Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn căn cứ theo thời gian hoàn trả

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 25)

Sự kết hợp giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn trong doanh nghiệp thể hiện qua sự cân đối giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn, thường được gọi trạng thái cân bằng tài chính. Theo đó, tài sản ngắn hạn có thể được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn hoặc nguồn vốn dài hạn hoặc cả hai, trong đó, toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn phải được ưu tiên tài trợ cho tài sản ngắn hạn (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ 2008). Trạng thái cân đối giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn lý tưởng mà doanh nghiệp hướng đến được thể hiện qua Hình 2.1.

Hình 2.1: Trạng thái cân bằng tài chính lý tưởng

Nguồn: Brigham và Houston (2009)

2.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp

2.2.1. Khái niệm rủi ro tài chính

Hiện nay, các nhà nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm vẫn chưa có quan điểm thống nhất về rủi ro tài chính. Vì vậy, thực tế cho thấy tồn tại nhiều khái niệm về rủi ro tài chính khác nhau. Sau đây, tác giả sẽ điểm qua một khái niệm về rủi ro tài chính khác nhau

Dưới góc độ quản trị tài chính, rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng khi thực hiện các quyết định tài chính. Rủi ro kinh doanh là biến cố gắn liền với quyết định đầu tư của doanh nghiệp, là sự không chắc chắn về lợi nhuận hoạt

động. Rủi ro tài chính phản ánh các biến cố xảy ra gắn liền với quyết định tài trợ, đó là rủi ro tăng thêm ngoài rủi ro kinh doanh đối với các chủ s ở hữu do doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính (Brigham và Houston 2009).

Trong khi đó, duới góc độ phạm vi và cách thức biểu hiện của rủi ro tài chính, Defang và Muli (2005) lại đưa ra khái niệm rủi ro tài chính theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh trong tình hình tài chính của DN. Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập đến khả năng không thanh toán được các khoản nợ tài chính khi đến hạn. Hoặc theo Lê Hoàng Vinh (20 1 5), rủi ro tài chính trong doanh nghiệp được thể hiện trên hai khía cạnh: ( 1 ) mức độ phân tán lợi nhuận dành cho chủ s ở hữu, (2) tình trạng kiệt quệ tài chính, tức là rủi ro kiệt quệ tài chính.

Dưới góc độ nguồn gốc của rủi ro tài chính, Vũ Thị Hậu (20 1 3) cho rằng rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: rủi ro theo nghĩa rộng và rủi ro theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: rủi ro tài chính là khả năng xảy ra những tổn thất gắn liền với hoạt động tài chính như: đầu tư, vay nợ, mua bán... có gắn liền với những tác động từ bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi thể chế chính sách của Chính phủ, của môi trường chính trị, yếu tố thiên tai. Theo nghĩa hẹp: rủi ro tài chính là khả năng xảy ra tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu khi huy động vốn từ nguồn vốn đi chiếm d ng để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

Dưới góc độ các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính trong doanh nghiệp như sau: Rủi ro tài chính là những tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu do sự tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hư ng tới tình hình tài chính và có thể làm doanh nghiệp phá sản, bao gồm các nhân tố điển hình như: rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro về khả năng sinh lợi, rủi ro về cơ cấu nợ, rủi ro về hiệu quả hoạt động, rủi ro về cấu trúc vốn. (Nguyễn Thị Mai Chi, 2020).

Theo m c đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, các khái niệm rủi ro tài chính trong luận văn này được mô tả như sau: Rủi ro tài chính phản ánh các biến cố xảy ra gắn liền với quyết định tài trợ, đó là rủi ro tăng th êm ngoài rủi ro kinh doanh đối với các chủ sở hữu do doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính.

2.2.2. Phân loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Như đã đề cập ở nội dung khái niệm rủi ro tài chính, việc phân loại rủi ro tài chính hiện tại cũng chưa có bất kỳ một quan điểm đồng nhất. Thông thường, rủi ro tài chính được phân thành 4 loại gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động (Malz 2011, Miller 2019).

- Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến việc giảm giá tài sản, thường là các tài sản tài chính đang giao dịch trên thị trường như trái phiếu, cổ phiếu.

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro liên quan đến tình trạng các đối tác chậm trả hoặc mất khả năng chi trả các khoản vay nợ hoặc các khoản phải thu đến hạn.

- Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra thuần túy do những nhầm lẫn của con người, của hệ thống phần mềm hay các lỗi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro liên quan đến việc một tài sản không thể giao dịch mua bán hoặc là không thể mua bán với số lượng mong muốn theo giá thị trường hiện tại.

2.2.3. Các nhân tố bên trong tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

2.2.3.1. Năng lực quản lý đoanh nghiệp

Năng lực quản lý doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởmg đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Với một lực lượng lãnh đạo, quản lý có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm sẽ đưa ra được các chiến lược kinh doanh ổn định, lâu dài, hiệu quả và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, trong đó có rủi ro tài chính . Việc kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất, tiết giảm chi phí kinh doanh, tận dụng cơ hội kinh doanh có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trư ng và phát triển. Ngược lại, nếu năng lực quản lý doanh nghiệp yếu kém thể hiện ở sự thiếu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, trình độ năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu nhịp nhàng, chính sách tuyển d ng và sử dụng nhân sự không phù hợp... sẽ dẫn đến tình hình hoạt động của doanh

nghiệp xấu đi và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp tăng lên (Fabozzi và Drake 2009, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

2.2.3.2. Cẩu trúC nợ

Cơ cấu nợ được thể hiện qua tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thông thường gồm các khoản: vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người lao động... Nợ dài hạn thông thường gồm các khoản: vay dài hạn, trái phiếu phát hành, các khoản nhận ký quỹ. Nợ ngắn hạn thường có chi phí sử dụng vốn thấp hơn nợ dài hạn. Việc lựa chọn nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường đánh đổi lợi ích giữa chi phí sử dụng vốn và áp lực trả nợ.

Nếu tỷ trọng nợ ngắn hạn càng cao thể hiện doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với các khoản nợ đến hạn, áp lực tài chính sẽ gia tăng. Trong trường hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gặp biến động sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và rủi ro tài chính gia tăng. Ngược lại, nếu t trọng nợ dài hạn càng cao thể hiện doanh nghiệp có xu hướng s d ng nhiều nợ ngắn hạn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp ít phải đối mặt với các khoản nợ đến hạn nhưng lại phát sinh một khoản chi phí tài chính lớn hơn cho việc tài trợ này. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ và rủi ro tài chính gia tăng (Altman 1968, Ohlson 1980, Fu, Fu và Liu 2012, Bhunia và Mukhuti 2012, Simantinee và Kumar 2015, Okelo 2015, Do và các tác giả 2020, Dang và các tác giả 2020, Vũ Thị Hậu 20 1 3, Vũ Thị Hậu 20 1 7, Võ Minh Long 2020, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

2.2.3.3. Khả n ăng th an h toán

Khả năng thanh toán phản ánh khả năng hoàn trả được các khoản nợ đến hạn tại mọi thời điểm của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường được mô tả thông qua sự so sánh giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp và các khoản nợ của doanh nghiệp. Khi giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp lớn hơn giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp

được đảm bảo, thể hiện doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào thì rủi ro tài chính càng thấp.

Tuy nhiên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tính thanh khoản của các tài sản trong danh mục tài sản. Khi doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao và giá trị các khoản nợ càng thấp thì khả năng thanh toán càng cao và rủi ro tài chính càng thấp. Ngược lại, doanh nghiệp đầu tư nhiều tài sản có tính thanh khoản thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền chậm và các khoản nợ ngắn hạn lớn sẽ rất dễ mất khả năng thanh toán và rủi ro tài chính càng cao (Altman 1968, Ohlson 1980, Fu, Fu và Liu 2012, Bhunia và Mukhuti 2012, Simantinee và Kumar 20 1 5, Okelo 20 1 5, Do và các tác giả 2020, Dang và các tác giả 2020, Vũ Thị Hậu 20 1 3, Vũ Thị Hậu 20 1 7, Võ Minh Long 2020, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

2.2.3.4. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đơn vị nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc kết quả đầu ra của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu là kết quả đầu ra của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Nguồn lực ph c v hoạt động kinh doanh bao gồm giá trị các tài sản của doanh nghiệp được đưa vào hoạt động kinh doanh và tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

Vì vậy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao thể hiện mức độ tạo ra lợi nhuận càng lớn trong mối tương quan với mức độ tạo ra doanh thu và mức độ sử dụng nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh. Khi khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, tạo điều kiện gia tăng và tích lũy lợi nhuận làm gia tăng giá trị vốn chủ s ở hữu của doanh nghiệp và góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính (Altman 1968, Ohlson 1980, Fu, Fu và Liu 2012, Bhunia và Mukhuti 2012, Simantinee và Kumar 20 5, Okelo 20 5, Do và các tác giả 2020, Dang và các tác giả 2020, Vũ Thị Hậu 20 3, Vũ Thị Hậu 20 7, Võ Minh Long 2020, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

2.2.3.5. Hiệu suất hoạt động

Hiệu suất hoạt động phản ánh kết quả hoạt động và thể hiện năng lực sử dụng tài sản hay các nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì càng tạo ra nhiều đồng doanh thu trên mỗi đồng tài sản. Nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm cả tài sản ngắn hạn như: lượng tiền dự trữ, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các công cụ, dụng cụ... và tài sản dài hạn như: nhà xưởng, máy móc thiết bị...

Để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, hạn chế các rủi ro phát sinh, việc đầu tư tài sản phải phù hợp với quy mô hoạt động. Khi doanh nghiệp không thể hoặc khó khăn trong m ở rộng thị trường, việc tiết kiệm các nguồn lực đầu vào, đầu tư tài sản vừa phải làm hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp gia tăng và giảm nguy cơ rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp có mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu, với hiệu suất hoạt động cao, việc mở rộng đầu tư tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và giảm nguy cơ rủi ro tài chính (Altman 1968, Ohlson 1980, Fu, Fu và Liu 2012, Bhunia và Mukhuti 2012, Simantinee và Kumar 2015, Okelo 20 1 5, Do và các tác giả 2020, Dang và các tác giả 2020, Vũ Thị Hậu 20 1 3, Vũ Thị Hậu 20 1 7, Võ Minh Long 2020, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

2.2.3.6. Cấu trú C vốn

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ s ở hữu hoặc sự kết hợp giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn trên cơ s ở cân đối với cấu trúc tài sản.

Khi doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ có được lợi ích tăng thêm nhờ lá chắn thuế, nhưng cũng xuất hiện các chi phí, đặc biệt là chi phí kiệt quệ tài chính và đối mặt với rủi ro về việc hoàn trả trong tương lai, có thể dẫn đến phá sản khi không thể thực hiện được việc trả nợ cho chủ nợ. Vì vậy, khi doanh nghiệp càng s d ng nợ để tài trợ vốn thì rủi ro tài chính càng tăng lên (Altman 1968, Ohlson 1980, Brigham và Houston 2009, Fu, Fu và Liu 20 1 2, Bhunia và Mukhuti 20 1 2, Brealey, Myers và Allen 20 1 4, Simantinee và Kumar 20 1 5, Okelo 20 1 5, Do và các tác giả 2020, Dang và các tác giả 2020, Vũ Thị Hậu 20 3, Lê Hoàng Vinh 20 5, Vũ Thị

Hậu 20 1 7, Đoàn Khánh Hưng và Trần Thị Thu Hiền 20 1 9, Võ Minh Long 2020, Nguyễn Thị Mai Chi 2020).

Khi kết hợp nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn trong việc xây dựng cấu trúc vốn, nguồn vốn dài hạn thường có chi phí sử dụng vốn cao hơn nhưng lại có ưu điểm là doanh nghiệp sẽ ít phải đối mặt với các nghĩa vụ trả nợ đến hạn trong ngắn hạn và áp lực tài chính sẽ giảm. Vì vậy, khi doanh nghiệp càng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn thì rủi ro tài chính càng giảm (Brigham và Houston 2009, Brealey, Myers và Allen 20 1 4, Vũ Thị Hậu 20 1 3, Lê Hoàng Vinh 20 1 5).

Sự cân đối giữa cấu trúc vốn với cấu trúc tài sản, chính là mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp thể hiện bằng việc nguồn vốn dài hạn phải được ưu tiên tài trợ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn nên được tài trợ bằng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn.

Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách tài trợ vốn lưu động mạo hiểm, doanh nghiệp sẽ ít s d ng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn làm mức độ cân bằng tài chính càng thấp, thậm chí s d ng vốn ngắn hạn tài trợ cho cho tài sản dài hạn sẽ làm mất cân bằng tài chính thì rủi ro tài chính càng cao (Brigham và Houston 2009)

2.2.4. Các nhân tố b ên ngoài tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

2.2.4.1. Môi trường tự nhiên

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường tự nhiên và mức độ phụ thuộc vào môi trường tự nhiên phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Môi trường tự nhiên tác động hầu hết đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp từ nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp đến sức mua và khả năng tiêu th hàng hoá của doanh nghiệp.

Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh ổn định, có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh do có nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào dồi dào, giá rẻ và gia tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa. Khi đó, doanh nghiệp có cơ hội gia tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm nguy cơ rủi ro tài chính. Ngược lại, khi điều kiện tự nhiên kém thuận lợi như xảy ra các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh..., hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ do không có nguồn

cung cấp các yếu tố đầu vào hoặc không thể tiêu thụ hàng hóa. Khi đó, doanh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w