Gợi ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại việt nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 88 - 90)

2. Phân loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

5.2. Gợi ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại việt nam

Qua kết quả nghiên cứu và các kết luận nêu trên, để đảm bảo hạn chế rủi ro tài chính của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một vài gợi ý đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, trong đó có các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp như sau:

Sử dụng các mô h ìn h địn h lượng để phân tích rủ i ro tài ch ín h

Ngoài nhân tố cấu trúc vốn thì rủi ro tài chính còn chịu tác động của nhiều nhân tố như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt động... Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần vận dụng mô hình phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính khi thực hiện các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Theo đó, nhà quản trị cần xác định giá trị đo lường rủi ro tài chính m c tiêu và thực hiện cân đối các nhân tố: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt động trước khi ra quyết định tài trợ của doanh nghiệp.

Tiếp tục h ạn ch ế sử dụng đòn bẩy tài ch ín h

Theo kết quả nghiên cứu nêu trên, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân các doanh nghiệp thể hiện qua biến DE là tương đối thấp và có tác động cùng chiều với rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thận trọng, cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động an toàn và hiệu quả . Tuy nhiên, việc xác định cấu trúc vốn tối ưu phải được tính toán cụ thể và dựa trên đặc điểm của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể duy trì một đòn bẩy tài chính cao nếu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình được đảm bảo.

Tiếp tục h ạn ch ế sử dụng ngu ồn tài trợ ngắn h ạn

Mức độ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp thể hiện qua biến SDR có tác động cùng chiều và có mức độ tác động lớn nhất trong các biến số tác động đến rủi ro tài chính. Do đặc tính khác nhau về thời gian hoàn trả và chi phí s dụng vốn của nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc lợi ích và chi phí khi s d ng nguồn tài trợ, đặc

biệt, cần lưu ý đến nguồn vốn chiếm dụng trong ngắn hạn với chi phí sử dụng thấp để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi cân nhắc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến việc cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

Duy trì trạng th ái cân bằng tài ch ính

Sự kết hợp giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn trong doanh nghiệp thể hiện qua sự cân đối giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể sử dụng mức độ đòn bẩy tài chính hay sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn hay dài hạn khác nhau nhưng phải đảm bảo tình trạng cân bằng tài chính. Các nguồn ngắn hạn và dài hạn phải được tài trợ tương ứng với từng loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, trong đó, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc tiên quyết không được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, đồng thời, ưu tiên sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đầu tư tài sản cố định có tác động khá lớn và ngược chiều đến rủi ro tài chính. Doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định càng lớn thì rủi ro tài chính nhỏ. Vì vậy, khi xây dựng cấu trúc vốn các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.

Cải thiện khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ số tài chính khác nhau. Kết quả nghiên cứu nêu trên chứng minh rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đo lường qua biến CR có ảnh hưởng ngược chiều với rủi ro tài chính. Khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được đảm bảo thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp gia tăng. Do đó, để hạn chế rủi ro tài chính, doanh nghiệp cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua việc tuân thủ nguyên tắc cân bằng tài chính và gia tăng chất lượng, tính thanh khoản của tài sản và dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong nghiên cứu này được đo lường bằng các biến ROA và ROS, là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và có

tác động ngược chiều với rủi ro tài chính. Do đó, để hạn chế rủi ro tài chính, doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu SUất sử dụng tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng tài sản, đo lường bằng các chỉ số vòng quay tài sản, có tác động ngược chiều với rủi ro tài chính. Do đó, để hạn chế rủi ro tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại danh mục tài sản, thực hiện thanh lý các tài sản cố định không cần thiết, thoái vốn các khoản mục đầu tư kém hiệu quả và thực hiện quản trị vốn lưu động hiệu quả nhằm gia tăng các vòng quay tài sản, tạo điều kiện gia tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w