Tổng hợp mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 64 - 71)

3 Công nghệ thông tin 4 19

4 Công nghiệp 110 534

5 Dịch vụ tiện ích 24 120

6 Dịch vụ viễn thông 2 10

7 Hàng tiêu dùng 42 205

8 Hàng tiêu dùng thiết yếu 38 185

9 Nguyên vật liệu 61 299

10 Năng lượng 10 50

yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được phân bố đầy đủ các ngành nghề khác nhau nên đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan

Phân tích thống kê mô tả nhằm khái quát các đặc tính của dữ liệu thu thập và xử lý. Từ các giá trị về số quan sát của biến trong mẫu nghiên cứu, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất... tác giả kết hợp với phương

pháp phân tích tổng hợp và đánh giá sơ lược về thực trạng rủi ro tài chính, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp được sử dụng để kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và sàn lọc những biến độc lập không có ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình, đồng thời đánh giá về hiện tượng đa cộng tuyến trước khi thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Pearson giữa các biến độc lập với biến ph thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.

3.4.2. Phân tích hồi quy

Sau khi đề xuất mô hình nghiên cứu và thu thập dữ liệu nghiên cứu, phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện. Trong nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng, phương pháp ước lượng truyền thống được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS, mô hình FEM và mô hình REM (Đinh Phi Hổ, Võ Văn Nhị và Trần Phước 20 1 8). Tuy nhiên, theo Greene (2002), trong trường hợp mô hình hồi quy nêu trên tồn tại hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sẽ bị chệch và không còn hiệu quả.

Một giả thuyết khác của mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS là các yếu tố không quan sát được, chính là phần dư của mô hình nghiên cứu không có tương quan với các biến độc lập. Trường hợp các biến độc lập có tương quan với phần dư của mô hình thì xảy ra hiện tượng nội sinh (Gujarati 2011). Trong mô hình nghiên cứu, rủi ro tài chính chịu tác động của các nhóm nhân tố như: cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt động. Trong khi đó, các nhóm nhân tố lại chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên mô hình nghiên cứu có khả năng phát sinh hiện tượng nội sinh. Một khi một biến độc lập trong mô hình nghiên cứu là biến nội sinh thì kết quả ước lượng của mô hình sẽ bị ảnh hư ng b i hiệu ứng smearing, tức làm sai lệch đi kết quả ước lượng các biến còn lại (Greene 2002).

hiện kiểm định Wooldridge, kiểm định Breusch - Pagan và kiểm định Durbin - Wu - Hausman của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy mô hình nghiên cứu không có hiện tượng tự tương quan nhưng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh. Theo Greene (2002), mô hình GMM (Generalized Method of Moments) bao gồm: mô hình SGMM và mô hình DGMM (Difference Generalized Method of Moments), có khả năng khắc phục hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh. Ngoài ra, Blundell và Bond (1998) cho rằng, mô hình SGMM cho kết quả hồi quy tốt hơn mô hình DGMM. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích hồi quy theo mô hình SGMM cho nghiên cứu này.

3.4.3. Kiểm định các khuyết tật mô hình hồi quy tuyến tính

3.4.3.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 và/hoặc hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor) lớn hơn 1 0, sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Vì vậy, khi phân tích ma trận tương quan, tác giả sẽ quan tâm và loại trừ các biến độc lập có hệ số tương quan lớn 0,8 để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến.

Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác, tác giả tiếp t c s d ng VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Theo đó, sau khi loại trừ các biến độc lập có hệ số tương quan lớn 0,8 bước phân tích tương quan, tác giả thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS và tính toán hệ số VIF. Trong trường hợp hồi quy mô hình nghiên cứu với các biến còn lại mà phát hiện hệ số VIF lớn hơn 1 0, tác giả lần lượt loại trừ các biến độc lập tương ứng với với hệ số VIF thấp dần đến khi mô hình nghiên cứu không còn hiện tượng đa cộng tuyến.

3.4.3.2. Kiểm địn h h iện tượng ph ương sai sai sổ th ay đổi

Một giả thuyết quan trọng trong mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS là phương sai sai số không đổi. Vì vậy, để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả s d ng kiểm định Breusch - Pagan với giả thuyết H0:

Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và giả thuyết Hi: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Nếu kiểm định Breusch - Pagan cho kết quả P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1.

3.4.3.3. Kiểm địn h h iện tượng tự tương qu an

Kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan và giả thuyết H1: Có hiện tượng tự tương quan được tác giả sử dụng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Kiểm định Wooldridge cho kết quả P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1.

3.4.3.4. Kiểm định hiện tượng nội sinh

Để đánh giá hiện tượng nội sinh, tác giả sử dụng kiểm định Durbin - Wu - Hausman đối với từng biến độc lập để đánh giá và tìm ra biến nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Kiểm định Durbin - Wu - Hausman được thực hiện với giả thuyết H0: Biến độc lập không phải là biến nội sinh và giả thuyết H1: Biến độc lập là biến nội sinh. Kiểm định Durbin - Wu - Hausman cho kết quả P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1.

3.4.4. Kiểm định tính phù hợp của mô hình SGMM

3.4.4.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc hai

Tác giả sử dụng kiểm định Arellano - Bond (2) để kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc hai trong mô hình SGMM. Kiểm định Arellano - Bond (2) được thực hiện với giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan bậc hai và giả thuyết H1: Có hiện tượng tự tương quan bậc hai. Kiểm định Arellano - Bond (2) cho kết quả P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1.

3.4.4.2. Kiểm định sự phù hợp củ a các biến công cụ

Kiểm định Hansen hoặc kiểm định Sargan đều được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các biến công cụ. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi cần được sử dụng kiểm định Hansen để kiểm định sự phù hợp của các biến công cụ (Arellano và Bond 1991). Kiểm định Hansen được thực hiện với giả thuyết H0: Không tồn tại sự tương quan giữa biến công cụ và phần

dư và giả thuyết Hi: Tồn tại sự tương quan giữa biến công cụ và phần dư. Nếu kiểm định Hansen cho kết quả P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0

và chấp nhận giả thuyết H1. Ngoài ra, để đảm bảo tính vững của biến công cụ, yêu cầu số nhóm không được nhỏ hơn số biến công cụ trong mô hình.

3.4.5. Kiểm định tính vững của mô hình SGMM

Tác giả sẽ thực hiện kiểm định tính vững của mô hình SGMM thông qua phương pháp so sánh sự biến động dấu của các biến độc lập trong kết quả phân tích hồi quy theo mô hình SGMM và kết quả phân tích hồi quy theo mô hình 2SLS. Nếu sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là không đổi dấu chứng tỏ tác động này mang tính nhất quán (tính vững), ổn định và kết quả ước lượng về chiều hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là đáng tin cậy (tính hiệu quả).

3.5. Quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này theo phương pháp nghiên cứu định lượng được trình bày chi tiết trên đây. Quy trình thực hiện xử lý dữ liệu và phân tích hồi quy được thực hiện như sau:

- Bước 1: Thống kê mô tả và phân tích tương quan.

- Bước 2: Kiểm định các khuyết tật mô hình hồi quy tuyến tính như: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh.

- Bước 3: Phân tích hồi quy theo mô hình SGMM.

- Bước 4: Kiểm định tính phù hợp và tính vững của mô hình SGMM. - Bước 5: Thảo luận và giải thích kết quả nghiên cứu.

T ó m tắt Chương 3:

Dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong nước và nước ngoài như đã trình bày tại Chương 2 của luận văn, trong Chương 3 này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng.

Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất là mô hình hồi quy đa biến, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc là rủi ro tài chính (LNFR) và các nhóm biến độc lập là: cấu trúc vốn (DE, SDR, FAR), khả năng thanh toán (CR,

Biến nghi ên cứu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LNFR 170 4 0,514510 3 0,450068 1 - 1,996372 3,29023 9 DE 170 4 2 1,45522 9 2,09686 7 0,000682 6 33,0271 SDR 170 4 4 0,36042 5 0,206773 2 0,000682 9 0,96262 FAR 170 4 0,415391 2 0,23233 0,008848 2 0,977396 5 CR 170 4 1 3,0854 1 24,0033 7 0,160933 8 982,488 QR 170 4 1 2,22831 1 15,1341 4 0,075399 7 612,689 ALR 170 4 4,70624 6 37,4143 4 1,03027 8 1465,86 1 ROS 170 4 3 0,125474 4 0,350646 2,632925- 6 7,58672 ROA 170 4 1 0,07199 2 0,082463 0,7873918- 1 0,721875 IT 170 4 4 565,723 7 11957,6 4 0,004179 2 463522, FAT 170 4 5 4,53244 7 7,94167 7 0,007437 9 96,3053 TAT 170 4 1 1,02895 4 0,970705 6 0,001519 9 9,58880 ART 170 4 8,60631 6 17,0967 5 0,004035 1 263,625 8

QR, ALR), khả năng sinh lời (ROS, ROA), hiệu suất hoạt động (IT, FAT, TAT, ART).

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phân tích hồi quy theo mô hình SGMM với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 351 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 20 1 5 - 20 1 9. Để đảm bảo tính vững chắc và phù hợp của phương pháp phân tích hồi quy theo mô hình SGMM, tác giả thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy tuyến tính, kiểm định tính phù hợp và tính vững của mô hình SGMM. Kết quả các phương pháp nghiên cứu này sẽ được trình bày chi tiết tại nội dung Chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả thống kê mô tả - ma trận tương quan

4.1.1. Thống kê mô tả

Từ dữ liệu nghiên cứu thu thập được, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả chi tiết được thể hiện Bảng 4. 1 .

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w