, việc để nhân vật sống lại với kí ức, hoài niệm đã trở đi trở lại trong các tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh. Không chỉ là tình huống trớ trêu của anh lính trẻ trong Lạc rừng,

với Tiễn biệt những ngày buồn, hầu hết các nhân vật cũng đồng hiện cùng những kí ức “những ngày buồn”. Anh Ron trong tác phẩm là người sống một cách mù quáng với hiện tại vì ảo tưởng về quá khứ, bà Mão đau khổ vì những bi kịch trong quá khứ mà thành ra ngơ ngẩn, không còn niềm tin vào hiện tại và tìm cách bấu víu vào niềm tin thánh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật của tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)